Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

 I/ Mục tiêu bài học:

1/. Kiến thức:

- Thấy được sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Tình hình thủ công nghiệp và thong nghiệp ở các thế kỉ này.

2/. Kỹ năng:

 - Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam.

 - Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI - XVII.

3/. Tư tưởng:

 - Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nông dân, thợ thủ công VN thời bấy giờ.

II. Phương tiện dạy học:

Bản đồ Việt Nam.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hậu quả chiến tranh Nam Bắc triều và Đàng trong - Đàng ngoài ?

- Nhận xét tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI - XVII?

 3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 25/2/2009
Tiết: Ngày dạy: 26/2/2009
 Bài 23: KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI-THẾ KỈ XVIII (tiết 1)
I- KINH TẾ
 I/ Mục tiêu bài học:
1/. Kiến thức: 
- Thấy được sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. 
- Tình hình thủ công nghiệp và thong nghiệp ở các thế kỉ này.
2/. Kỹ năng: 
 - Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam. 
 - Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVI - XVII. 
3/. Tư tưởng: 
 - Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần cần cù lao động sáng tạo của nông dân, thợ thủ công VN thời bấy giờ.
II. Phương tiện dạy học: 
Bản đồ Việt Nam. 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hậu quả chiến tranh Nam Bắc triều và Đàng trong - Đàng ngoài ? 
- Nhận xét tình hình chính trị nước ta thế kỷ XVI - XVII? 
 3. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài:
Chiến tranh liên miên giữa 2 thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn gây biết bao tổn hại, đau thương cho dân tộc, đặc biệt là sự chia cắt kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Vậy tình hình kinh tế, văn học nước ta thời kỳ này có những đặc điểm gì nổi bật. 
 - Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (19’)
* HS đọc nội dung trong SGK phần Đàng Ngoài.
H: Sản xuất nông nghiệp như thế nào?
H: Ở đàng ngoài chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không? 
( Chúa Trịnh không chăm lo khai hoang, tổ chức đê điều, ruộng đất bị cường hào đem cầm bán) 
H: Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?
 ( Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.) 
H: Theo em nông nghiệp và đời sống nông dân ở đàng ngoài như thế nào?
H: Ở Đàng Chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? 
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ. 
 H: Nhằm mục đích gì? 
( XD kinh tế giàu mạnh để chống đối lại họ Trịnh)
H: Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?
 HS: - Ở Thuận Hoá triệu tập dân lưu vong, tha tô thuế,binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê cũ làm ăn. 
 H: Kết quả của chính sách đó? 
-KQ:Năm 1776 số dân đinh tăng 126.857 suất,số ruộng tăng 265.507 mẫu.
H: Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ? 
H: Phủ Gia Định gồm mấy dinh, thuộc những tỉnh nào bây giờ? 
- GV treo bản đồ lên bảng.
H: Em hãy xác định trên bản đồ VN các địa danh nói trên?
HS thảo luận nhóm: Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp?
( Lợi dụng thành quả lao động để chống đối lại họ Trịnh, song những biện pháp chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh )
H: Những biện pháp của chúa Nguyễn có tác dụng gì? 
H: Sự phát triển của sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xã hội? 
( Hình thành tầng lớp địa chủ lớn chiếm đoạt ruộng đất, nhưnh nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định)
H: Nhận xét kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?
( Đàng Ngoài: ngưng trệ
Đàng Trong còn phát triển)
Hoạt động 2: (16’)
H: Thế kỉ XVII nước ta có thêm những ngành thủ công nào?
