Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm:

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4

HỌC TỐT MÔN CHÍNH TẢ

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Lí do chọn sáng kiến.

a) Về mặt lý luận:

- Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học, có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ. Môn chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết và đọc, hiểu chữ Việt thông thạo Tiếng Việt.

- Rèn cho học sinh viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mỹ, tính kỷ luật. Phân môn chính tả còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì: “Nét chữ - Nết người”

- Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết. Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết được, nói hay, viết hay, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc ta. Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng như giữa các thế hệ với nhau.

 

doc 19 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1973Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe - viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “phép viết đúng” hay “lối viết hợp với chuẩn”. Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “có tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ”. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả. Đối với học sinh Tiểu học, chữ viết tạo khả năng phát âm đúng, đẹp làm tăng thêm nguồn cảm xúc cho các em, từ đó nảy sinh sự khéo léo, kiên nhẫn, cẩn thận. Chữ viết cho tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ và đạo đức cho học sinh. Mặt khác chữ viết còn có khả năng góp phần nâng cao ngôn ngữ. Rèn chữ viết đúng, viết đẹp là một phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc truyền đạt tri thức của giáo viên.
- Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể ở đây là các lớp bậc tiểu học, phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học (trừ học kì I của chương trình lớp 1 là chưa dạy) với nhiều hình thức chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép (ở cuối lớp 1 và đầu lớp 2) rồi đến chính tả so sánh, chính tả nghe-viết, chính tả nhớ-viết. Với những hình thức chính tả này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc viết đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học và học chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Vĩnh Hảo nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả. Đây là nhiệm vụ của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng “chính tả” và cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên trường tiểu học Vĩnh Hảo nói chung và cá nhân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4, trách nhiệm đó đặc biệt cần chú trọng hơn.
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kỹ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
- Hiểu được được nguyên nhân dân đến việc viết sai, viết xấu của học sinh, tôi đã tiến hành rèn cho các em, giúp các em khắc phục dần những lỗi đó: Không chỉ rèn riêng cho các giờ chính tả như trước đây mà trong mọi tiết học khác tôi luân chú ý tới điều này.
- Trước hết, tôi quy định cho học sinh cả lớp về vở viết: Mua vở cùng một loại, bọc bìa, dán nhãn vở cẩn thận. Bút viết phải dùng bút mực (không dùng bút bi), mực viết phải cùng màu trong một quyển vở. Bài chính tả ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, gạch chân dưới tên môn,... Do kiên trì thực hiện những quy định trên nên chỉ sau một thời gian học sinh trong lớp đã hình thành thói quen này. Cùng với việc hướng dẫn các em có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ viết cẩn thận đúng quy cách là việc rèn cách phát âm đúng (đây là việc rất quan trọng, vì nếu phát âm sai thì các em rất dễ viết sai). Về việc này tôi thực hiện nghiêm túc, kiên trì trong các giờ Tập đọc và đã có những kết quả nhất định. 
- Để giúp các em sửa được lỗi phát âm sai các phụ âm, tôi luôn giành thời gian thích hợp cho các em luyện đọc đúng, chuẩn chính tả trong phần luyện đọc. Bước đầu tiên, tôi cho các em phát hiện những từ ngữ khó đọc, dễ phát âm nhầm lẫn rồi cho những em phát âm đúng đọc mẫu, sau đó cho các em hay phát âm sai đọc theo (có thể đọc lại nhiều lần). Từ chỗ các em đọc đúng sẽ giúp các em viết đúng. 
- Tuy nhiên, thời gian luyện đọc trong các giờ tập đọc không nhiều nên tôi đặc biệt chú trọng luyện phát âm, viết đúng chính tả của học sinh trong các giờ Chính tả. Một điều quan trọng có ảnh hưởng tới việc phát âm, viết đúng của học sinh là hoạt động đọc bài cho học sinh viết Chính tả của giáo viên. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có giọng đọc và phát âm thật chuẩn, không ngọng, vì có như vậy thì học sinh mới viết đúng được.
- Ở lớp do tôi làm chủ nhiệm có nhiều em hay nhầm lẫn giữa tr và ch. Để giúp các em phát âm đúng, viết đúng, khi giảng dạy tôi chú ý nhiều đến những chữ có âm đầu là ch và tr. Khi đọc tôi chú ý phát âm thật chuẩn, khi làm bài tập tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện, rồi đọc, tiếp đó là lên bảng viết đúng các tiếng, các từ có âm đầu là tr và ch. 
Ví dụ: khi dạy chính tả cần phân biệt tr với ch. Sau khi viết song bài chính tả nghe-viết, học sinh làm bài tập, với yêu cầu bài tập là: “Viết lại những chữ bị nhoè trong đoạn văn, biết rằng những chữ bị nhoè bắt đầu bằng tr hay ch”. Tôi cho học sinh làm việc cá nhân: điền bút chì mờ vào sách giáo khoa. Trong khi đó tôi dán lên bảng 2 tờ giấy to ghi thứ tự các ô để điền các chữ đó, rồi cho học sinh chơi trò tiếp sức thi đua giữa hai nhóm, nhóm nào song trước, đúng nhất là nhóm thắng cuộc. với cách làm này nhiều học sinh được tham gia làm bài, các em rất phấn khởi và nhớ kỹ các từ vừa điền. Làm tương tự với các bài khác có vận dụng như vậy.
- Theo tôi việc ghi nhớ và luôn luôn nhắc nhở cho học sinh ôn luyện hệ thống quy tắc chính tả Tiếng Việt là một việc làm cần thiết bởi Tiếng Việt của chúng ta khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi giành một số thời gian nhất định cho học ôn lại các quy tắc đó. Ngoài việc dạy theo sách vở tôi còn hướng dẫn học sinh nhận biết phân biệt chính tả qua thực tế, những đồ vật trong gia đình rất gần gũi với các em. 
Ví dụ: Để phân biệt ch với tr tôi gợi ý cho các em phát hiện: những đồ vật vào trong gia đình em được bắt đầu bằng âm ch ? Học sinh sẽ nêu được đó là: chăn, chai, chiếu, chảo, chậu,... Từ đó học sinh sẽ nhớ lâu hơn và viết đúng hơn.
- Cùng với việc luyện đọc, luyện viết đúng trong giờ chính tả, từ khâu chấm chữa bài chính tả cũng rất cần thiết. Bởi khi cho học sinh đổi vở giáo viên đọc để soát lỗi cho nhau, học sinh nhận ra cách viết đúng sai, chữ đẹp xấu để rút ra kinh nghiệm, chính vì vậy tôi rất chú ý tới việc làm này.
- Tiếp sau đó tôi thu vở và chấm một số bài ngay tại lớp rồi nhận xét lỗi chính tả về chữ viết của học sinh. Những lỗi sai của học sinh tôi gạch chân bằng bút đỏ, có lỗi cần thiết tôi chữa ra lề. Rồi lưu ý học sinh tự sửa lỗi để các em nhớ và tránh sai sót trong những bài chính tả sau. Đối với lỗi mà nhiều em cùng mắc, tôi ghi lỗi sai đó lên bảng yêu cầu một em viết lại cho đúng, lưu ý với các em viết sai cần ghi nhớ để tự sửa lỗi của mình.
- Có thể nói khi đã hay viết sai chính tả thì bất cứ ở văn bản nào học sinh cũng có thể viết sai và đặc biệt hay sai nhất ở văn bản có tính sáng tạo của các em đó là bài tập viết. Sai chính tả ở đây, theo ý hiểu của tôi phần nhiều do các em không hiểu một cách thấu đáo nghĩa của những từ ngữ các em dùng. Chính vì vậy, khi chữa lỗi chính tả trong giờ trả bài tập làm văn giáo viên cũng cần chú ý: cần giúp các em hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mà các em dùng để có thể viết đúng chính tả và dùng từ hay hơn trong diễn đạt. Nói tóm lại, việc cho học sinh viết đúng chính tả cần được tiến hành trong tất cả các môn học và đặc biệt trong môn Tiếng Việt.
- Đối với học sinh lớp tôi, các em không chỉ viết sai chính tả mà một số em còn viết ẩu, viết xấu, chữ không chuẩn kích cỡ theo quy định, các nét không ngay ngắn, đánh dấu thanh một cách tuỳ tiện. Vì thế cho nên song song với việc rèn cho học sinh phát âm đúng, viết đúng chính tả tôi còn chú ý rèn cho học sinh viết rõ ràng tiến tới viết đẹp. 
Ví dụ: Ở khối lớp 1, 2 các em đang quen viết rất ít, thời gian ghi bài hay viết chính tả ít hơn khối 4. Các bài viết ở lớp 4 lúc này kiến thức mỗi bài dài hơn phải ghi nhiều và nhanh hơn khiến cho không ít em ghi ẩu lâu dần chữ xấu đi lúc nào không hay.
- Việc quan tâm đến rèn chữ viết cho học sinh trong lớp là việc làm thường xuyên, song tôi đặc biệt chú trọng đến các em hay viết sai, viết xấu. Tôi gần gũi, nhắc nhở, động viên các em để các em có hướng phấn đấu khắc phục. 
- Việc rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và cần có sự nỗ lực của cả thầy và trò: thầy thì đầu tư thời gian công sức, trò cần tự giác, tích cực học tập mới thu được kết quả như mong muốn.
- Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, tôi đã tìm hiểu vấn đề này. Trước hết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Vĩnh Hảo nói riêng. Đồng thời cũng góp phần đúc rút kinh nghiệm và làm phong phú thêm một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Rèn cho học sinh có kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết thành thạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn chính tả”.
- Tuy nhiên, vấn đề chữ viết của học sinh trong lớp tôi làm chủ nhiệm vẫn còn một số tồn tại đáng kể.
- Vở ghi hàng ngày của các em còn tuỳ tiện, bút dùng không đúng quy định, có em còn sử dụng bút bi (do cha mẹ các em có quan niệm là dùng bút bi có nhiều tiện lợi: không phải bơm mực và không dây bẩn).
- Một số em còn nói ngọng các phụ âm, phát âm sai dấu: thanh hỏi, thanh ngã (ví dụ: Con muỗi thì phát âm thành con muối) v.v... Các lỗi sai khá phổ biến ở các em khi viết là nhầm lẫn giữa các tiếng có âm tr/ch, gi/r/d, ng/ngh, g/gh... và ở các vần khó như: uênh, uyết, uya...
- Nhiều em còn viết sai chính tả, chữ viết ẩu, trình bày tuỳ tiện, không rõ ràng,...Từ những tồn tại thực tế đó càng làm tôi suy nghĩ, tìm giải pháp giúp các em phát âm chuẩn, viết đúng chính tả, tiến tới viét rõ ràng và viết đẹp.
- Với kinh nghiệm dạy học, qua trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi được biết các em viết sai lỗi chính tả, viết xấu có nhiều nguyên nhân cơ bản sau:
+ Do thói quen phát âm thế nào thì viết thế ấy (ví dụ chai rượu - chai riệu, mưu mẹo - miu mẹo) hoặc do nói ngọng từ bé (mỡ màng - mớ màng).
+ Do không hiểu nghĩa của từ, ví dụ "dành" (để dành) khác với "giành" (tranh giành),
+ Viết sai, viết xấu do cẩu thả, tuỳ tiện.
- Tôi thấy, nếu không kịp thời khắc phục những tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập cũng như việc hình thành nhân cách, óc thẩm mỹ của học sinh. Các em có thể nảy sinh tư tưởng chán nản, mệt mỏi trong học tập.
Chương 3: Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả ở lớp 4. 
