Giáo án Lịch sử 9 năm 2015

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần nắm được:

1. Về kiến thức:

- Những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô trong công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và sau đó tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của nhân dân các nước Đông Âu sau năm 1945: giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thành tựu to lớn.

2. Về tư tưởng:

- Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở các nước này đã có những thay đổi căn bản và sâu sắc. Đó là những sự thật lịch sử.

- Mặc dù ngày nay tình hình đã có những thay đổi và không trành khỏi có lúc bị gián đoạn tạm thời, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta và Liên bang Nga, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, cũng như với các nước Đông Âu vần được duy trì và gần đây đã có những bước phát triển mới. Cần trân trọng mối quan hệ truyền thống quý báu đó, nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và đẩy mạnh sự hợp tác phát triển, thiết thực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta.

 

doc 142 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bức ảnh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”.
- Các tài liệu về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang) và các tài liệu về hoạt động của Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa 2 cuộc KN Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương ?
3/ Bài mới :
3/1 Giới thiệu bài mới : gv sử dụng lời tựa đầu bài dẫn dắt vào bài mới.
3/2 Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs đọc “từ đầu . các lực lượng dân chủ”
H :Tình hình thế giới và trong nước lúc này có điểm gì đáng chú ý?
 Học sinh trả lời theo Sgk.
H : Trước tình hình khẩn trương, NAQ đã làm gì ?
Gv: nhắc lại ngắn gọn cuộc hành trình cứu nước của NAQ: năm 1911 bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước, năm 1920 tìm được con đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng CSVN, ngày 28 – 1 – 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh Pháp, đuổi Nhật. Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) tại Pác Bó – Cao Bằng.
H : Những chủ trương mới của Đảng được quyết định ở Hội nghị TW lần thứ 8 như thế nào ?
 Học sinh trả lời theo Sgk.
H : Tại sao đến lúc này, Đảng ta lại thành lập Mặt trận Việt Minh ?
Gv : Đảng đề ra nhiệm vụ cấp bách cho CMVN là “Trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc ở Đông Dương ra khỏi ách P – N “ Muốn thực hiện được nhiệm vụ trên Đảng chủ trương thành lập MTVM bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên các hội cứu quốc nhằm “ liên hiệp hết thảy . sinh tồn”( sgk/87) 
Hoạt động 2
H : Từ khi Việt Minh ra đời phong trào giải phóng dân tộc phát triển như thế nào ?
Hs đọc đoạn tiếp theo “ Công tác xây dựng  đến hết”
 Học sinh trả lời theo Sgk.
Gv gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ.
H : Công tác xây dựng và phát triển lực lượng chính trị cách mạng ntn ?
H : Lực lượng vũ trang được xây dựng phát triển ntn ?
Hs quan sát h37/sgk
Gv giải thích hình 37: ảnh đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ghi lại hình ảnh lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân ngày 22 – 12 – 1944 tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
H : Những thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang của ta ? Ý nghĩa của những thắng lợi đó ? -> củng cố và mở rộng căn cứ Cao – Bắc – Lạng.
Hs dựa sgk trình bày.
Thảo luận cặp nhóm : Vai trò của Mặt trận Việt Minh ?
->Tập hợp đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị cách mạng đông đảo dưới sự lãnh đạo của Đảng động viên sức mạnh của cả dân tộc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc phân hóa và cô lập kẻ thù. Lực lượng vũ trang CM hình thành và phát triển.
Gv sơ kết bài học.
15’
25’
I/ MẶT TRẬN VIỆT MINH RA ĐỜI (19 – 5 – 1941)
1/ Hoàn cảnh thành lập : 
- Từ ngày 10 – 19/5/1941: hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TƯ ĐCS ĐD tại Pác Bó
*Chủ trương :
- Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật – Pháp.
- Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh ( MT Việt Minh).
2/ Sự phát triển của Mặt trậnVM:
- Lực lượng chính trị : Các tổ chức đoàn thể của VM được thành lập khắp cả nước, mạnh nhất là ở Cao – Bắc – Lạng.
- Xuất bản báo chí của Đảng và của MTVM để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng.
- Lực lượng vũ trang lớn mạnh dần : từ đội du kích Bắc Sơn phát triển thành đội Cứu quốc quân, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền. 
-> 22 – 12 – 1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
4. Củng cố: 
 1. Đảng CSĐD chủ trương thành lập MT Việt Minh trong hoàn cảnh nào? 
 2. Sự phát triển của lực lượng CM và phong trào đấu tranh từ khi MTVM ra đời?
5 . Dặn dò:
 - Học thuộc bài, xem trước bài 22/II .Tập trả lời câu hỏi SGK.
Tuần 24/Tiết 27	 	 Ngày soạn: 26/1/2015
 Ngày dạy : 28/1/2015
BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 ( TIẾP THEO)
II/ CAO TRÀO KHÁNG NHẬT, CỨU NƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : học sinh nắm được
- Những chủ trương của Đảng sau khi Nhật đảo chính Pháp và diễn biến của cao trào kháng Nhật, cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
2/ Tư tưởng :
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3/ Kĩ năng : 
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”.
- Tư liệu tranh ảnh liên quan
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1/ Oån định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
Tại sao Đảng ta lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ?
- Từ ngày 10 – 19/5/1941: hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TƯ ĐCS ĐD tại Pác Bó
*Chủ trương :
- Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật – Pháp.
- Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh ( MT Việt Minh).
3/ Bài mới :
3/1 Giới thiệu bài mới : gv liên hệ tiết trước dẫn dắt vào bài mới.
3/2 Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
TG
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs đọc đoạn đầu mục 1 sgk
H : Tại sao Nhật đảo chính Pháp ?
Học sinh trả lời theo Sgk.
Gv chuẩn xác.
H : Quân Pháp ở Đông Dương đã thất bại ra sao ?
 Học sinh trả lời theo Sgk.
H : Tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp như thế nào ?
à Nhân dân ta còn phải chịu thêm một ách thống trị của phát xít Nhật. Đây chưa phải là thời cơ Tổng khởi nghĩa nhưng bộ mặt phản động của Nhật đã lộ rõ, nhân dân ta căm ghét chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng phát triển, đẩy Nhật vào tình trạng nguy khốn hơn.
Hoạt động 2
Hs đọc đoạn đầu mục 2.
H : Ngay sau biến cố Nhật hất cẳng Pháp, chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh như thế nào ?
Hs dựa sgk trả lời.
Gv chuẩn xác.
H : Tại sao Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa ? Học sinh suy nghĩ trả lời.
Gv bổ sung và kết luận: Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước mà Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, chuẩn bị điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa.
H : Nêu những nét chính của cao trào kháng Nhật cứu nước ?
 Học sinh trả lời theo Sgk.
Hs quan sát h38. Xác định khu giải phóng VB của ta trên lược đồ và nêu nhận xét về cao trào kháng Nhật cứu nước.
Gv: liên hệ lịch sử địa phương : Sau Nhật đảo chính Pháp, tình hình chính trị Gia Lai sôi động, các tổ chức CM ra đời như Đoàn TN Gia Lai, Đoàn TN chấn hưng An khê, các tổ chức TN tìm cách tiếp xúc MTVM ở Bình Định, Huế, Quảng Ngãi tích cực hoạt động chuẩn bị cho kn giành chính quyền.
Gv sơ kết bài học.
15’
25’
1/ Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945)
- Tình hình thế giới: chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng.
- Ở Thái Bình Dương: phát xít Nhật bị nguy khốn.
- Ở Đông Dương: Thực dân Pháp ngóc đầu dậy.
-> Ngày 9 – 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương.
2/ Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Chủ trương của Đảng :
 + Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
 + Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
 + Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
_ Phong trào đấu tranh, khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung Bắc bộ.
_ Ngày 15 – 4 – 1945 Việt Nam giải phóng quân ra đời.
_ Tháng 6 – 1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời (Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái).
_ Nhân dân các thành phố mít tinh, biểu tình, diễn thuyết 
_ Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” phát triển mạnh mẽ.
à Tạo nên khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước.
4/ Củng cố
1/ Đảng cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương và khẩu hiệu gì để đẩy phong trào cách mạng tiến tới ?
2/ Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước ?
5/ Dặn dò:
- Xem lại bài 22. Học bài theo vở ghi + sgk
- Chuẩn bị bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tập trả lời câu hỏi SGK.
Tuần 24/Tiết 28	 Ngày soạn: 28/1/2015
 Ngày dạy : 30/1/2015
Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : học sinh nắm được
- Khi tình hình thế giới diễn ra vô cùng thuận lợi cho cách mạng nước ta, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Cuộc khởi nghĩa nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội cũng như khắp các địa phương trong cả nước, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
2/ Tư tưởng :
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào của dân tộc.
3/ Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh khả năng 
- Sử dụng tranh ảnh lịch sử.
- Tường thuật lại diễn biến của Cách mạng tháng Tám.
- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Ảnh: Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19-8-1945).
- Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945).
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ : Từ khi Nhật đảo chính Pháp, ĐCS ĐD đã có những chủ trương và hoạt động gì để đẩy PTCM tiến lên ?
Chủ trương của Đảng :
 + Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
 + Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
 + Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
3/ Bài mới :
3/1 Giới thiệu bài mới : Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh, lệnh Tổng KN được ban bố – CMT8 thành công. CM diễn ra ntn, ý nghĩa gì ?
3/2 Dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hs đọc mục I
H : Nêu những nét chính của tình hình thế giới từ tháng 5-1945 ?
Học sinh trả lời theo Sgk.
H : Trước thời cơ như vậy Đảng đã có chủ trương như thế nào và có quyết định ra sao ?
Gv giải thích thêm: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán đúng tình hình và phát động nhân dân tích cực khẩn trương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
H : Ý nghĩa lịch sử của Đại hội Quốc dân ?
à Thể hiện sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm giành tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Có giá trị như Diên Hồng lịch sử lần thứ 2.
H : Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng ?
Gv bổ sung và khẳng định: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh thời cơ cách mạng đã xuất hiện.
à Sáng suốt, kịp thời.
Hoạt động 2
Hs đọc mục II
H : Không khí CM ở Hà Nội ntn ? Dẫn chứng.
Hs qs H39.
H : Khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19 – 8 ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào ?
Học sinh trả lời theo Sgk.
H : Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này ?
à Cổ cũ cả nước, làm kẻ thù hoang mang, dao động.
Hoạt động 3
Gv dùng lược đồ tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 trình bày.
Liên hệ : An khê 20/8, Gia Lai 23/8
H : Khái quát lại các sự kiện của Tổng khởi nghĩa và rút ra nhận xét về lực lượng tham gia, diễn biến ?
Gv bổ sung và kết luận:
- Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công nhanh chóng (chỉ trong 15 ngày), trong đó khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trong cả nước.
- Lực lượng tham gia: toàn dân xuống đường, bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu.
Hs quan sát hình 40 trong Sgk: Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.
Hoạt động 4
Hs thảo luận cặp nhóm
H : Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945?
 + Đối với dân tộc Việt Nam ?
 + Đối với phong trào cách mạng thế giới ?
H : Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 ?
Gv sơ kết bài học.
10’
8’
12’
10’
I/ LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ
* Hoàn cảnh:
- Tháng 5 – 1945 phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện.
_ Tháng 8 – 1945 phát xít Nhật cũng tuyên bố đầu hàng.
-> Đây là điều kiện khách quan thuận lợi tạo thời cơ để nhân dân ta giành độc lập. 
- Ngày 14, 15 – 8 – 1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Ngày 16 – 8 Đại hội Quốc dân họp, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
II/ GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI
- 15 – 8 VM tổ chức diễn thuyết ở 3 rạp hát trong thành phố.
- 16 – 8 truyền đơn biểu ngữ kêu gọi kn xuất hiện khắp nơi.
- Ngày 19 – 8 mít tinh tại quảng trường Nhà hát lớn -> chuyển thành biểu tình chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn à Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
III/ GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC
-Từ ngày 14 – 8 đến 18 – 8, nhiều xã, huyện ở một số tỉnh đã chớp thời cơ giành chính quyền.
- Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế (23 – 8), Sài Gòn (25 – 8) à đến 28 – 8, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
