Khoa học
Tiết 35 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
(Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyền từ thể này sang thể khác. Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyền từ thể này sang thể khác.
2. Kĩ năng: Rèn HS biết phân biệt 3 thể của chất.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)
II. CHUẨN BỊ:
· GV: Hình vẽ trong SGK trang 64, 65. Bảng nhóm.
· HS: SGK , VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khoa học Tiết 35 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT (Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyền từ thể này sang thể khác. Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể tên một số chất có thể chuyền từ thể này sang thể khác. 2. Kĩ năng: Rèn HS biết phân biệt 3 thể của chất. 3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học. * Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp) II. CHUẨN BỊ: GV: Hình vẽ trong SGK trang 64, 65. Bảng nhóm. HSø: SGK , VBT . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập – Kiểm tra HKI. GV nhận xét bài thi. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “Phân biệt 3 thể của chất”. Mục tiêu : Phân biệt được 3 thể của chất. GV chia thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi. Nhóm nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc. Bảng 3 thể của chất. Rắn Lỏng Khí Bột Rượu Các-bô-níc Cát Dầu ăn Ô-xi Muối Nước Ni-tơ Chất dẻo Xăng Đất sét Gỗ Nhôm Đường Dựa vào đâu để chúng ta : Phân biệt 1 chất ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí? Quan sát hình 1a, b, c hình nào giúp chúng ta hình dung được đó là thể rắn, thể lỏng hay thể khí? à Kết luận: Các chất ở thể rắn có hình dạng nhất định. Chất lỏng có thể chảy lan ra mọi phía và không có hình dạng nhất định. Chất khí ta không thể nhìn thấy chất ở thể khí. v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập. Mục tiêu: Phân biệt hỗn hợp ở 3 thể. - GV phát cho mỗi HS 1 phiếu học tập. - Yêu cầu HS hoàn chỉnh các bài tập . Phiếu học tập. 1. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 4, hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. 2. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời bạn cho là đúng. a) Sáp ở thể lỏng và thể khí khi: Nhiệt độ cao Nhiệt độ thấp Nhiệt độ bình thường b) Thuỷ tinh ở thể lỏng khi: Nhiệt độâ cao Nhiệt độ thấp Nhiệt độ bình thường c) Ni-tơ ở thể lỏng khi: Nhiệt độâ cao Nhiệt độ thấp Nhiệt độ bình thường Nhiệt độ bình thường - GV theo dõi , giúp đỡ HS chậm . GV gọi một số hs lên sửa bài . GV nhận xét – chốt kết quả đúng . à Kết luận: Khi nhiệt độ thay đổi, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Sự biến đổi này gọi là sự biến đổi vật lí. v Hoạt động 3: Củng cố Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học, - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết – dặn dò: Chuẩn bị: Hỗn hợp. Nhận xét tiết học . Hát HS rút kinh nghiệm Hoạt động lớp HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Các nhóm cử đại diện lên chơi. Lần lượt từng người tham gia chơi (hình dạng). HS trình bày . + 1a: rắn – 1b: lỏng – 1c: khí - Hs nhắc lại Hoạt động lớp – nhóm - HS nhận phiếu bài tập . HS làm bài tập trong phiếu học tập. - HS lần lượt sửa . - Lớp nhận xét . Hoạt động lớp Các nhóm làm việc viết tên các chất ở 3 thể dán phiếu của mình lên bảng. Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc. - Lớp nhận xét . Truyền đạt KNS Trò chơi Thực hành Hỏi đáp Truyền đạt KNS Thực hành HCM Trò chơi Rút kinh nghiệm : Khoa học Tiết 36: HỖN HỢP (Mức độ liên hệ: Bộ phận/liên hệ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách tạo ra hỗn hợp, biết khái niệm về hỗn hợp; Kể tên một số hỗn hợp. 2. Kĩ năng: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp. 3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học. * Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp) II. CHUẨN BỊ: GV : - Hình vẽ trong SGK trang 75 . - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), ly (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn. HS : SGK , VBT . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất - Nuớc tồn tại ở những thể nào ? - Khi nào nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác ? - GV nhận xét – chấm điểm . 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”. Mục tiêu : Thí nghiệm về trộn gia vị. Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV cho HS làm việc theo nhóm. a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. b) Thảo luận câu hỏi: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào? Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị. Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị Hỗn hợp là gì? à Kết luận : Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp. v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận Mục tiêu : Tìm hiểu về hỗn hợp Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời. Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình. Hình Công việc Kết quả 1 Xay thóc Trấu lẫn với gạo 2 Sàng Trấu riêng, gạo riêng 3 Giã gạo Cám lẫn với gạo 4 Giần, sảy Cám riêng, gạo riêng Kể tên các thành phần của không khí. Không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết. Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan, v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp. Mục tiêu: Biết tách các chất trong hỗn hợp. Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng . Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước Chuẩn bị:Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Bài 3: Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn . Chuẩn bị : gạo , chậu nước , sạn . 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Dung dịch . Nhận xét tiết học. Hát Nước tồn tại ở cả 3 thể : rắn , lỏng và khí. - Nước có thể chuyển tử thể này sang thể khác dưới sự ảnh hửng của nhiệt độ . Hoạt động nhóm – lớp Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành và thảo luận theo yêu cầu Đại diện các nhóm nhận xét và trình bày Nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Hoạt động nhóm - cá nhân - HS quan sát hình 1 à 4 / 66 . Đại diện các nhóm trình bày. + Không khí : khí ô-xi , ni tơ , bụi , vi khuẩn ,... + Không khí là hỗn hợp. + Muối mè , cát và đá , gạo và thóc Hoạt động nhóm – lớp Hs thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài). - Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc. - Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước - Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới . Hs lắng nghe Kiểm tra KNS Thực hành Thảo luận Thuyết trình KNS Trực quan Thực hành Hỏi đáp MT Thực hành Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: