Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Năm học 2015 - 2016

 TRUYỀN THỐNG

 NHÀ TRƯỜNG -Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới.

-Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.

-Nghe giới thiệu về truyền thống của trường.

-Tập các bài hát qui định.

 CHĂM NGOAN,

 HỌC GIỎI -Nghe giới thiệu thư Bác Hồ.

-Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.

-Trao đổi về kinh nghiệm học tập ở THCS.

-Thi văn nghệ giữa các tổ.

 TÔN SƯ

 TRỌNG ĐẠO -Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy giáo, cô giáo trong trường.

-Lễ đăng kí “Tháng học tốt, tuần học tốt”.

-Trao đổi tâm tình và ca hát mừng ngày 20 – 11.

-Tổ chức kỉ niệm ngày 20 – 11.

 UỐNG NƯỚC

 NHỚ NGUỒN -Hội vui học tập.

-Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.

-Nghe nói chuyện về ngày 22 – 12.

-Vui văn nghệ.

 

doc 122 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1203Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HOẠT ĐỘNG:
1/ Về phương tiện hoạt động:
GVCN liên hệ mời báo cáo viên là cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tuyên huấn ở địa phương để nói chuyện cho HS.
Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận cho HS sau khi nghe nói chuyện.
2/ Về cách thức tổ chức hoạt động:
GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung nghe nói chuện và yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các gương sáng Đảng viên ở địa phương, quê hương.
Cử người điều khiển chương trình hoạt động.
Cử cán sự điều khiển chương trình văn nghệ.
Mời đại biểu
Phân công người: Kẻ tiêu đề, trang trí
Chuẩn bị hoa và khăn bàn.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
T
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
7’
25’
10’
Lớp trưởng
Lớp trưởng
Giáo viên
Lớp trưởng
Giáo viên
Lớp trưởng
Các học sinh
1/ Hoạt động 1: Mở đầu
Hát tập thể: 
 EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG
	 Mộng Lân
 Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng, sướng vui có Đảng tiên phong, có Đảng như ánh thái dương, sống yên vui trong tình yêu thương cuộc đời ngàn năm bừng sáng.
 Khăn quàng thắm vai em ghi chiến công anh hùng Cách mạng, tiếng thơm muôn đời còn vang, sáng ngời ý chí đấu tranh bước lên theo lý tưởng quang vinh của Đảng tiên phong dẫn đường.
 Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi. Ghi công ơn của Đảng tiền phong em sướng vui. Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta. Vui tung tăng vang ca có Đảng cuộc đời nở hoa.
 Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
 Giới thiệu báo cáo viên.
2/ Hoạt động 2:Nghe nói chuyện và thảo luận.
 Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện với lớp.
 Báo cáo viên nói chuyện với lớp về truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, về những Đảng viên ưu tú ở địa phương trong đấu tranh cách mạng, trong sản xuất, trong các hoạt động phong trào ở địa phương Báo cáo viên có thể sử dụng sơ đồ, tranh ảnh, các tư liệu cụ thể để minh họa.
 Trong quá trình nghe nói chuyện, HS có thể hỏi thêm hoặc đề nghị báo cáo viên giải đáp những điều chưa rõ.
 Sau khi nghe nói chuyện, người điều khiển cho lớp thảo luận.
 Lần lượt nêu các câu hỏi để các bạn trong lớp phát biểu ý kiến.
 Báo cáo viên tiếp tục làm cố vấn giúp lớp có thu hoạch tốt hơn.
3/ Hoạt động 3: Vui văn nghệ
 Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.
 Các học sinh lần lượt lên trình bày.
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 3’
Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
GVCN phát biểu ý kiến và cảm ơn báo cáo viên.
HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
Hoạt động:
CHÚNG EM CA HÁT
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
Phát huy khả năng văn nghệ của lớp; củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tin tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó, động viên HS phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Nội dung:
Những bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
2/ hình thức hoạt động:
Thi văn nghệ giữa các tổ.