- Ngày 2 – 9 – 1945, tại Hà Nội chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước VNDCCH.
IV/ Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1/ Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân và chế độ phong kiến.
- Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà.
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là châu Á và châu Phi.
2/ Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
4/ Củng cố
+ Lập niên biểu những sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám.Ý nghĩa ?
5/ Dặn dò:
- Xem lại bài 22. Học bài theo vở ghi + sgk
- Chuẩn bị bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946). Trả lời câu hỏi sgk.
Tuần 25/Tiết 29	 Ngày soạn: 2/2/2015
 Ngày dạy : 4/2/2015
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN.
BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946).
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Kiến thức: Cung cấp cho HS những hiểu biết về:
- Thuận lợi cơ bản cũng như những khó khăn to lớn của cách mạng nước ta trong năm đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền.
- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niền tự hào dân tộc.
Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Sử dụng tranh ảnh, tư liệu liên quan.
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám.
1/ Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân và chế độ phong kiến.
- Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà.
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là châu Á và châu Phi.
2/ Nguyên nhân thắng lợi:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước sâu sắc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Bài mới:
 Giới thiệu : Cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ. Thế bạn nào cho biết thành quả đó là gì nào? ( giành được độc lập và chính quyền). Thế để bảo vệ được nền độc lập và chính quyền vừa giành được thì Đảng ta có chủ trương ra sao? Và nhân dân ta làm gì?
 Dạy học bài mới : 
Hoạt động của Thầy – trò
TG
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: cho HS đọc nội dung mục 1 SGK.
H: Sau CMT8/1945, nước ta có những khó khăn và thuận lợi gì?
HS: dựa SGK trả lời ( phần chữ in nghiêng SGK)	
H: Em hãy liệt kê những dẫn chứng cụ thể trong SGK về tình hình khó khăn nước ta sau cách mạng?
HS trả lời: thiên tai, hạn hán, 50% ruộng đất không cầy cấy được, ngân sách trống rỗng, 90% dân số mù chữ
GV kết: nước Việt Nam ta đứng trước tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.
Gv phân tích, kết luận : Khó khăn tuy nhiều nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản và lâu dài.
* Thuận lợi:
 - Trong nước: Được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân lao động trong việc tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền mới.
 - Thế Giới: Được sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô và các lực lượng dân chủ .
H: Các em hãy cho biết vì sao nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ngay sau khi thành lập đã rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
HS trả lời.
GV kết luận: Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào làm trùng ý chí của quân và dân ta đựơc. Điều đó, được thể hiện rõ trong mục II.
Hoạt động 2
GV: cho HS đọc nội dung mục II SGK.
H : Công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm là gì ?
GV diễn giảng: một chế độ mới phải được xây dựng toàn diện, trên tất cả mọi phương diện nhưng trước nhất và quan trọng nhất là xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh là nhà nước của dân, do dân và vì dân đúng nghĩa.
H: Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm gì?
Hs quan sát H41, trả lời: tham gia bầu cử (Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp.) đối với công dân từ 18 tuổi trở lên. Ý nghĩa của sự kiện này ?
GV phân tích: tham gia bầu cử Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp là thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
H: Đảng và Chính phủ đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
H : Việc củng cố kiện toàn chính quyền cách mạng trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” có tầm quan trọng ntn ?
Hs suy nghĩ trả lời. Gv KL
Hoạt động 3
GV: chia nhóm thảo luận.
Nhóm 1 : Nhân dân ta giải quyết nạn đói ntn ?
Nhóm 2 : Giải quyết nạn dốt ntn ?
Nhóm 3, 4 : Giải quyết khó khăn về tài chính ntn ?
Hs qs H42, 43 + đọc sgk – thảo luận ghi bảng phụ trình bày. Nhận xét về những biện pháp của Đảng trong việc diệt giặc đói, giặc dốt. Gv kết luận.
H : