Giáo án Khoa học 5 - Tuần 12 - Tiết 23, 24

Khoa học

TIẾT 23 : SẮT, GANG, THÉP

(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồ dùng làm bằng gang, thép.

- Nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng.

- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép.

2. Kĩ năng: Rèn HS biết cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà.

3. Thái độ: Giaó dục HS ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. CHUẨN BỊ:

· GV: Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 / SGK.Đinh, dây thép (cũ và mới).

· HS: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tuần 12 - Tiết 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
TIẾT 23 : SẮT, GANG, THÉP
(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồ dùng làm bằng gang, thép.
- Nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng.
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép.
2. Kĩ năng: Rèn HS biết cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà.
3. Thái độ: Giaó dục HS ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 / SGK.Đinh, dây thép (cũ và mới).	
HSø: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Tre, mây, song.
- Em hãy kể tên một số đồ dùng được làm bằng mây, tre, song ? .
- Nêu cách bảo quản các vật dụng trên?
GV nhận xét - cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin 
Mục tiêu : HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng.
Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
GV phát phiếu học tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6 .
- So sánh một chiếc đinh mới hoặc một đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ bạn có nhận xét gì về màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của chúng.
- So sánh nồi gang và nồi nhôm cùng cỡ, nồi nào nặng hơn.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
GV chốt ý, cho HS xem: đinh , nồi gang và nồi nhôm .
v	Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận . 
Mục tiêu : HS kể được tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. Nêu được cách bảo quản 1 số đồ dùng bằng gang, thép.
Bước 1: 
- GV giảng : Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt thực chất được làm bằng thép .
Bước 2: (làm việc nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS quan sát các H 48, 49 SGK và nêu câu hỏi :
- Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ?
à GV chốt ý .
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
à GV chốt ý . 
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học
Em hãy nêu nội dung bài học.
Thi đua: Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép và giới thiệu hiểu biết của bạn về các vật liệu làm ra các vật dụng đó.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Đồng và hợp kim của đồng.
Nhận xét tiết học .
Hát .
Rổ, rá, bàn ghế, tủ, nôi...
Những đồ dùng trong gia đình được làm từ mây, tre, song thường được sơn dầu để bảo quản , chống ẩm mốc .
Hoạt động nhóm – lớp 
- HS nhận phiếu học tập .
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các vật được đem đến lớp và thảo luận các câu hỏi có trong phiếu học tập.
Chiếc đinh mới và đoạn dây thép mới đếu có màu xám trắng, có ánh kim chiếc đinh thì cứng, dây thép thì dẻo, dễ uốn.
Chiếc đinh gỉ và dây thép gỉ có màu nâu của gỉ sắt, không có ánh kim, giòn, dễ gãy.
Nồi gang nặng hơn nồi nhôm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động lớp
HS lắng nghe .
HS quan sát trả lời theo nhóm đôi .
- Thép được sử dụng :
H1 : Đường ray tàu hỏa
H2 : Lan can nhà ở
H3 : Cầu; H5 : Dao , kéo, dây thép
H6 : Các dcụ được dùng để mở ốc, vít .
- Gang được sử dụng :
H4 : Nồi 
- Máy xay thịt
- Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang vì chúng giòn , dễ vỡ . Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc , dao, kéo ,.dễ bị gỉ, vì vậy khi dùng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo .
Hoạt động nhóm 
- HS nêu ghi nhớ / 47 .
- Các nhóm thi đua.
Kiểm tra
KNS
Thảo luận
Trực quan
KNS
Giảng giải
Trực quan
Hỏi đáp
HCM
MT
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Khoa học
TIẾT 24 : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 	
- HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Nêu được nguồn gốc của đồng, hợp kim của đồng và 1 số tính chất của đồng.
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
2. Kĩ năng: 	
- HS biết cách bảo quản đổ dùng đồng có trong nhà.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS, MT (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. CHUẨN BỊ: 
GV : - Hình vẽ trong SGK trang 50, 51/ SGK .Một số dây đồng.
HS : - Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sắt, gang, thép.
- Các hợp kim của sắt được dùng làm gì ?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn ? 
- GV nhận xét – cho điểm .
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của đồng.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
à GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu : HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
Bước 2: Chữa bài tập.
à GV chốt: Đồng là kim loại. Đồng- thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng.
v	Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu : HS kể được tên 1 số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu được cách bảo quản 1 số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK.
Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
GV nhận xét, chốt ý.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Ôn lại nội dung bài học.
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.
Thi đua: Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu với các bạn hiểu biết của em về vật liệu ấy. GV nhxét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Nhôm.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- Hs làm BT trắc nghiệm
Lớp nhận xét .
Hoạt động nhóm - lớp 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
Dây đồng màu đỏ, sáng bóng, dẻo, dễ uốn .
Hoạt động cá nhân 
Phiếu học tập
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- HS trình bày bài làm của mình.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm – lớp 
HS quan sát theo nhóm , trả lời.
 Súng, đúc tượng, nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng
 Nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
- để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh bóng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại .
Hoạt động nhóm – lớp 
- HS nêu nội dung ghi nhớ / 51 .
- Các nhóm thi đua.
Kiểm tra
KNS
Thảo luận
Trình bày
KNS
Thực hành
HCM
MT
Thảo luận
Trình bày
Củng cố
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC.doc