1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi để xác định nội dung dạy học chính tả:
1.1. Nguyên nhân khách quan.
- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau. Phương ngữ làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú nhưng mặt khác ở mỗi địa phương, dân tộc nào thì dân tộc ấy có những thói quen, cách phát âm riêng, mà cách phát âm đó lại lệch chuẩn. Tình trạng này ảnh hưởng đến tính thống nhất của ngôn ngữ và gây nhiều khó khăn trong việc dạy học chính tả. Do ảnh hưởng của phương ngữ là rất lớn đối với việc phát âm, nói và viết chính tả. Các em phát âm sai dẫn đến việc viết cũng sai.
- Các em học sinh hằng ngày ngoài giờ học trên lớp thì lượng thời gian các em được tiếp xúc với Thầy, cô giáo, bạn bè, được giao tiếp và trau dồi vốn Tiếng Việt, chữ viết là rất ít. Khi về nhà các em lại tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương (cụ thể ở đây là tiếng Dao, tiếng Tày,) của những người thân trong gia đình, cộng đồng, địa phương nơi các em học sinh sống. Mà ngôn ngữ địa phương (tiếng dân tộc Dao, tiếng dân tộc Tày,) như chúng ta đã biết thường hay lẫn lộn và sai chính tả. Bên cạnh đó hầu hết gia đình các em đều làm nông nghiệp nên ngoài giờ học trên lớp về đến nhà các em còn phải giành thời gian giúp đỡ gia đình, các em không có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, Thầy, cô giáo, , cũng như thời gian học thêm ở nhà hay đọc sách, báo,Không có thời gian để luyện viết, đọc theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên. 
1.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Hầu hết học sinh là con em dân tộc ít người. Các em tiếp xúc với xã hội còn rất ít, nói tiếng phổ thông chưa thành thạo khi đọc bài còn sai. Vì vậy việc tái hiện con chữ khi giáo viên đọc để viết lại còn rất chậm và không chính xác. Đặc biệt các em còn nhầm lẫn giữa các âm: nh/d hay Gi ; t/th ; l/đ ; v/b. Một số em không phân biệt được các phụ âm đầu mà khi đọc các phụ âm đó gần giống nhau.
Ví dụ: ch/tr ; x/s ; d/ r hay gi ; t/th ; ng/ ngh ; k/c hay q. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều em thường viết chưa đúng phần vần khi viết còn nhầm lẫn.
Ví dụ: ai/ay ; iu/ưu ; anh/ach ; ênh/êch ; inh/ich ; iên/uyên ; ươn/ương ;Từ việc không xác định được và còn nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu và phần vần, do đó dẫn đến học sinh viết sai thường xuyên.
- Nhiều giáo viên trong quá trình dạy chỉ căn cứ vào sách giáo viên, sách học sinh mà thực hiện việc dạy chính tả chứ chưa thực hiện việc dạy chính tả theo khu vực, theo hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả mọi lúc, mọi nơi. Nếu như không thống kê những lỗi phổ biến của đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, của địa phương nơi học sinh sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo từ những bài tập ngoài sách học sinh để bài dạy thêm phong phú, đa dạng, tần số chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với đối tượng lớp mình phụ trách.
- Đặc biệt một số giáo viên chỉ chú ý phát âm đúng trong giờ chính tả. Như vậy ở các môn học khác giáo viên phát âm bình thường không chuẩn, do đó học sinh cũng không chú ý viết cẩn thận. Không sửa lỗi cho học sinh, cho nên học sinh cẩu thả khi viết. Một phần là do các em chưa chịu khó học, ý thức học tập chưa cao, nhất là luyện đọc, nói Tiếng Việt và luyện viết ở nhà. Khi đến lớp trong giờ chính tả cũng như các tiết học khác các em viết còn ẩu, nhanh chưa chính xác. Mặc dù thời gian viết chính tả trên lớp là thời gian luyện viết tốt nhất với các em. Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ, các mẹo chính tả, phải hướng cho học sinh biết nhận dạng và nắm chắc đơn vị trung tâm của chính tả Tiếng Việt là (tiếng) hay (âm tiết) và yêu cầu cơ bản của chính tả Tiếng Việt là viết đúng từng tiếng một. Khi nói, khi đọc người Việt Nam phát âm từng tiếng tách bạch nhau.
Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn”. Là một câu nói gồm 6 tiếng phân biệt rạch ròi, khi một tiếng được viết lên trang giấy ta sẽ có một chữ.
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả.
Ví dụ: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc (gia đình) hoặc (da dẻ) hay (ra vào), đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định, thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Khi viết chính tả, học sinh chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm chứ không hề chú ý đến nghĩa của từ để viết cho đúng. Vì lẽ đó mà chúng ta thường thấy nhiều học sinh đạt điểm cao trong giờ chính tả nhưng ở các môn học khác lại mắc rất nhiều lỗi chính tả.
- Muốn khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó người giáo viên cần bổ sung, điều chỉnh mục tiêu môn chính tả sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách và nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh thường viết sai, thường gặp trong các môn học khác để học sinh hiểu nghĩa của từ và luôn viết đúng chính tả. Hơn nữa khi đọc bài các em thường đọc chưa chính xác các tiếng có phụ âm đầu: v/b ; l/đ ; th/t ; nh/d/r/gi; Vì thế cho nên khi viết hay nhầm lẫn, giáo viên cần phân tích rõ ràng cho học sinh hiểu để tránh viết sai. Trong khi viết chính tả cần phân tích, so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng mọi lúc, mọi nơi. Như vậy bằng phương pháp này học sinh sẽ có thói quen viết chính tả theo nghĩa của từ.
2. Phân tích thực trạng lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh.
- Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc; Luyện từ và câu ; Tập làm văn ; Tập viết ; Kể chuyện ; Chính tả. Phân môn chính tả có nhiệm vụ: “Cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ, đúng cỡ chữ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp trong đó có việc viết đúng chính tả”.
- Chất lượng học tập các phân môn của môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ, chi phối nhau, phân môn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu học tốt phân môn chính tả học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác, nhanh, đẹp.
- Thế nhưng chất lượng học phân môn chính tả của học sinh hiện nay ở trường tiểu học Vĩnh Hảo nói chung còn ở mức độ thấp. Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng viết sai chính tả còn phổ biến.
Dù là học sinh trong cùng một địa phương hay cùng một lớp song không phải em nào cũng mắc lỗi giống hệt nhau, một số thường viết sai: ch/tr ; v/b ; l/đ, một số em lại sai: nh/d/gi;và một số âm đầu cũng như phần vần đọc gần giống nhau: iêng/iêc ; iết/iếc ; anh/ach ; iên/uyên ; hay các tiếng có dấu thanh: sắc/ngã Nếu giáo viên cứ chú trọng đến các lỗi mà các em sai phổ biến còn những lỗi khác không chú ý đến thì sẽ là một trong những nguyên nhân sai lỗi đó một cách truyền thống không sửa được, vì lẽ đó mỗi giáo viên cần nhận thức và xác định được cho mình nhiệm vụ quan trọng số một của phân môn chính tả là cung cấp các quy tắc, rèn luyện kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả.
- Trước hết cần phân ra từng nhóm đối tượng học sinh, nhóm nào thường mắc những lỗi nào thì tìm ra phương pháp khác phục cho học sinh sửa lỗi đó. Khi viết những từ có liên quan đến những lỗi mà nhóm học sinh hay mắc phải, cần gọi những em đó lên viết trên bảng lớp, viết thường xuyên. Có như vậy, các em mới phát hiện ra lỗi sai để kịp thời giúp học sinh khắc phục.
+ Lỗi phụ âm đầu: “v” viết thành “b” ; “l” viết thành “đ” ; “th” viết thành “t” ; viết lẫn lộn giữa “s” và “x” ; viết lẫn lộn giữa “g” và “gh” ; viết lẫn lộn giữa “ ng” và “ngh” ; viết lẫn lộn giữa “c”, “k” và “q” ; viết lẫn lộn giữa “ch” và “tr” ; viết lẫn lộn giữa “d”, “r” và “gi”
+ Lỗi chính tả phần vần: “ai” viết thành “ay” ; “iu” viết thành “ưu” ; “an” viết thành “at” ; “anh” viết thành “ach” ; “ui” viết thành “uy” ; “iêc” viết thành “iêp” ; “ơi” viết thành “ây” ; “iên viết thành “uyên” ; “ông” viết thành “ôn” ; “ăng” viết thành “ăn” ; “ênh” viết thành “êch” ; “inh” viết thành “ich” ; “ươn” viết thành “ương” ; “iêu” viết thành “yêu” ; “ut” viết thành “uc”
+ Lỗi chính tả thanh điệu: Dấu “ngã” viết thành dấu “sắc”.
