Giáo án Lịch sử 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình hiện hnh.

1. Về kiến thức. Giúp HS:

- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.

- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.

2. Về kĩ năng.

- Giúp học sinh có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới.

- Rèn luyện phương pháp tư duy khái quát và phân tích.

3. Về thái độ tư tưởng, tình cảm.

- Qua những kiến thức mà HS được học giúp các em thấy được một cách toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.

- Lồng ghép GDBV môi trường qua mục II: Sự thành lập Liên hợp quốc.

2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
Tuần 13 GIÁO ÁN SỐ 13 
Ngày soạn: 16/11/2015 
Ngày dạy : 18/11/2015
Tiết 13 
Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình hiện hành. 
1. Về kiến thức. Giúp HS: 
- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991. 
- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay. 
2. Về kĩ năng. 
- Giúp học sinh có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới. 
- Rèn luyện phương pháp tư duy khái quát và phân tích. 
3. Về thái độ tư tưởng, tình cảm.
- Qua những kiến thức mà HS được học giúp các em thấy được một cách toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu: hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển. 
- Lồng ghép GDBV môi trường qua mục II: Sự thành lập Liên hợp quốc. 
2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề. 
Nội dung
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt) 
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt) 
Vận dụng
cấp độ thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt) 
Vận dụng
cấp độ cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt) 
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 
- Nêu được hoàn cảnh lịch sử hội nghị I-an-ta. 
- Trình bày được những quyết định của hội nghị I-an-ta. 
- Nêu được sự thành lập và nhiệm vụ, vai trò của Liên hợp quốc. 
- Nêu được những biểu hiện của chiến tranh lạnh. 
- Nêâu được các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. 
- Giải thích tại sao Mĩ và Liên Xô lại chấm dứt chiến tranh lạnh. 
- Giải thích được nguyên nhân tại sao sau chiến tranh lạnh các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng tâm. 
- Phân tích được hệ quả của những quyết định của hội nghị I-an-ta. 
- Liên hệ để thấy được những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt nam. 
- Những cơ quan của tổ chức Liên hợp quốc đóng ở Việt Nam. 
- Nhận xét về trật tự hai cực I-an-ta. 
- Nhận xét về nhiệm vụ to lớn của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 
Định hướng năng lực cần hình thành. 
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, quan sát. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá. 
3. Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo mức đã mơ tả. 
I. Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng. 
1. Hội nghị I-an-ta cĩ sự tham gia của các quốc gia nào? 
A. Anh, Mĩ, Pháp 	B. Anh, Mĩ, Liên Xơ
C. Liên Xơ, Anh, Pháp 	D. Pháp, Mĩ, Liên Xơ
2. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào thời gian nào? 
A. Từ ngày 4 đến ngày 8-2-1945 	B. Từ ngày 4 đến ngày 10-2-1945
C. Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 	D. Từ ngày 4 đến ngày 12-2-1945 
3. Hội nghị I-an-ta đã thơng qua quyết định quan trọng nào? 
A. Giải trừ vũ khí hạt nhân giữa hai cường quốc Liên Xơ và Mĩ. 
B. Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc trên phạm vi thế giới. 
C. Cơng nhận nền độc lập cho các nước Châu Á, Phi và Mĩ La-tinh. 
D. Phân chia khu vực ảnh hưởng của hai cường quốc Liên Xơ và Mĩ. 
4. Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là gì? 
A. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-ton 	B. Trật tự đa cực của các nước lớn
C. Trật tự hai cực I-an-ta 	D. Trật tự một cực do Mĩ đứng đầu 
5. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập vào thời gian nào? 
A. Tháng 9-1945 	 B. Tháng 10-1945 	C. Tháng 11-1945 	D. Tháng 12-1945
6. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào? 
A. Tháng 2-1945 	B. Tháng 6-1945
C. Tháng 9-1977 	D. Tháng 12-1978
 7. Mĩ đã thực hiện chính sách thù địch về mọi mặt với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa thơng qua chiến lược nào? 
A. Chiến lược tồn cầu 	B. Chiến lược ngăn đê thực tế 
C. Chính sách bao vây cấm vận 	D. Thành lập các khối quân sự ở nhiều khu vực
8. Cuộc chạy đua “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt từ thời gian nào? 
A. Tháng 9-1989 	B. Tháng 10-1989
C. Tháng 11-1989 	D. Tháng 12-1989
9. Xu thế chung của thế giới ngày này là gì? 
A. Hịa hợp tơn giáo 	B. Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế 
C. Hịa hợp dân tộc 	D. Từng nước tự lực cánh sinh để xây dựng kinh tế 
II. Tự luận 
1. Hội nghị I-an-ta được tổ chức trong hồn cảnh nào? Hãy nêu những quyết định chủ yếu của Hội nghị I-an-ta. Hệ quả? 
2. Trình bày sự thành lập và nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc? Em cĩ nhận xét gì về vai trị của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hịa bình nhân loại? Kể tên những tổ chức Liên hợp quốc cĩ mặt tại Việt Nam mà em biết? 
3. Nêu những biểu hiện của “chiến tranh lạnh”? Tại sao Mĩ và Liên Xơ lại tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”? 
4. Xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh” là gì? Tại sao sau “chiến tranh lạnh” các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng điểm? 
5. Nhận định về quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cĩ ý kiến cho rằng: “Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai căng thẳng và quyết liệt, cịn quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70 của TK XX trở lại đây lại chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại”. Em hãy cho biết ý kiến của mình về nhận định trên? 
6. Nhận xét về lịch sử thế giới giai đoạn 1945-2000 cĩ ý kiến cho rằng: “Chỉ trong vịng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sự sơi động với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn với cả những đảo lộn bất ngờ”. Em hãy cho ý kiến về vấn đề trên. Theo em nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau TK XX là gì? Nhân tố đĩ ảnh hưởng đến tình hình nước ta như thế nào? 
4. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
4.1 Phương pháp dạy học. Vấn đáp, thực hành bộ môn, đàm thoại, thảo luận, quan sát, nhận xét. 
4.2 Kĩ thuật dạy học: Động não, hợp tác, viết tích cực, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 
5. Chuẩn bị: 
5.1 Giáo viên chuẩn bị: 
- Giáo án, SGK, tài liệu chuẩn KTKN, chương trình giảm tải của BGDĐT. 
- Lược đồ: Hình thái chính trị từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989. 
- Tranh ảnh, phiếu học tập, bút dạ. 
5.2 Học sinh chuẩn bị: 
- SGK, vở ghi bài, Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về tổ chức Liên Hợp Quốc. 
 + Sự thành lập Liên hợp quốc (nhiệm vụ và vai trò)? 
 + Nêu các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh? 
6. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
6.1 Oån định lớp: GV kiểm tra sĩ số lớp dạy. 
6.2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sau khi HS tiếp thu kiến thức của bài mới. 
6.3 Dẫn dắt vào bài mới. 
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập: “Trật tự hai cực I-an-ta” do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã trở thành nét đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị xã hội thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. GV vào bài mới. 
6.4 Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN HS
CẦN NẮM
* HOẠT ĐỘNG 1: 
+ Hội nghị I-an-ta được tổ chức trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Những nước tham gia Hội nghị? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL. 
- HS quan sát hình 22 SGK/44 nêu nội bức hình. 
+ Hãy nêu những quyết định chủ yếu của Hội nghị I-an-ta? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
- HS đọc phần chữ nhỏ SGK/45. 
* GV chỉ phạm vi ảnh hưởng của hai phe TBCN và XHCN đứng đầu mỗi phe là một siêu cường: Mĩ và Liên Xô ở Châu Âu và Châu Á. HS lên bảng xác định lại, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
 + Hệ quả của các quyết định mà Hội nghị I-an-ta đã thông qua là gì? (HS trả lời, nhận xét. GVKL. 
 + Em có nhận xét gì về trật tự hai cực I-an-ta? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL: 
 + Đó là sự phân chia khu vực đóng quân, ảnh hưởng của các nước thắng trận. 
 + Khi thế giới được phân chia thành hai phe " quan hệ quốc tế luôn căng thẳng. 
* HOẠT ĐỘNG 2: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: 
+ Nhóm 1, 2: Trình bày sự thành lập và nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc? 
+ Nhóm 3, 4: Em cĩ nhận xét gì về vai trị của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hịa bình nhân loại?
- Sau khi HS thảo luận xong GV mời đại diện từng nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GVKL. 
+ Hiện nay ai là người giữ chức vụ tổng thư kí Liên hợp quốc? 
- HS quan sát các hình ảnh về Liên hợp quốc. 
- GV cung cấp cho HS số lượng thành viên của LHQ (năm 2007 là năm 2011 là: 193 quốc gia. Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. 
 + Việt Nam gia nhập LHQ vào thời gian nào? – HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL: tháng 9/1977 và là thành viên thứ 149. 
+ Kể tên những tổ chức Liên hợp quốc cĩ mặt tại Việt Nam mà em biết? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL:
 + UNICEF: Quỹ nhi đồng LHQ. 
 + FAO: Tổ chức nông lương thế giới. 
 + WHO: Tổ chức y tế thế giới 
 + WTO: Tổ chức thương mại thế giới 
- Các tổ chức của LHQ đã có sự giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam như thế nào? Hiện nay Việt Nam được bầu vào tổ chức quan trọng nào của Liên hợp quốc? 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GVKL. Các tổ chức LHQ đã giúp chính phủ và nhân dân Việt Nam hàng trăm triệu đô la để phát triển kinh tế văn hóa. 
* HOẠT ĐỘNG 3: 
 + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thì tình hình thế giới như thế nào? (HS trả lời, nhận xét. GVKL) 
+ Em hiểu thế nào về “Chiến tranh lạnh”?
- HS trình bày, nhận xét. GVKL. 
 + Nêu những biểu hiện của “chiến tranh lạnh”? 
 + Với những hành động của Mĩ và các nước Đế quốc thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã làm gì? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL. 
- HS quan sát ảnh và thảo luận theo bàn: 
 + Qua các bức ảnh trên hãy cho biết: Tại sao Mĩ và Liên Xô lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh? 
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét. GVKL. 
* HOẠT ĐỘNG 4: 
- GV giảng: Tháng 12-1989 Mĩ và Liên xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Từ đó thế giới có nhiều chuyển biến. 
 + Xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh” là gì? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL: các xu hướng mới xuất hiện. 
 + Tại sao sau “chiến tranh lạnh” các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng điểm? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL: Để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế như Nhật Bản, các nước Tây Âu hơn là chạy đua vũ trang  
 + Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? 
 + Với xu thế đó thì theo em nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là gì? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL: Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay: Tạo ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu đem lại hạnh phúc và ấm no cho nhân dân, đối phó với các âm mưu của các thế lực thù địch  )
 + Với nhiệm vụ to lớn của nhân dân Việt Nam thì mỗi HS chúng ta cần phải làm gì? 
- HS trả lời, nhận xét. GVKL: Mỗi HS phải ra sức thi đua học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức tác phong để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh). 
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới. 
- Từ ngày 4 " 11/2/1945, hội nghị I-an-ta được khai mạc (Liên Xô) gồm 3 nước: Liên Xô, Mĩ, và Anh. 
- Hội nghị đã thông qua quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ ở châu Aâu và châu Á. 
- Hệ quả: Trật tự thế giới mới được hình thành gọi là Trật tự hai cực I-an-ta. 
II. Sự thành lập Liên hợp quốc. 
- Liên hợp quốc được thành lập tháng 10-1945. 
- Nhiệm vụ: 
 + Duy trì hòa bình an ninh thế giới. 
 + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. 
 + Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội  
- Vai trò: 
 + Đã duy trì nền hòa bình an ninh thế giới. 
 + Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 
 + Giúp đỡ các nước phát triển về kinh tế, xã hội  
- 9/1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và là thành viên thứ 149. 
III. Chiến tranh lạnh. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lại diễn ra cuộc chiến tranh lạnh (Mĩ và Liên Xơ). 
- Khái niệm chiến tranh lạnh: SGK/46 
- Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ. 
- Hậu quả: Sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược. 
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh 
* Sau chiến tranh lạnh nhiều xu hướng mới xuất hiện : 
- Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 
- Xác lập trật tự thế giới mới đacực, đa trung tâm. 
- Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. 
- Nhưng ở nhiều khu vực (Châu Phi, Trung Á ) lại xẩy ra các cuộc xung đột quân sự, nội chiến với những hậu quả nghiêm trọng. 
* Xu thế chung của thế giới ngày nay : Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. 
6.5 Củng cố-Hướng dẫn HS về nhà: 
* Củng cố: Chọn các phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau : 
Câu 1: Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là gì? 
A. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-ton 	B. Trật tự đa cực của các nước lớn
C. Trật tự hai cực I-an-ta 	D. Trật tự một cực do Mĩ đứng đầu 
Câu 2: Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào? 
A. Tháng 2-1945 	B. Tháng 6-1945
C. Tháng 9-1977 	D. Tháng 12-1978
Câu 3: Mĩ đã thực hiện chính sách thù địch về mọi mặt với Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa thơng qua chiến lược nào? 
A. Chiến lược tồn cầu 	B. Chiến lược ngăn đê thực tế 
C. Chính sách bao vây cấm vận 	D. Thành lập các khối quân sự ở nhiều khu vực
Câu 4: Cuộc chạy đua “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt từ thời gian nào? 
A. Tháng 9-1989 	B. Tháng 10-1989
C. Tháng 11-1989 	D. Tháng 12-1989
Câu 5: Xu thế chung của thế giới ngày này là gì? 
A. Hịa hợp tơn giáo 	B. Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế 
C. Hịa hợp dân tộc 	D. Từng nước tự lực cánh sinh để xây dựng kinh tế
- Dặn dò: Học bài + Đọc trước Bài 12 : Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng KHKT. Chuẩn bị nội dung câu hỏi : 
 + Hãy kể tên những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT?
 + Ý nghĩa và những tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? 
- Ra bài tập: Trả lời các câu hỏi sau: 
 + Câu 1 : Nhận định về quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay cĩ ý kiến cho rằng: “Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai căng thẳng và quyết liệt, cịn quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70 của TK XX trở lại đây lại chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại”. Em hãy cho biết ý kiến của mình về nhận định trên? 
 + Câu 2 : Nhận xét về lịch sử thế giới giai đoạn 1945-2000 cĩ ý kiến cho rằng: “Chỉ trong vịng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sự sơi động với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn với cả những đảo lộn bất ngờ”. Em hãy cho ý kiến về vấn đề trên. Theo em nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau TK XX là gì? Nhân tố đĩ ảnh hưởng đến tình hình nước ta như thế nào? 
- Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Trat_tu_the_gioi_moi_sau_Chien_tranh_the_gioi_thu_hai.doc