Giáo án Lịch sử 9 - Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa

I. Mục tiêu bài học:

1 - Kiến thức :

-Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh.

 -Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này.

2 . Tư tưởng :

 -Nhận định quá trình đấu tranh anh dũng của ND Á , Phi , Mĩ – la- tinh

 -Tự hào dt ta đã đánh thắng 2 kẻ thù lớn

3 . Kĩ năng : Lập niên biểu về các nước tuyên bố độc lập, Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5055Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/9/2015	 	 Ngày dạy: 08/9/2015
CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LA TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY
Tiết 4; Bài 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA.
I. Mục tiêu bài học: 
1 - Kiến thức :
-Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh.
 -Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. 
2 . Tư tưởng :
 -Nhận định quá trình đấu tranh anh dũng của ND Á , Phi , Mĩ – la- tinh
 -Tự hào dt ta đã đánh thắng 2 kẻ thù lớn
3 . Kĩ năng : Lập niên biểu về các nước tuyên bố độc lập, Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.
II. Phương tiện dạy học
* Bản đồ thế giới, châu Á, bản đồ phong trào GPDT ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết diễn ra như thế nào?
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài : Đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh trong giai đoạn sau thế chiến II đến nay ra sao? Đây là nội dung chinh của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1:
 GV Giới thiệu vị trí Châu Á, Phi trên bản đồ.
? Tin Nhật đầu hàng, nhân dân các nước Đông Nam Á đã làm gì ?
Gọi học sinh nhận biết các nước này trên bản đồ.
? Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các châu và vực nào? Kết quả
 Giáo viên:1967 chỉ còn 5,2 triệu km 2 với 35 dân tập trung chủ yếu ở miển Nam châu Phi.
HĐ2:
 Giáo viên: Sử dụng bản đồ giới thiệu vị trí Châu Phi.
? Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Châu Phi đã diễn ra như thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh chỉ vị trí 3 nước 
? Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Châu Phi tan rã có ý nghĩa gì ?
HĐ3:
Giáo viên: Em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc như thế nào ?
Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu Phi.
? Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX ?
? Sau khi giành được độc lập nhân dân các nước này đã làm gì ?
Giáo viên: Nêu khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến.
I/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX:
- Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ ĐNÁ với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyênbốđộclậpnhư
:In-đô-nêxia(17/8/1945),ViệtNam(2/9/1945),Lào(12/10/1945)
- Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á và Bắc Phi như: Ấn Độ(1946-1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri(1954-1962)
- 1960: 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập ® “Năm Châu Phi”.
- 01/01/1959 cách mạng Cu Ba giành thắng lợi.
- Giữa những năm 60 hệ thống thuộc địa về cơ bản đã bị sụp đổ.
II- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX:
- Nhân dân 3 nước đấu tranh lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha là Ăng-Gô-La (11/1975), Mô-Dăm-Bích (6/1975)và Ghi-nê Bít-xao (9/1974)
- Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu phi.
III- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX:
- Đấu tranh chông chế độ phân biệt chủng tộc (A-Pác-Thai), tập trung ở miền Nam Châu Phi.
-Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, kết quả: Chính quyền của người da đen đươc thành lập.
+Rô-đê-di-a (1980), nay là Dim-ba-bu-ê
+Tây Nam Phi (1990), nay là Na-mi-bi-a
+Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nen-xơn Man-đê-la được bầu là người Tổng thống da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi từ 1994.
*Tóm lại: Từ 1945-1990 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
- Nhân dân củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước.
4. Củng cố: 	
- Phong trào đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ từ Đông Nam Á, Tây Á tới Mĩ La Tinh.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc. Lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân.
5. Hướng dẫn về nhà :
 - Làm BT cuối SGK, học bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài mới theo sách giáo khoa.(bài 4)

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_3_Qua_trinh_phat_trien_cua_phong_trao_giai_phong_dan_toc_va_su_tan_ra_cua_he_thong_thuoc_dia.docx