Giáo án Lịch sử 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời,trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Hiểu được torng quá trình tồn tại, phát triển, nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp, giàu bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Biết được trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Đại cương lịch sử Việt Nam(Tập 1-NXB Giáo dục)

- Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc).

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15233Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27
QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời,trải qua nhiều biến động thăng trầm.
- Hiểu được torng quá trình tồn tại, phát triển, nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp, giàu bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.
- Biết được trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Đại cương lịch sử Việt Nam(Tập 1-NXB Giáo dục)
- Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Trình bày xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX; so sánh với thế kỷ XVIII.
2. Giới thiệu bài mới:
Từ buổi đầu xây xây dựng nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, song cũng rất anh dũng, kiên cường. Để khái quát lại thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng tìm hiểu bài 27.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Khái quát các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước.
- GV lập bảng thống kê nội dung cơ bản của các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo mẫu:
 Nội dung chủ yếu
Thời kỳ
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa – Giáo dục
Xã hội
- HS kẻ mẫu bảng thống kê vào vở.
- GV phát vấn: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?
- HS trả lời.
- GV chia lớp làm 4 nhóm sau đó phân công:
+ Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước, qua các thời kỳ.
+ Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ.
+ Nhóm 3: Thảo luận và điền vào bảng thống kê những nét chính về tình hình tư tưởng, văn hóa, giáo dục của nước ta qua các thời kỳ.
+ Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội và các mối quan hệ xã hội qua các thời kỳ.
- HS thảo luận, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV đưa thông tin pản hồi bằng cách treo bảng thống kê theo mẫu sau: 
 Nội dung
 chủ yếu
Thời kỳ
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa – Giáo dục
Xã hội
- Thời kỳ dựng nước. (Thế kỷ XII TCN đến thế kỷ II)
- Thế kỷ XII TCN – II TCN: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thành lập ở Bắc bộ. Bộ máy nhà nước quân chủ còn sơ khai.
- Thế kỷ II ở Nam Trung Bộ, quốc gia Lâm Ấp (Cham – pa) ra đời.
- Thế kỷ I, quốc gia Phù Nam ra đời ở Tây Nam Bộ.
- Nông nghiệp trồng lúa nước .
- Thủ công nghiệp dệt, làm đồ trang sức,
- Đời sống vật chất đạm bạc, giản dị, thích ứng với tự nhiên.
Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, chất phác, nguyên sơ.
Quan hệ vua tôi gần gũi.
Thế kỷ II TCN - Thế kỷ X (Thời kỳ Bắc thuộc)
Áp bức dân tộc
Kinh tế chính quyền đô hộ phụ thuộc, tuy nhiên vẫn tiếp thu yếu tố tích cự bên ngoài, phát triển một số ngành nghề.
Có sự tiếp thu, giao thoa văn hóa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc® Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ.
Thế kỷ X – XV
Nhà nước quân chủ phong kiến ra đời. Thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm đến sản xuất.
- Thủ công nghiệp, buôn bán trong và ngoài nước có những bước phát triển.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định.
- Phật giáo thịnh hành.
- Nho giáo ngày càng được đề cao (nhất là thế kỷ XV).
- Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng gay gắt.
Thế kỷ XVI – XVIII
- Chiến tranh phong kiến → đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.
® Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.
- Nông nghiệp ổn định và phát triển nhất là Đàng Trong.
- Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, giao lưu với nước ngoài mở rộng, tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hứng khởi.
- Nho giáo suy thoái, Phật giáo được phục hồi. Đạo Thiên Chúa được truyền bá.
- Văn hóa tín ngưỡng dân gian nở rộ.
- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng suy giảm.
Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng® phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phng trào nông dân Tây Sơn.
Nửa đầu thế kỷ XIX
Năm 1820, nhà Nguyễn thành lập duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến, song nền quân chủ phong kiến đã nhanh chóng bước vào khủng hoảng suy thoái.
Chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế tuy có cố gắng duy trì phát triển một số nghề mới nhưng nhìn chung lạc hậu, kém phát triển.
- Nho giáo được độc tôn.
- Văn học có những thành tựu đáng kể (Chữ Hán, chữ Nôm).
Sự cách biệ giữa các giai cấp càng lớn, mâu thuẫn xã hội tăng cao, phong trào đấu tranh liên tục bùng nổ.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 2: Khái quát các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- GV khái quát: Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
- GV yêu cầu HS lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc từ thế kỷ Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII theo mẫu.
- HS tự lập bảng thống kê.
- Sau khi HS lập bảng GV yêu cầu HS kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII; một số em khác trình bày lại một cuộc kháng chiến tiêu biểu thời Đại Việt thế kỷ X – XVIII.
- GV đưa bảng thông itn phản hồi các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập.
Tên cuộc đấu tranh
Vương triều
Lãnh đạo
Kết quả
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981)
Tiền Lê
Lê Hoàn
Thắng lợi nhanh chóng
Kháng chiến chống Tống lần 2(1075 – 1077)
Thời Lý
Lý Thường Kiệt
Kết thúc thắng lợi
Kháng chiến chống Mông – Nguyên (Thế kỷ XIII)
Thời Trần
Vua Trần lần 1 , Trần Quốc Tuấn (lần 2 - lần 3)
Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi
Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn (1407 – 1427)
Thời Hồ
Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo
Thất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo.
Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập.
Kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785
Thời Tây Sơn
Nguyễn Huệ
Đánh ta 5 vạn quân Xiêm.
Kháng chiến chống quân Thanh
Thời Tây Sơn
Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
Đánh tan 29 vạn quân Thanh.
- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?
- HS trả lời:
+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.
+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước.
4. Củng cố:
GV yêu cầu HS nêu:
- Các giai đoạn hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX.
- Khái quát các triều đại và các cuộc kháng chiến chống xâm lược tronglich5 sử dân tộc từ X - giữa XIX.
5. Dặn dò:
Tiếp tục ôn tập lịch sử Việt Nam cổ, trung đại theo câu hỏi trang 136.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_27_Qua_trinh_dung_nuoc_va_giu_nuoc.doc