H: Thời gian này có những làng thủ công nào nổi tiếng?
 ( Gốm Thổ Hà, Bát Tràng.)
Đọc câu ca dao 
* HS quan sát H 51 nhận xét:Hai hình gốm rất đẹp:men trắng ngà,hình khối và đường nét hài hoà cân đối.Đây là một trong những sản phẩm được người nước ngoài rất ưa thích.
+Cùng với Gốm mặt hàng đường nước ta rất tốt và bán chạy.
H: Em hãy kể tên những làng thủ có tiếng ở nước ta thời xưa, và hiện nay mà em biết?
 ( Gốm Bát Tràng(Hà Nội), lụa Vạn Phúc( Hà Đông- Hà Tây), làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)..)
H: Vì sao các nghề thủ công và làng thủ công phát triển mạnh ở nửa đầu thế kỉ XVII?
 Ở 2 miền, do nhu cầu trao đổi tăng lên, các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển rộng khắp, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và trao đổi với nước ngoài, các sản phẩm thủ công của ta như tơ lụa ..đồng thời nhân dân ta cũng có dịp tiếp xúc với hàng thủ công của người Phương Tây)
H: Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào? 
H: Chợ xuất hiện nhiều chứng tỏ gì?
-HS:đọc phần chữ in nhỏ SGK Trang 111.
H: Em có nhận xét gì về các phố phường?
=>đẹp,rộng,lát gạch. Xếp theo nghành hàng.
H: Tại sao Hội An trở thành cảng lớn nhất ở Đàng Trong? 
=>đây là trung tâm buôn bán,trao đổi hàng hoá,gần biển thuận lợi cho các thuyền buôn nước ngoài ra vào.
 * HS nghiên cứu H52 nhận xét
GV:Nhận xét H52:Phố xá đông đúc,tấp nập,nhộn nhịp,thuyền bè qua lại đông đúc,thuận lợi và rất gần bờ.
H: Tình hình ngoại thương như thế nào?
H: Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với nước ngoài. 
H: Vì sao giai đoạn sau chúa Nguyễn - Trịnh chủ trương hạn chế ngoại thương? 
( Họ sợ người Phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta)
1/. Nông nghiệp. 
* Đàng ngoài: 
-Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.
-Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán. 
-Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác. 
=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút,đời sống Nông dân đói khổ.
* Đàng trong: 
- Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận- Quảng đế củng cố cát cứ. 
-Tổ chức di dân khai hoang,cấp nông cụ,lương ăn,lập thành làng ấp.
- Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long. 
=> Nông nghiệp phát triển,đời sống nông dân ổn định.
2/. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. 
* Thủ công nghiệp :
- Xuất hiện thêm nhiều ngành thủ công:Dệt vải lụa, gốm, rèn sắt..
-Nhiều làng thủ công nổi tiếng như Gốm Thổ Hà(Bắc Giang),Bát Tràng(Hà Nội)Các làng làm đường mía ở Quảng Nam.
* Thương nghiệp: 
-Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, các đô thị. Ở Đàng Ngoài có Thăng Long,Phố Hiến,ở Đàng Trong có Thanh Hà,Hội An,Gia Định..
-Trong thế kỉ XVII ngoại thương phát triển,nửa sau thế kỉ XVIII thì hạn chế.
4. Củng cố: (5’)
- Kinh tế Đàng Trong - Đàng Ngoài khác nhau như thế nào?
- Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống người nông dân như thế nào? 
 a. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt
 b. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công
 c. Người nông dân phai chuyển nghề làm thương nhân
 d. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới
- Nhờ đâu mà nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII- XVIII?
 a. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ
 b. Nhờ việc giảm tô, thuế
 c. Nhờ khai hoang, mở rộng diện tích nông nghiệp
 d. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu ngày nay trước đây thuộc dinh nào của phủ Gia Định?
 a. Dinh Trấn Biên b. Dinh Trấn Quốc
 c. Dinh Phiên Trấn d. Tất cả các dinh trên
5. Dặn dò: (1’)
 - Về nhà học bài
 - Trả lời phần đã học
 - Tìm hiểu: + Tôn giáo nước ta thế kỉ XVI- XVIII có đặc điểm gì?
 + Văn học nghệ thuật giai đoạn này phát triển như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII (3).doc