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/ Về phương tiện hoạt động:
GVCN yêu cầu các tổ sưu tầm và luyện tập các bài hát, bài thơ về ngày tết cổ truyền của dân tộc, về mùa xuân và cảnh đẹp quê hương, đất nước.
GV giúp cán bộ văn nghệ soạn thảo các câu hỏi thi văn nghệ giữa các tổ.
Các tổ chuẩn bị nhạc cụ (nếu có)
BGK xây dựng thang điểm và cách thức chấm.
2/ Về cách thức tổ chức hoạt động:
GV nêu nội dung, hình thức “thi văn nghệ giữa các tổ”, yêu cầu các tổ chuẩn bị để tham gia.
Yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi: một đội 4 người+ đội trưởng.
Cử cán sự dẫn chương trình cuộc thi.
Cử BGK chấm điểm: có thể chấm điểm cho BGK từ 0->9. Điểm sẽ được chấm sau mỗi tiết mục biểu diễn.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
Tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Các đội
Người điều khiển
BGK
Các đội
Người điều khiển
Giáo viên chủ nhiệm
1/ Hoạt động 1: Mở đầu
Hát tập thể 
MÙA XUÂN VÀ TUỔI HOA
	Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
Trời thắm xanh cỏ xanh xanh sương long lanh gió ấm đầu cành, đưa mùa xuân đến nhanh nhanh nhanh. Đỏ sắc cờ và đổ màu hoa đỏ khăn hồng thắm trên vai em mùa xuân vui quá.
Mầm bé xinh nở xanh xanh đang rung rinh múa hát đầu cành đưa mùa xuân đến nhanh nhanh nhanh. Chị ong vàng là bạn cùng hoa chọn hương nồng đã bay tung tăng mùa xuân vui quá.
Chào mùa xuân chim ca vang chim chfo mùa nắng mới. Chào mùa xuân em múa ca mừng Tết muôn nhà. Một mùa xuân đẹp bao ước mơ, một mùa xuân đẹp như ý thơ, nghe tiếng chim vui tuổi hoa.
Nêu nội dung, hình thức hoạt động.
Nêu thể lệ “cuộc thi văn nghệ giữa các tổ”
Giới thiệu các đội thi
Giới thiệu ban giám khảo cuộc thi.
2/ Hoạt động 2: cuộc thi
Người dẫn chương trình nêu câu hỏi.
Các đội đưa tín hiệu (cờ) để giành quyền trả lời câu hỏi.
Người dẫn chương trình xin ý kiến của BGK.
BGK giơ thẻ cho điểm
Thư ký tính điểm. Điểm được ghi công khai trên bảng.
Trong cuộc thi: giữa các phần thi có thể ra một vài câu hỏi để cho các bạn HS không tham gia giải đáp.
Có quà trực tiếp cho những bạn có câu trả lời đúng trước tiên.
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Đánh giá, nhận xét:
Người dẫn chương trình công bố điểm của các đội th và trao phần thưởng cho đội có số điểm cao.
Nhận xét kết quả hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 4
Hoạt động:
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU 
TRONG HỌC KÌ II
YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt.
Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
Tích cực thực hiện các kỉ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
II.NÔI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
các chỉ iêu phấn đấu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong học kỳ II.
Các biện pháp về kế hoạch cụ thể.
2/Hình thức hoạt động:
Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
a/GVCN hướng dẫn lớp trưởng xây dựng một bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của lớp trong học kỳ II với những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể.
B/yêu cầu các tổ trưởng bàn bạc trong tổ xác định rõ các mặt còn yếu của tổ về học rập, kỷ luật để có hướng khắc phục; các mặt mạnh của tổ để tiếp tục phát huy Từ đó mỗi tổ xây dựng một bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện cụ thể của tổ để thực hiện được các chỉ tiêu.
C/Hướng dẫn lớp phó học tập xây dựng các câu hỏi thảo luận.
2/Về cách thức tổ chức hoạt động:
-GVCN yêu cầu mỗi HS suy nghĩ, tham gia thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của lớp trong học kỳ II; cử lớp trưởng điều khiển chung chương trình hoạt động; cử lớp phó điều khiển lớp thảo luận; phân công thư ký lớp ghi biên bản thảo luận; phân công cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI THỰC HIỆN
Tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Các tổ
Cán bộ lớp
Thư kí
Người điều khiển
Giáo viên chủ nhiệm
NỘI DUNG
1/hoạt động 1: Mở đầu
-Hát tập thể:
MÙA XUÂN TÌNH BẠN
Nhac và Lời: Cao Minh Khanh
