Giáo án Khối 4 - Tuần 20

ĐẠO ĐỨC

Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( tiết 2 )

I. Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

* HSTC: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

* GDKNS: - Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số câu ca dao, ô chữ

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 41 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó 
và mẫu số bằng 1.
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39:	LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu: 
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì ? (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ để HS làm bài tập 3 .
- Bảng phụ viết từng câu văn ở bài tập1 ( phần luyện tập )
- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp nếu có.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những câu tục ngữ nói về “Tài năng” 
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong BT3 và trả lời câu hỏi ở BT 4.
- Nhận xét, kết luận 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã nắm được CN, VN, ý nghĩa của CN trong câu kể Ai làm gì? Đây là một kiểu câu được sử dụng nhiều trong nói và viết. Tiết học hôm nay, giúp các em luyện tập để nắm chắc cấu tạo và cách sử dụng kiểu câu này. 
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài tìm các câu kiểu Ai làm gì ? có trong đoạn văn.
+ Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS Nhận xét, chữa bài cho bạn 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng xác định chủ ngữ, vị ngữ ở các câu vừa tìm được trong các tờ phiếu. 
+ Nhận xét, chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Treo tranh minh hoạ cảnh Hs đang làm trực nhật lớp.
+ GV nhắc HS: Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em (cả tổ không phải một mình em) cần viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người không cần viết hoàn chỉnh cả bài.
+ Đoạn văn có một số câu kể Ai làm gì ?
+ Yêu cầu HS viết đoạn văn.
+ Mời một số em làm trong phiếu mang lên dán trên bảng.
- Mời một số HS đọc đoạn văn của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc bài làm. GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho HS.
4. Củng cố:
- Đọc ghi nhớ về câu kể Ai làm gì? 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu)
- 3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ, tục ngữ.
- 2 HS đứng tại chỗ đọc.
- Hs lắng nghe 
- Một HS đọc thành tiếng, trao đổi, thảo luận cặp đôi.
+ HS tiếp nối phát biểu, HS dưới lớp đánh dấu vào các câu kiểu Ai làm gì ? trong đoạn văn.
+ Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
+ Một số chiến sĩ thả câu.
+ Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. 
+ Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng. 
+ Tàu chúng tô / buông neo trong vùng 
 CN VN
biển Trưòng Sa.
 .
+ Một số chiến sĩ / thả câu.
 CN VN
+ Một số khác / quây quần trên boong 
 CN VN 
sau ca hát, thổi sáo. 
+ Cá heo / gọi nhau quây đến quanh tàu 
 CN VN
như để chia vui.
- Một HS đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối đọc đoạn văn mình viết.
- Sáng hôm ấy, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng. Chúng em bắt tay vào công việc ngay. Hai bạn Hương và Hoa quét thật sạch nền lớp. Bạn Hùng và Nam thì kê lại bàn ghế cho ngay ngắn. Bạn Khương lau bàn ghế của cô giáo và lau bảng cho thật đen, còn em thì thì sắp xếp lại các đồ dùng trên cái tủ kê bên bàn cô giáo cho thật ngay ngắn, ngăn nắp. Phút chốc lớp học đã sạch sẽ, mọi công việc đã làm xong.
- 1-2 HS
********************************************
THỂ DỤC
Tiết 39: 	ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI.
TRÒ CHƠI: “THĂNG BẰNG”
Giáo viên bộ môn 
********************************************
Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2017
KỂ CHUYỆN
Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện:
- HS sưu tầm các truyện có nội dung nói về nhân vật là một người có tài năng 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Bác đánh cá và gã hung thần bằng lời của mình.
- Gọi 1 HS đọc phần kết truyện với tình huống Bác đánh cá lừa con quỷ chui trở lại vào cái chai, nắp chai lại và ném xuống biển sâu.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà.
- Các em đã được nghe và được đọc nhiều câu chuyện ca ngợi tài năng, trí tuệ, sức khoẻ của con người.
- Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất về các câu chuyện đó.
b) Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, một người có tài.
- Y/c học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện.
+ Em còn biết những câu chuyện nào có nhân vật là người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau ?
- Hãy kể cho bạn nghe.
+ Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện.
* Kể trong nhóm:
- HS thực hành kể trong nhóm đôi.
- GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý:
+ Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa thì sẽ được cộng thêm điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Khen HS kể tốt.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
- HS GS.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
+ Truyện nhà bác học Lương Định Của; Ông Phùng Khắc Khoan và nắm hạt giống . ..
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về “Vua máy tính Bin Ghết” một trong những nhà giàu nhất hành tinh.
+ Tôi xin kể câu chuyện “Ông Phùng Hưng đánh hổ”. Nhân vật chính là ông Phùng Hưng là người tài cao chí lớn yêu dân đánh chết hổ để bảo vệ dân làng Đường Lâm sau đó dựng cờ chống giặc ngoại xâm.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện.
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ?
+ Chi tiết nào trong chuyện làm bạn cảm động nhất ? Vì sao bạn yêu thích nhân vật trong câu chuyện ?
+ Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì ?
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
TẬP ĐỌC 
Tiết 40: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với ND tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người việt nam. (trả lời đuợc các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ảnh trống đồng Đông Sơn (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét từng HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nước VN ta tự hào có một nền văn hoá từ lâu đời. Trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng đó. Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quặt và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật nảy thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc đất huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là văn hoá Đông Sơn. Trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là trống đồng Đông Sơn. 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng 
- Giải nghĩa từ
- Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc khổ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được miêu tả như thế nào ? 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên mặt trống ?
+ Vì sao nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta ?
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm cả bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- ND của bài này nói lên điều gì?
- Hỏi: Bài văn cho chúng ta biết điều gì? 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- Hs đọc 
- Hs lắng nghe 
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Niềm tự hào  đến hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Nổi bật trên hoa văn...đến yên vui của người dân.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng về cả hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
+ Giữa mặt trống là ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc. 
+ Cho biết sự phong phú đa dạng của trống đồng Đông Sơn.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ.
+ Vì hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác (ngôi sao, những hình tròn, chim bay, hươu nai, đàn cá lội, ghép đôi muông tú...) chỉ góp phần thể hiện con người - con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên; con người nhân hậu; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc ấm no.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quí giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời, bền vững.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
- Tiếp nối đọc từng đoạn.
- 2 đến 3 HS đọc diễn cảm cả bài.
- Bộ sưu tập trống Đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. 
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
TOÁN
Tiết 98: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1. (Bài tập 1; 3.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình hoặc các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu cách viết thương của hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
+ Nhận xét 
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về phân số và phép chia số tự nhiên. 
b) Ví dụ 1.
+ GV nêu: Có 2 quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phân bằng nhau Vân ăn 1 quả cam và quả cam. 
- Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.
+ GV nêu y/c học sinh sử dụng đồ dùng học toán 4 biểu diễn.
c) Ví dụ 2: 
+ GV nêu: Chia 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của 4 người ?
+ GV hướng dẫn HS dựa vào đồ dùng học tập để tìm ra kết quả.
+ Yêu cầu nêu kết quả tìm được.
d) Nhận xét: 
+ Vậy muốn biết có 5 quả cam chia cho 4 người thì mỗi người nhận được bao nhiêu phần quả cam ta làm như thế nào ? 
+ GV nêu tiếp : vì quả cam bao gồm 1 quả cam và quả cam, do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam, ta viết: > 1.
- Hướng dẫn HS quan sát và so sánh tử số với mẫu số của phân số để đưa ra nhận xét.
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
+ Tương tự GV hướng dẫn HS nhận biết phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1. Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
+ Y/c HS cho ví dụ đối với từng trường hợp
+ Gọi HS nhắc lại nhận xét.
* Thực hành: 
Bài 1 
- Gọi học sinh nêu đề bài xác định nội dung 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
Bài 3.
+ Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
+ Hỏi: Phân số như thế nào thì lớn hơn 1 ?
+ Phân số như thế nào thì bằng 1 ?
+Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả so sánh.
- Nhận xét từng học sinh.
4. Củng cố:
- Nhắc lại kết luận SGK. 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hs lắng nghe 
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Nhẩm và tính ăn 1 quả tức là ăn 4 phần; ăn thêm quả là ăn thêm 1 phần.
+ Tl: Vân đã ăn tất cả là (quả cam)
+ Thực hiện nhận biết trên đồ dùng học tập.
+ Nêu cách làm kết hợp thao tác trên đồ dùng học tập: Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau, lần lượt chia cho mỗi người 1 phần, tức là của từng quả cam sau 5 lần chia mỗi người được 5 phần quả cam hay quả cam.
+ Mỗi người nhận được quả cam.
+ Ta lấy 5 : 4 = . 
+ Lắng nghe.
+ So sánh phân số có tử số là 5 lớn hơn mẫu số 4 nên phân số > 1. 
+ Thao tác trên đồ dùng học tập để rút
 kết luận phân số có tử số 4 bằng mẫu số 4 nên phân số = 1. 
