Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 4 - Chủ điểm: Ngày tết quê em

Giáo án: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - Lớp 4

Chủ điểm : Ngày Tết quê em

I.MỤC TIÊU

a. Nhận thức

- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết ở quê hương.

- Hiểu thêm về món ăn và phong tục tập quán của quê hương vào ngày Tết

b. Kĩ năng

- Rèn cho HS một số KN: biết nói lời chúc mừng , làm một số sản phẩm trong ngày Tết

- Hình thành cho HS khả năng sáng tạo, sự khéo léo, cách diễn đạt ý

c. Thái độ

- Biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và kế thừa món ăn và phong tục truyền thống ở quê hương vào ngày Tết

- HS yêu thích , tự hào về ngày Tết cổ truyền ở quê hương

II CHUẨN BỊ

- GV: Nhạc bài hát,bao tải, ngôi sao, bức tranh về bánh chưng, hoa đào, đoàn tụ gia đình

- HS: hoa tươi, cành đào, hoa quả,

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3657Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 4 - Chủ điểm: Ngày tết quê em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - Lớp 4
Chủ điểm : Ngày Tết quê em
I.MỤC TIÊU
a. Nhận thức
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết ở quê hương.
- Hiểu thêm về món ăn và phong tục tập quán của quê hương vào ngày Tết
b. Kĩ năng
- Rèn cho HS một số KN: biết nói lời chúc mừng , làm một số sản phẩm trong ngày Tết
- Hình thành cho HS khả năng sáng tạo, sự khéo léo, cách diễn đạt ý
c. Thái độ
- Biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và kế thừa món ăn và phong tục truyền thống ở quê hương vào ngày Tết
- HS yêu thích , tự hào về ngày Tết cổ truyền ở quê hương
II CHUẨN BỊ
- GV: Nhạc bài hát,bao tải, ngôi sao, bức tranh về bánh chưng, hoa đào, đoàn tụ gia đình
- HS: hoa tươi, cành đào, hoa quả, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động: 
- GV cho hs xem vi deo (nhạc và hình ảnh) bài hát : Ngày Tết quê em
- HS cùng hòa nhịp với giai điệu bài hát
- Nghe xong bài hát, GV hỏi : Bài hát nói về điều gì ? ( không khí ngày Tết); Tên của bài hát là gì ? ( Ngày Tết quê em)
Mùa xuân đã về, Tết sắp đến . Tiết HĐGD hôm nay cô trò chúng mình sẽ cùng khám phá với chủ điểm : “Ngày Tết quê em”
Hoạt động 2 : Khám phá : 
Bước 1: GV Giới thiệu trò chơi : Bức tranh bí ẩn
Bước 2: Lớp trưởng điểu khiển
- Chia nhóm hoạt động : HS đếm số từ 1 đến 10 để có 3 đội chơi
- Cử đại diện BGK ( 3 bạn ở vị trí số 10)
Bước 3: Gv phổ biến cách chơi, luật chơi: 
Trước mặt các con là ba bức tranh bí ần. Nhiệm vụ của 3 đội chơi là lần lượt mở các mảnh ghép trên mỗi bức tranh bằng cách cứ hai bạn của mỗi đội đứng trong chiếc bao tải cùng nhảy từ vị trí xuất phát về đích . Tại đây hai bạn sẽ cùng nhau mở 1mảnh ghép bất kì trên bức tranh, sau đó chạy nhanh về đội mình. Hai bạn khác trong đội lại tiếp tục trò chơi để về đích mở những mảnh ghép, cứ như thế mở đến hết các mảnh ghép của mỗi bức tranh. Trong quá trình chơi, nếu bị ngã, đứng dậy chơi tiếp. Trong thời gian một bản nhạc, đội nào mở được bức tranh bí ẩn nhanh nhất đội đó sẽ được thưởng 3 ngôi sao , đội nào về nhì sẽ được 2 ngôi sao và đội về thứ 3 được 1ngôi sao.
- GV cho hai HS lên chơi thử
Bước 4: HS chơi trên nền nhạc bài : Ngày Tết quê em của nhạc sĩ Từ Huy
Bước 5: BGK tuyên bố kết quả, thưởng hoa cho các đội
Bước 6: Tìm hiểu nội dung từng bức tranh
*Bức tranh 1: Bức tranh vẽ gì ? (hoa đào )
 Hoa đào thường nở vào mùa nào ?(mùa xuân )
 Hoa đào thường có màu gì ? ( màu hồng)
GVKL: Hoa đào mang đến sắc xuân cho mọi người, mọi nhà mỗi dịp Tết đến. Đây là loại hoa biểu tượng của Miền Bắc.
*Bức tranh 2: + Bức tranh vẽ cái gì ? ( bánh chưng)
 + Hãy kể tên những nguyên liệu để làm bánh chưng
 + Sự tích nào giải thích sự hình thành loại bành này ? ( Bánh chưng, bánh dày)
GVKL: Đây là loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết
*Bức tranh 3: + Bức tranh vẽ cảnh gì ?(Đoàn tụ ngày Tết)
 + Vì sao em biết đó là cảnh đoàn tụ ngày Tết ? (Mọi người trong bức tranh đang ngồi bên mâm cỗ có bành chưng, trang trí hoa đào )
 + Gia đình em có đoàn tụ như thế không?
 + Mỗi khi như thế, em cảm thấy như thế nào ?
GVKL: Bức tranh vẽ cảnh đoàn tụ của gia đình trong ngày Tết cổ truyền . Đây là một phong tục hướng về nguồn cội của con người Việt Nam
Hoạt động 3 : Trải nghiệm 
Bước 1: Giới thiệu hoạt động : Vừa rồi các con đã được khám phá đôi nét về ngày Tết quê mình. Bây giờ các con sẽ được trải nghiệm vào các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết ở gia đình mình như là : Cắm hoa, trang trí cành đào, đóng vai nói lời chúc mừng , bày mâm ngũ quả.
Bước 2: Lớp trưởng chia nhóm theo sở thích, vừa nói vừa chỉ vị trí cho các nhóm
+ Những ai thích cắm hoa xin mời vào nhóm 1
+ Những ai thích trang trí cành đào xin mời vào nhóm 2
+ Những ai thích nói lời chúc mừng xin mời vào nhóm 3
+ Những ai thích bày mâm ngũ quả xin mời vào nhóm 4
Bước 3: Các nhóm làm việc , GV quan sát, theo dõi
Bước 4: Các nhóm trưng bày sản phẩm
Bước 5: Bình chọn sản phẩm 
+ Cả lớp bình chọn bằng cách giơ tay 
+ GV công bố kết quả 
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò :
 Cô thầy các sản phẩm của 4 nhóm đều rất đẹp, rất hay. Mỗi sản phảm có một ý nghĩa riêng . Với những sản phẩm này sẽ góp phần làm tăng thêm hương vị ngày tết trong mỗi gia đình. Tết đem đến cho chúng ta rất nhiều niềm vui; được khoe quần áo mới, được nhận lì xì từ người lớn, đi chơi,.Tuy nhiên, các con cần lưu ý không được nổ pháo, thả đèn trời, bắn pháo hoa,Cần thực hiện tốt các cam kết trong dịp Tết để mang lại cái Tết vui vẻ, bình an cho mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an HDGDNGLL chu diem Ngay Tet que em_12246906.docx