- Thêm vào đó khi viết chính tả cũng như các môn học khác, khi viết thường xuyên bỏ dấu thanh hay viết thêm dấu thanh vào những tiếng không có dấu thanh.
- Trong quá trình rà soát lỗi các bài kiểm tra của 19 học sinh 4A. Tôi đã liệt kê được những từ ngữ mà các em thường viết sai. Qua đó tôi sẽ sử dụng những từ ngữ này làm ngữ liệu để khắc phục và xây dựng bài tập để học sinh thực hành. Các lỗi các em thường xuyên viết sai và hay nhầm lẫn:
Chữ viết đúng
Chữ thường viết sai, nhầm lẫn (phần âm, vần, dấu thanh)
Đọc bài văn
Đủng đỉnh
Đĩnh đạc
Người lính Mĩ
Lưu luyến
Nhọc nhằn
Thông tin
Truyền thuyết
Sung sướng
Lực sĩ
Xanh biếc
Sai lỗi chính tả
Nước biển
Lọc vài băn- đọc bài băn
Lủng lỉnh
Lính lạc- đính lạc
Người lính Mí - người đính mí
Liu liến- điu luyễn
Dọc dằn- giọc giằn- rọc rằn
Tông tin
Truyền tuyết- chiền tiết
Xung xướng-sung sưỡng
Đực xĩ- đực sí
Sanh biết - xanh viếc
Xai lối chính tả - sai đối chĩnh tả
Nước viển - nước biểng
- Qua nhiều lần được luyện viết học sinh sẽ nhận ra lỗi sai và sẽ biết khắc phục được lỗi sai mà mình thường mắc phải. Ngoài ra giáo viên cần chú ý ở những bài chính tả lớp mình ít viết sai thì không nên đi sâu mà cần linh hoạt sắp xếp thời gian xen kẽ các bài tập khác lớp mình thường viết sai để đỡ mất thời gian và khắc phục dần việc viết sai lỗi chính tả cho các em. Bằng cách linh hoạt trong giờ chính tả cũng như các môn học khác, học sinh thường xuyên được luyện viết chính tả. Đồng thời rèn luyện cho các em có tính kỉ luật, cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu Tiếng Việt và ý thức rèn chữ viết. Cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó thể hiện trong việc viết đúng chính tả, việc viết đúng chính tả là góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
3. Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học sinh.
- Mục đích dạy học chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn mực chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình thành các kỹ xảo chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều này cần phải bắt đầu nhận thức các quy tắc các mẹo luật chính tả. Việc hình thành các kỹ xảo bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Đó là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao. 
- Trong quá trình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần xác định được trọng tâm của bài, dạy chính tả phải biết kết hợp với việc dạy chuẩn âm, tức là “phát âm đúng”. Yêu cầu giáo viên phải là người chuẩn mực trong việc đọc, nói. Vì cơ sở cơ bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm. Chính tả âm vị đọc thế nào, nói thế nào viết thế ấy. Hầu hết học sinh chưa nắm vững nguyên tắc chính tả nên dẫn đến viết sai chính tả.
Ví dụ: Khi viết những âm đầu mà khi phát âm gần giống nhau, hoặc những tiếng nào cần sử dụng âm c/q hay k hoặc d/r hay gi, những tiếng nào có âm cuối là i/y. Giáo viên cần thường xuyên chú ý giúp học sinh so sánh, ph

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN RÈN VIẾT CHÍNH TẢ LỚP 4 - Chuẩn 2016-2017.doc