Giáo án Lịch sử 9 - Bài 2: Liên xô và các nước đông âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

- Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

 2. Về tư tưởng:

- Thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới – mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, bồi dưỡng và củng cố cho HS niềm tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6448Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 2: Liên xô và các nước đông âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết:	
Ngày soạn: 
BÀI 2:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70
ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
- Những nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
 2. Về tư tưởng:
- Thấy rõ tính chất khó khăn, phức tạp, thậm chí cả thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Thành tựu quan trọng thu được trong công cuộc đổi mới – mở cửa của nước ta trong gần 20 năm qua, bồi dưỡng và củng cố cho HS niềm tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định và so sánh các vấn đề lịch sử.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ về Liên Xô và các nước Đông Âu trong giai đoạn này.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu ntn? Ý nghĩa ?
 3. Bài mới :
 3.1 Giới thiệu:	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3.2 Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc phần I SGK.Thảo luận nhóm :
? Tình hình Liên Xô giữa những năm 70 đến 1985 có điểm gì nổi cộm ?
- Hs trình bày – nhận xét
- Gv kết luận 
? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra ntn ? Hãy cho biết mục đích và nội dung của công cuộc cải tổ ?
HS thảo luận . GV quan sát và hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ bản.
- Nội dung:
 + Về chính trị: thiết lập chế độ tổng thống, đa nguyên, đa đảng, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
 + Về kinh tế: thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa.
H : Kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô như thế nào ?
Cho HS quan sát hình 3 và 4 SGK.
Yêu cầu HS xác định các nước thuộc SNG.
H : Nhận xét tình hình Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX ?
Hs trình bày, gv chuẩn xác chuyển ý.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc phần II SGK.
H : Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80 ?
Hs trình bày – gv chuẩn xác.
H: Quá trình sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức: 
- Cuối năm 1988, khủng hoảng kinh tế, chính trị lên tới đỉnh cao khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan nhanh sang các nước khác
- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi ở hầu hết các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản thất bại, không còn nắm chính quyền.
Cho HS đọc đoạn in nhỏ: “Chính quyền mới nước cộng hoà”.
H : Sự sụp đổ CNXH ở các nước Đông Âu, LX đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ntn ?
GV giới thiệu qua về chính sách của các chính quyền mới ở Đông Âu và sự tan rã của Hội đồng tương trợ kinh tế, Hiệp ước Vác xa va.
Thảo luận nhóm : Nguyên nhân sụp đổ XHCN ở các nước Đông Âu, Liên Xô ?
H : Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có phải là sự thất bại của lí tưởng XHCN hay không ? Vì sao ?
Hs trao đổi – trình bày.
Gv bổ xung, liên hệ : CNXH sụp đổ là sự sụp đổ của mô hình không phù hợp. Tuy CNXH sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu nhưng vẫn còn các nước kiên định lý tưởng của CNXH tiêu biểu Việt Nam...
GV tổng kết bài học.
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết.
- Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng: 
+ Sản xuất công, nông nghiệp trì trệ, đời sống nhân dân khó khăn ...
+ Chính trị, xã hội mất ổn định
- Công cuộc cải tổ của Goóc ba chốp (3/1985) : nhằm sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước đây và đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
- Kết quả:
 + Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn.
 + Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động.
 + Ngày 21/12/1991 Liên bang Xô viết giải tán, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Þ 25/12/1991 Chế độ XHCN ở Liên bang Xô viết sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.
- Từ cuối những năm 70, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng mọi mặt.
- Hệ quả: 
+ Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo
+ Các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội lên nắm chính quyền, tuyên bố từ bỏ CNXH, thành lập các nước cộng hòa
Þ Cùng với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới. Là tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng, lực lượng tiến bộ và các dân tộc yêu hoà bình, tiến bộ xã hội trên thế giới
Củng cố:	
Cho HS nêu quá trình khủng hoảng và tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
Dặn dò:	
 Học bài, hoàn thiện câu hỏi và bài tập cuối bài. 
	 Đọc và soạn bài 3.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Lien_Xo_va_cac_nuoc_Dong_Au_tu_giua_nhung_nam_70_den_dau_nhung_nam_90_cua_the_ki_XX.doc