Giáo án Khoa học 4 - Bài 28 - Bảo vệ nguồn nước

BÀI 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:

• Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước

• Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

• Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải, .

2. Kỹ năng

- Quan sát tranh (ảnh)

- Thảo luận nhóm.

- Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ nguồn nước.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, không vứt rác thải bừa bải xuống nước.

- Cùng chung tay dọn dẹp rác, tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: máy chiếu, giáo án điện tử

- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, tẩy, thước, giấy A4, màu vẽ,

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 4733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Bài 28 - Bảo vệ nguồn nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10/2017 Giáo án môn: Khoa Học
Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Thương Lớp: 4
BÀI 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước
Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải, ...
2. Kỹ năng
- Quan sát tranh (ảnh)
- Thảo luận nhóm.
- Vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ nguồn nước.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, không vứt rác thải bừa bải xuống nước.
- Cùng chung tay dọn dẹp rác, tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: máy chiếu, giáo án điện tử
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, tẩy, thước, giấy A4, màu vẽ,
III/ HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- Máy chiếu
- Quan sát
- Hỏi – đáp
- Thảo luận nhóm.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
THỜI GIAN
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số cách làm sạch nước?
- Tại sao phải đun sôi nước trước khi uống?
3. Bài mới:	
Giới thiệu bài: Ở tiết trước cô và các em đã được tìm hiểu 
về những cách làm sạch nước. Vậy làm sao để chúng ta có nguồn nước sạch để sử dụng lâu dài thì hôm nay cô và các em sẽ cùng đến với bài 28: Bảo vệ nguồn nước.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu:
+ HS biết những việc nên hay không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 3 phút ) quan sát các hình trong SGK/ 58,59 và trả lời câu hỏi:
+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình?
+ Theo em những việc đó nên hay không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
Sau khi hết thời gian thảo luận, GV gọi từng nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại chú ý nhận xét bổ sung, sửa lỗi cho nhóm bạn.
- GV nhận xét. 
Hỏi: 
1. Để bảo vệ nguồn nước, em, gia đình và địa phương của em nên và không nên làm gì?
 2. Em sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức: 
Để bảo vệ nguồn nước, cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
Xây dựng nhà tiêu tự hoại nhà tiêu hai ngăn, để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước.
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa; xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu:
+ Cam kết thực hiện bảo vệ 
nguồn nước.
+ Vẽ tranh cổ động tuyên 
 truyền bảo vệ nguồn nước.
- GV chia 4 nhóm và giao 
nhiệm vụ cho các nhóm: 
(15 phút)
@ Xây dựng bảng cam kết bảo vệ nguồn nước.
@ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người bảo vệ nguồn nước.
@ Phân công thành viên thực 
hiện nhiệm của mình.
- Trong quá trình thực hành GV chú ý quan sát, giúp đỡ.
- Sau khi hết thời gian, GV yêu 
cầu các nhóm lần lượt treo bài 
của nhóm mình lên bảng và giới thiệu về sản phẩm của nhóm 
mình.
- GV nhận xét và tuyên dương 
các sáng kiến cổ động. Tranh 
hay hoặc xấu không quan trọng..
4. Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS nêu lại tên bài học; những việc nên và không nên 
làm để bảo vệ nguồn nước.
- Giáo dục các em có ý thức bảo vệ nguồn nước nơi mình đang 
sinh sống.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài 29.
- Hát 
– 2-3HS trả lời bài cũ – Lọc nhước, khử trùng nước, đun sôi nước.
- Để diệt hết vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- HS chú ý lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
- HS cùng suy nghĩ, thảo luận.
+ Hình 1: Biển cấm đục ống nước, để cảnh báo mọi người không được đục ống nước, làm cho chất bẩn ngấm vào nguồn nước.
+ Hình 2: Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác bị chết.
+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường đất vì những chai lọ, túi nhựa rất khó phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh.
+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch ngầm và muỗi không có nơi sinh sản.
+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải để nước thải không bị rò rĩ ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.
- Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm còn lại chú ý lắng nghe. Nhận xét.
 - Không nên: vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông suối,
- Nên làm: 
Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước; Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước; Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải , ...
- Không vứt rác thải bừa bãi xuống ao hồ, sông suối; tham gia những buổi tổng vệ sinh ở nơi em sinh sống
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 - HS nêu lại.
- HS lắng nghe
1 phút 
3 phút 
3 phút
13phút
20phút
5 phút 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 28 Bao ve nguon nuoc_12298169.docx