Giáo án Lịch sử 10 - Bài 22: Tình hình kinh ở các thế kỷ XVI - XVIII

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển.

- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định xã hội.

- Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của 1 số đô thị.

- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, kinh tế cả hai Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.

1.2.Thái độ:

Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực.

Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8149Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 22: Tình hình kinh ở các thế kỷ XVI - XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCT 28 
 Tuần 5 BÀI 22
 TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII 
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức:
- Đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển.
- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định xã hội.
- Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của 1 số đô thị.
- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, kinh tế cả hai Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.
1.2.Thái độ:
Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực.
Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.
1.3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, liên hệ thực tế.
2. TRỌNG TÂM 
Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế
Sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị
3. CHUẨN BỊ 
3.1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí đô thị.
- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay về các đô thị Việt Nam.
3.2. Học sinh: 
- Tập SGK, đồ dùng học tập, học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
4. TIẾN TRÌNH
4.1.Ổn định và kiểm diện:
4.2. Kiểm trabài cũ: 
Câu hỏi: Tại sao thế kỷ XVI nhà Lê sơ suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó? 
 Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính sách gì?
Trả lời: Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Các vua Lê như Uy Mục,Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống nhân dân. Bọn quan lại, địa chủ cũng nhân đó mà hạch sách, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân cực khổ đã vùng dậy đấu tranh. Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau. Mạnh hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
- Thay thế triều Lê, triều Mạc đã thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị và văn hoá nhằm ổn định trật tự xã hội : xây dựng chính quyền, tổ chức lại quân đội, giải quyết vấn đề ruộng đất và tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại.
 4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: cá nhân và cả lớp 
- GV: Trước hết GV giúp HS nắm được tình hình nơng nghiệp từ cuối XVI đến nửa đầu XVIII: Do ruộng đất càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại. Nhà nước khơng quan tâm đến sản xuất như trước, các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, nội chiến phong kiến liên miên đã làm cho nơng nghiệp kém phát triển, mất mùa đĩi kém thường xuyên.
- GV bổ sung tiếp: Từ nửa sau thế kỷ XVII khi tình hình chính trị ổn định, nơng nghiệp 2 Đàng phát triển.
GV nêu câu hỏi : 
Biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp?
Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp đương thời? So sánh với các giai đoạn trước?
Học sinh dựa vào sgk trả lời – gv chốt ý ở cột bên phải. Học sinh ghi chép.
Hoạt động 2: cá nhân và cả lớp 
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được: 
+ Sự phát triển của nghề truyền thống.
+ Sự xuất hiện những nghề mới.
+ Nét mới trong kinh doanh, sản xuất thủ cơng nghiệp.
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát triển của thủ cơng nghiệp.
Hoạt động 3: cá nhân và cả lớp
GV nêu câu hỏi : 
Những biểu hiện phát triển của nội thương đương thời?
Nguyên nhân nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương? Tác dụng của nó đối với sự phát triển kinh tế của nước ta?
Học sinh dựa vào sgk trả lời
- GV chốt ý ở cột bên phải. Học sinh ghi chép.
- GV: Nét mới trong nội thương thế kỷ XVI - XVIII?
HS trả lời: Buơn bán lớn xuất hiện 
GV kết luận: Xuất hiện làng buơn
Chứng tỏ buơn bán khơng đơn thuần là trao đổi hàng hĩa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà đã phát triển thành một nghề phổ biến.
Liên hệ thực tiễn:
	Đình Bảng bán ấm, bán khay
 Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đơng.
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV tiếp tục trình bày nguyên nhân thúc đẩy nội thương phát triển: nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp phát triển, đường sá được mở rộng... Đời sống nhân dân được nâng cao, sức mua tăng...
GV. Kể về sự thành lập các hội quán của người Tầu, người Nhật ở Hội An. Phố người Tầu ở Phố Hiến (Hưng Yên).
Hoạt động 4 cá nhân và cả lớp 
Gv nêu câu hỏi : Thế kỷ XVI –XVIII, Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển như thế nào ?
- Học sinh dựa vào sgk trả lời – gv chốt ý ở cột bên phải. Học sinh ghi chép.
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra luôn. Đời sống nông dân khổ cực và họ đã vùng dậy đấu tranh.
- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại.
- Nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa ở Đàng Trong.
- Các giống lúa được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại năng suất cao, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Việc đắp đê đào sông, làm thuỷ lợi được chú trọng.
- Ngoài trồng lúa, các loại cây như sắn, khoai, ngô, đậu và các loại cây ăn quả đều phát triển.
- Từ thế kỉ XVI - XVIII cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. ờ Đàng Trong, nhất là vùng đất Gia Định có những địa chủ lớn có rất nhiều ruộng đất.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
- các nghề thủ công truyền thống trong dân gian tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao : nghề gốm, sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt...
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện thư: nghề khắc bản in gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, nghề làm tranh sơn mài. 
Một số làng nghề xuất hiện.
- Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Nhiều mỏ đồng, kẽm, thiếc, vàng... được khai thác ở thời kì này. Bên cạnh việc nhà nước đứng ra khai mỏ, còn có một số chủ mỏ là người Việt và người Hoa.
3. Sự phát triển của thương nghiệp
- Từ thế kỉ XVI - XVIII, buôn bán trong nước cũng có bước phát triển mới. Nhiều chợ làng, chợ liên làng, chợ huyện mọc lên. Một số làng buôn xuất hiện và một số vùng đã có các trung tâm buôn bán.
- Một số người đã dám bỏ vốn ra kinh doanh. Mua hàng thủ công, hoặc thóc lúa rồi mang đi bán. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền núi được tăng cường.
- Ờ Đàng Trong, nhiều nhà buôn mua thóc từ Gia Định mang bán ở Phú Xuân và miền Trung. Nhà nước đã lập nhiều trạm dịch ở bến sông và những chỗ giao thông quan trọng để thu thuế.
- Từ thế kỉ XVI, do bối cảnh chung của tình hình thế giới, việc giao lưu buôn bán giữa các nước cũng được mở rộng. Ngoại thương Việt Nam cũng có bước phát triển nhanh chóng.
- Bên cạnh việc buôn bán với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, Việt Nam còn buôn bán với các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp.
- Tuy thiên, từ giữa thế kỉ XVIII, do chính sách thuế khoá cũng như thái độ của chúa Nguyễn và chúa Trịnh, ngoại thương sa sút dần.
4. Sự hưng khởi của các đô thị 
- Thế kỷ XVI –XVIII, Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện cho các đô thị cũ phát triển và các đô thị mới được hình thành.
Đàng Ngoài : buôn bán sầm uất nhất là Thăng Long với tên Kẻ Chợ có 36 phố phường và 8 chợ. Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời, cuãng hoạt động buơn bán tấp nập.
- Đàng Trong: Hội An là phố cảng lớn nhất, nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc làm nhà và có những khu phố riêng. Các thuyền buôn nước ngoài cũng thường ra vào buôn bán. Thanh Hà cũng là một đô thị mới bên bờ sông Hương ra đời. Ngoài ra, Gia Định, thị tứ Nước Mặn (Bình Định) cũng phát triển ở thời kì này.
Tuy thiên, đến cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương sa sút ; đầu thế kỉ XIX một số đô thị suy tàn.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Thế kỷ XVI – XVIII, kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh.
- Thủ công nghiệp ngày càng phát triển nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
- Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
 - Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học sinh học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài mới, chú ý những vấn đề trọng tâm của bài.
5. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Tinh_hinh_kinh_te_o_cac_the_ky_XVIXVIII.doc