+ Phân số có tử số 1 bé hơn mẫu số 4 nên phân số < 1.
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.
- Hai em lên bảng sửa bài.
 9 : 7 = ; 8 : 5 =;
19 : 11 = ; 2 : 15 = ; 3 : 3 = 
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trao đổi.
+ HS trả lời.
+ Thực hiện vào vở, một HS lên bảng viết các phân số.
+ Phân số nhỏ hơn 1 là: ; ; 
+ Phân số bằng 1 là: 
+ Phân số lớn hơn một là: ; .
- Hai em nhắc lại.
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
LỊCH SỬ 
Tiết 39: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG	
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng).
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ XD lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Nam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gưom cho Rùa thần).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trong SGK phóng to.
 - PHT của HS.
 - GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày hoàn cảnh nước ta cuối thời Trần ?
- Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ?
- GV nhận xét
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu. 
b) Hướng dẫn các hoạt động:
*Hoạt động cả lớp:
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng.
 GV hỏi :
- Thung lũng chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
- Thung lũng này có hình như thế nào ?
- Hai bên thung lũng là gì ?
- Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
* Hoạt động nhóm:
- Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm :
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
- GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
- GV nhận xét,kết luận.
* Hoạt động cả lớp:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng.
- Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
 - Mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng là gì?
- Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
- Sau trận chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
- GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
4. Củng cố:
- GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
- Cho HS đọc bài ở trong khung.
- Nêu ý nghĩa trận Chi Lăng.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS cả lớp lắng nghe GV trình bày.
- HS quan sát lược đồ và đọc SGK.
- Tỉnh Lạng sơn. 
- Hẹp có hình bầu dục.
- Núi đá và núi đất.
- Có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ .
- HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời.
- Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
- Giả vờ thua để nhử giặc vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
- Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
- Khiếp sợ, xin hàng và rút về nước.
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
KĨ THUẬT 
Tiết 20: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA 
I. Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu: hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn các hoạt động:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. 
- Hdẫn HS đọc nội dung 1 SGK. Hỏi:
+ Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
+ Ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau, hoa? 
+ Theo em, dùng loại phân nào là tốt nhất?
- GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS và kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK và y/c HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
* Cuốc: Lưỡi cuốc và cán cuốc.
+ Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì? 
+ Cuốc được dùng để làm gì ?
* Dầm xới:
+ Lưỡi và cán dầm xới làm bằng gì ? 
+ Dầm xới được dùng để làm gì ?
* Cào: có hai loại: Cáo sắt, cào gỗ.
- Cào gỗ: cán và lưỡi làm bằng gỗ 
- Cào sắt: Lưỡi làm bằng sắt, cán làm bằng gỗ. 
+ Hỏi: Theo em cào được dùng để làm gì?
* Vồ đập đất: 
+ Hỏi: Quan sát H.4b, em hãy nêu cách cầm vồ đập đất?
* Bình tưới nước: + Hỏi: Quan sát H.5, Em hãy gọi tên từng loại bình?
+ Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì?
- GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ  GV tóm tắt nội dung chính. 
4. Củng cố:dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS đọc nội dung SGK.
- HS kể.
- Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân đạm, lân, kali.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh cái cuốc SGK.
- Cán cuốc bằng gỗ, lưỡi bằng sắt.
- Dùng để cuốc đất, lên luống, vun xới.
- Lưỡi dầm làm bằng sắt, cán bằng gỗ.
- Dùng để xới đất và đào hốc trồng cây.
- HS xem tranh trong SGK.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS cả lớp.
* Rút kinh nghiệm	
****************************************** 
Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2017
ĐỊA LÍ
Tiết 42: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở ĐBNB: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng NB:
+ Người dân thường làm nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân ở ĐBNB trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
* HSTC : Biết được sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ: vùng nhiều sông, kênh rạch-nhà ở dọc sông; xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
- GDMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- BĐ phân bố dân cư VN. 
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS trả lời câu hỏi có liên quan bài cũ.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu bài: 
1. NHÀ CỬA CỦA NGƯỜI DÂN:
* Hoạt động cả lớp: 
- GV cho HS dựa vào SGK, BĐ và cho biết:
+ Người dân 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 20 Lop 4_12240480.doc