I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết:
- Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
- Biết được về tổ chức quân đội thời Lê sơ.
- Trình bày được nét nổi bật về luật pháp thời Lê.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước.
- Có ý thức bảo vệ Tổ quốc.
3. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng biết so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Lược đồ hành chính Đại Việt thời Lê Sơ.
2. HS: Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Trúc Động (cuối năm 1426) trên lược đồ?
- Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) trên lược đồ?
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
2. Giới thiệu bài:
Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê đã bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội và luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội và phát triển kinh tế.
Tuần 21 NS: 16/01/2013 Tiết 40 NG: 19/ 01/2013 Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS biết: - Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. - Biết được về tổ chức quân đội thời Lê sơ. - Trình bày được nét nổi bật về luật pháp thời Lê. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS: - Niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước. - Có ý thức bảo vệ Tổ quốc. 3. Kỹ năng: Rèn kĩ năng biết so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận. II. CHUẨN BỊ : 1. GV: Lược đồ hành chính Đại Việt thời Lê Sơ. 2. HS: Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Trúc Động (cuối năm 1426) trên lược đồ? - Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427) trên lược đồ? - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 2. Giới thiệu bài: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhà Lê đã bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội và luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội và phát triển kinh tế. 3. Bài mới. I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu việc tổ chức bộ máy chính quyền của nhà Lê. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/95 đàm thoại: H: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi làm gì? HS trả lời. GV sử dụng bản dồ hành chính giới thiệu phạm vi lãnh thổ nước Đại Việt thời Lê sơ. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút: N1, 3: Bộ máy chính quyền ở TW thời Lê Sơ được tổ chức ntn? Vẽ sơ đồ? N2,4: Bộ máy chính quyền ở đại phương thời Lê Sơ được tổ chức ntn? Vẽ sơ đồ? GV yêu cầu HS nói rõ mỗi ti phụ trách. GV liên hệ thực tiễn ở địa phương hiện nay. GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ trống, gọi HS lên điền vào sơ đồ về bộ máy nhà nước. 1. Tổ chức bộ máy chính quyền - Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ). - Khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức bộ máy chính quyền. - Sơ đồ: Vua Quan đại thần Địa phương Trung ương 13 đạo Đô ti Hiến ti Thừa ti Lại Hộ Lễ Binh Hình Công Các cơ quan chuyên môn Hàn lâm viện Quốc sử viện Ngự sử đài Phủ Huyện (Châu) Xã *GV treo lược đồ hành chính Đại Việt thời Lê Sơ yêu cầu HS kể và xác định trên lược đồ 13 đạo thừa tuyên,GV mở rộng hiện nay tương đương với các tỉnh thành nào. Sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (2’): N1,3: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ với thời Trần? (Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp, vua trực tiếp làm tổng chỉ huy) N2,4: Nhìn vào lược đồ /95 em thấy Đại Việt thời Lê Sơ khác gì Đại Việt thời Trần? (Quyền lực nhà nước được củng cố hơn, các cơ quan sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ, chia nhỏ đơn vị hành chính) =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Nhà nước thời Lê Sơ tập quyền hơn tức tập trung quyền vào tay triều đình TW và việc tổ chức bộ máy chính quyền như vậy sẽ dễ quản lý hơn Hoạt động 2: Tìm hiểu việc tổ chức quân đội thời Lê Sơ. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/96 Sgk cho biết: H: Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào? HS trả lời. =>GV chuẩn kiến thức và giảng: Trong hoàn cảnh đó, chế độ “ngụ binh ư nông” là tối ưu và về cơ bản giống với thời Lý – nói như vậy vì đất nước thường xuyên có giặc ngoại xâm -> phải kết hợp giữa sản xuất với quốc phòng. H: Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào? HS trả lời. *GV gọi HS đọc đoạn trích /96, sau đó yêu cầu HS trao đổi bàn (1’): Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê Sơ với lãnh thổ đất nước qua đoạn trích trên? =>HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và cùng HS chốt lại: Nhà Lê quan tâm củng cố quân đội và bảo vệ đất nước, có chính sách cương – nhu với kẻ thù, đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc với mọi người và trừng trị thích đáng kẻ bán nước GV liên hệ thực tế ngày nay, giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trước thế lực thù địch. Hoạt động 3: Tìm hiểu điểm chính của luật Hồng Đức. *GV yêu cầu hS dựa vào thông tin mục 3/ 97 Sgk cho biết: H: Dưới thời nhà Lê, pháp luật được chú ý xây dựng ntn? HS: Biên soạn luật và ban hành luật mới. GV mở rộng về tên goi bộ luật và nhấn mạnh: đây là bộ luật lớn nhất, tiến bộ nhất và có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta. *GV cho HS liên hệ với thời Lý - Trần? HS: Thời Lý có Hình thư (1042) và thời Trần có Hình luật. H: Vì sao thời Lê nhà nước quan tâm đến luật pháp? HS: Để giữ gìn kỉ cương và trật tự xã hội, ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến -> triều đình quản lý chặt chẽ hơn. H: Nêu nội dung chính của bộ luật Hồng Đức? HS trả lời. H: Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? HS: Bảo vệ quyền lợi nhân dân, nhất là quyền lợi và địa vị người phụ nữ được tôn trọng. =>GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Pháp luật giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn (vừa bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị - vừa phần nào thoả mãn nhu cầu của nhân dân) 2. Tổ chức quân đội. - Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. - Có 2 bộ phận chính: + Quân triều đình + Quân địa phương. - Gồm nhiều binh chủng: bộ, thủy, tượng, kị binh. - Vũ khí có nhiều loại. 3. Luật pháp - Ban hành bộ “Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức). - Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, quốc gia. + Khuyến khích phát triển kinh tế. + Giữ gìn truyền thống dân tộc. + Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. 4. Củng cố:*HS trả lời các câu hỏi: - Em hãy nhận xét tổ chức bộ máy chính quyền Lê Sơ? - Nhận xét của em về vua Lê Thánh Tông? *GV chốt lại tiết 1: Sau khi xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, nhà Lê có những biện pháp gì để khôi phục và phát triển kinh tế? (tiết sau). 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Tìm hiểu nền kinh tế Lê Sơ và các tầng lớp trong xã hội. - Chuẩn bị tiết sau học tiếp bài 20 - mục II. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: