Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 1 “Bình tây Đại nguyên soái”: Trương Định

Tuần 1 LỊCH SỬ

TIẾT 1 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI”: TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU:

*Mức độ: lin hệ

1. Kiến thức: - Giúp HS biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.

- Rèn HS biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

2. Kĩ năng: - HS kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định.

3. Thái độ: - Giáo dục HS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

*Nội dung tích hợp: HCM/ gin tiếp

II. CHUẨN BỊ:

· GV : Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 .

· HS : SGK và tư liệu về Trương Định

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Tiết 1 “Bình tây Đại nguyên soái”: Trương Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 LỊCH SỬ
TIẾT 1 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI”: TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU: 
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - Giúp HS biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. 
- Rèn HS biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược. 
2. Kĩ năng: - HS kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định. 
3. Thái độ: - Giáo dục HS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
*Nội dung tích hợp: HCM/ gián tiếp
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 .
HS : SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
Hát 
5’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
1’
3. Giới thiệu bài mới: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
Hoạt động 1: Hoàn cảnh dẫn
đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
Mục tiêu: HS nắm được tình hình đất nước ta sau khi TDP xâm lược. 
Hoạt động lớp
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
Trực quan 
- Sáng 1/9/ 1858 , thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
Giảng giải 
Quan sát
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Mục tiêu: HS thấy dược thái độ kiên quyết của T. Định quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống giặc xâm lược.
Hoạt động lớp – nhóm - cá nhân
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
Đàm thoại 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau và Các nhóm thảo luận trong 2 phút : 
- Mỗi nhóm bốc thăm, thảo luận và giải quyết 1 yêu cầu. 
- Đại diện nhóm trình bày 
Thảo luận
Trình bày 
- Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ? 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và một dạ tiếp tục kháng chiến. 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”.
- Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
(HCM/ gián tiếp)
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
-> GV giáo dục HS .
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu .
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
5’
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Hoạt động lớp - cá nhân
Củng cố 
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- Giáo dục tư tưởng.
*GDục HS: cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
- HS trả lời .
(HCM/ gián tiếp)
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ /4 .
- Chuẩn bị: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước” 
- Nhận xét tiết học . 
RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU.doc