Chào mùa xuân đến muôn hoa ngát hương, mặt hồ in bóng cây xanh lá xanh. Mùa xuân đến hoa tình bạn dưới mái trường. Chào mùa xuân đến chim ca líu lo. Tình bạn trong nắng xuân bao ước mơ. Dù mai đây xa mái trường thân yêu. Ơi! Tình bạn mùa xuân là một bài ca với bao tiếng cười. Vui tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa xân ngọt ngàohoa xinh tươi màu xuân .
-Lớp trưởng nêu lí do, nội dung hoạt động và giới thiệu chương trình hoạt động.
2/Hoạt động 2: xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu
-Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể các mặt của lớp và đề nghị các tổ trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của tổ mình
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
-Lớp phó phụ trách học tập cho lớp thảo luận một số câu hỏi để bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu phấn đấu của lớp.
-Lớp trưởng cho lớp biểu quyết các chỉ tiêu phấn đấu sau khi đã có thảo luận bổ sung.
-Thư kí lớp ghi vào biên bản của lớp.
3/Hoạt động 3: Thảo luận biện pháp thực hiện
-Lớp phó lần lượt nêu các câu hỏi cho lớp thảo luận
-Các ý kiền phát biểu tập trung làm rõ các mặt mạnh, yếu của lớp; góp ý cho cán bộ lớp; cán sự môn học và các bện pháp học tập; rèn luyện để đạt các chỉ tiêu đề ra.
-Thư kí lớp ghi biên bản thảo luận và thông qua biên bản.
4.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
-Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu , rèn luyện.
-Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm
	1.HS tự đánh giá :
	Tốt :	Khá :	TBình :	Yếu :
	2.Tổ HS tự đánh giá , xếp loại :
	Tốt :	Khá :	TBình :	Yếu :
	3.GVCN đánh giá ,xếp loại :
	Tốt :	Khá :	TBình :	Yếu :
chủ điểm tháng 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh
-Hiểu nội dung, ý nghĩa ngày thành lập đoàn (26 – 3-1931) và những nét lớn về truyền thống vẻ vang của Đoàn.
-Tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn
-Rèn luyện phong cách đội viên thiếu niên, tích cực trong học tập và sinh hoạt tập thể.
II.GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:
1.Tuần thứ nhất:
-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung và phương tiện hoạt động cho ngày 8-3 ( trước vài ngày )
-Tổ chức hoạt động “ chúng em ca hát mừng mẹ, mừng cô”
2.Tuần thứ hai:
-Học sinh nghe nói chuyện về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn.
3.Tuần thứ ba:
-Tổ chức hoạt động “ Gương sáng Đoàn viên”
4.Tuần thứ tư:
-Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26 –3
-Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
HOẠT ĐỘNG I
Hoạt động:
CHÚNG EM CA HÁT
MỪNG MẸ, MỪNG CÔ
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh
-Hiểu ý nghĩa ngày 8-3
-Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em, là sự tôn trọng và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Ý nghĩa ngày 8-3
-Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.
-Các bài hát, bài thơ, truyện kểvề mẹ, về cô giáo.
2/Hình thức hoạt động:
-Tặng hoa, chúc mừng ngày 8-3.
-Biểu diễn văn nghệ.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN:-Chuẩn bị một bản tóm tắt ý nghĩa ngày 8-3.
	 -Giao cho các học sinh chuẩn bị hoa
	 -Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về ngày 8-3
	 -Giúp cán sự văn nghệ xây dựng các câu hỏi vui
	 -Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các nhạc cụ đơn giản ( nếu có)
2/Về cách thức tổ chức hoạt động:
-Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động và thông báo cho cả lớp.
-Phân công và hướng dẫn học sinh chuẩn bị các công việc cần thiết cho hoạt động.
-Cử một học sinh nam hướng dẫn chương trình
-Phân công một số học sinh nam tặng hoa cho cô giáo và các đại biểu nữ, tặng qùa ngày 8-3 cho các bạnnữ trong lớp
.-Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ “ mừng me, mừng cô “.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
Tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
Người điều khiển
Tập thể
Người điều khiển
Giáo viên chủ nhiệm
1/hoạt động 1: Mở đầu
- Hát tập thể.
BÀN TAY MẸ
	Nhạc: Bùi Đình Thảo
 Lời ( Thơ ):Tạ Hữu Lên
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con.
“ Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống taymẹ đun.
Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon.
Trời gió rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con.
Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn”
CHO CON
 Nhạc: Phạm Trọng Cầu
Lời ( thơ ): Tấn Dũng
Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa
Mẹ sẽ là cánh hoa cho con cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con
Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền.
Ngày mai con khôn lớn bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
-Tuyên bố lí do: đọc bản tóm tắt ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ ngày 8-3lớp ta tổ chức hoạt động ca hát mừng mẹ, mừng cô.
-Giới thiệu đại biểu.
-Giới thiệu chương trinh họat động
2/Hoạt động 2: Chúc mừng
-Người điều khiển nói lời chúc mừng cô giáo, các đại biểu nữ và các bạn nữ trong lớp nhân ngày 8-3.
-Các bạn học sinh nam đã được phân công lên tặng hoa cô giáo và đại biểu nữ, tặng quà cho các bạn gái trong lớp.
-Đại diện học sinh nữ phát biểu ý kiến.
3/Hoạt động 3: Vui văn nghệ “Mừng mẹ, mừng cô”
-Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp và các trò chơi văn nghệ đã đ]ợc chuẩn bị. 
-Mời cô giáo và các đại biểu cùng tham gia với lớp.
4.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG :
-Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động
-GVCN phát biểu ý kiến.
Hoạt động hai:
Nghe nói chuyện về ngày thành lập Đoàn
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC :
Giúp học sinh:
-Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn ( 26/3/1931) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn.
-Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn ,tôn trọng tổ chức Đoàn.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Nội dung :
-Lịch sử ngày thành lập Đoàn
-Các truyền thống vẻ vang của Đoàn ,các gương đoàn viên tiêu biểu
2/Hình thức hoạt động:
-Nghe nói chuyện
-Hỏi đáp
-Văn nghệ
III.CHUẨN BỊ HOẠT DỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN yêu cầu báo cáo viên cung cấp cho HS các thông tin về đoàn
-Ngày, tháng, năm thành lập đoàn
-Ý nghĩa ngày thành lập đoàn
-Đoàn đã đổi tên bao nhiêu lần ? Tại sao?
-Cho đến nay đoàn đã qua mấy kỳ đại hội
-Các phong trào lớn của đoàn từ trước đến nay
-Những ai là bí thư thứ nhất TƯ đoàn? Hiện nay bí thư thứ nhất TƯ đoàn?
-Các phong traò của đoàn hiện nay vẫn còn giá trị
-Một vài gương đoàn viên tiêu biểu
-Một vài thông tin về đoàn trường ta.
GV yêu cầu cán sự văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
2/Về cách thức tổ chức hoạt động:
GVCN:-Mời báo cáo viên nói chuyện về ngày thành lập đoàn
-Thông báo về kế hoạch và yêu cầu về tiết hoạt động ngoài giờ cho cả lớp biết
-Phân công cán sự điều khiển chương trình hoạt động, điều khiển chương trình văn nghệ, trang trí
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
Tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Báo cáo viên
Học sinh
Người điều khiển
Học sinh
Người điều khiển
Giáo viên chủ nhiệm
1/Hoạt động 1:
-Hát tập thể:
Lên đàng
Nhạc : Lưu Hữu Phước
Lời : Huỳnh Văn Tiểng – Lưu Hữu Phước.
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng kiếm nguồn tưới sáng. Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông, từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng, đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.
Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàn cầu khá trong năm châu, cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn non sông tưng bừng, đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai.
Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng. Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần, khuông phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng, thề hy sinh đến cùng nhìn non sông thẳng xông.
-Nêu lí do hoạt động, nội dung hoạt động
-Giới thiệu chương trình hoạt động
-Giới thiệu báo cáo viên.
2/Hoạt động 2: Nghe nói chuyện
-Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện
-Báo cáo viên nói chuyện có thể minh hoạ bằng tranh ảnh, số liệu
-Học sinh hỏi, báo cáo viên giải đáp.
3/Hoạt động 3: Văn nghệ
-Người điều khiển giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.
-Các HS lên trình bày
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động
-GVCN phát biểu ý kiến.
Hoạt động ba:
GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử , truyền thống vẻ vang của đoàn
-Tự hào và tin yêu đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên
-Học tập, rèn luyện theo các gương sáng đoàn viên.
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Các gương sáng đoàn viên trong học tập, lao động, biết vượt khó vươn lên
-Các gương sáng đoàn viên trong trường và ở địa phương
-Các gương đoàn viên qua các bài thơ, bài hát..
2/Hình thức hoạt động:
-Thi kể chuyện gương sáng đoàn viên giữa các tổ bằng các hình thức đa dạng phong phú như đọc thơ, hát, kể những chuyện đọc trong sách, báo hay những chuyện có thật trong thực tiễn mà em biết.
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN:
-Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về các gương sáng đoàn viên trong đấu tranh cách mạng và các gương sáng đoàn viên trong học tập, sản xuất, trong các phong trào tình nguyện hiện nay cả trong và ngoài nhà trường, xã hội trong sách báo, thơ ca, tranh ảnh
-Xây dựng các câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu và kể chuyện gương sáng đoàn viên.
-Đề nghị cán sự văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong quá trình hoạt động ( các bài hát ca ngợi đoàn và gương sáng đoàn viên)
2/Về cách thức tổ chức hoạt động:
GVCN:
-Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu cho hoạt động
-Phân công cho HS chuẩn bị các công việc cần thiết : phiếu để bốc thăm, hộp phiếu, phần thưởng, trang trí
-Cử người dẫn chương trình hoạt động
-Cử ban giám khảo chấm điểm
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
Tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
BGK
Người điều khiển
Giáo viên chủ nhiệm
Người điều khiển
1/Hoạt động 1: Mở đầu
-Hát tập thể
Tiến lên đoàn viên
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng
Đây thời niên thiếu hát ca vang lừng
Khăn quàng đỏ tươi em đeo em mến yêu
Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến thêm.
Khi còn niên thiếu luôn luôn gắng nghe lời
Mai này khôn lớn tiến lên dựng đời
Hoà bình tự do tay ta xây đắp nên
Khắp nơi vang lừng tiếng kèn gọi tiến lên
ĐK: Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày
Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này
Tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong
Bước theo lá cờ nhuộm màu đấu tranh
-Người dẫn chương trình nêu lí do, nội dung, hình thức hoạt động
-Giới thiệu ban giám khảo
2/Hoạt động 2: Cuộc thi
-Người dẫn chương trình mời các tổ lên bốc thăm, tổ có tín hiệu trước sẽ cử đại diện lên bốc thăm trước
-Học sinh lên bốc thăm sẽ nói to mình bốc được phiếu số mấy, người dẫn chương trình đọc câu hỏi, học sinh giải đáp
-Ban giám khảo chấm điểm
-Học sinh nào không ứng đáp được hoặc ứng đáp sai sẽ không có điểm . Câu trả lời đó sẽ chuyển đổi tổ khác
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Người dẫn chương trình:
-Công bố kết quả cuộc thi, biểu dương và phát thưởng
-Nhận xét tinh thần thái độ tham gia cuộc thi của các tổ
-Tuyên bố kết thúc hoạt động.
Hoạt động tư:
Chuẩn bị tham gia hội trại 26 – 3
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung ý nghĩa của hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức
-Uûng hộ hoạt động hội trại, có ý thức và tinh thần trách nhiệm sẵn sàng tham gia
-Tích cực thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Các nội dung, nhiệm vụ lớp được giao để tham gia hội trại như: hình thức dựng trại, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao
-Kế hoạch cguẩn bị của lớp
2/Hình thức hoạt động:
-Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN:
-Có trong tay bản nội dung, kế hoạch tổ chức hội trại 26 – 3 của nhà trường, trong đó có các nội dung, nhiệm vụ nhà trường yêu cầu lớp phải thực hiện
-Chuẩn bị các câu hỏi để lớp thảo luận
+Bạn hiểu ý nghĩa của hội trại 26 – 3 là gì?
+Theo bạn, nên đặt tên gì cho trại của bạn?
2/Về cách thức tổ chức hoạt động:
GVCN:
-Thông báo cho cả lớp về mục đích yêu c

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat_dong_NGLL_6.doc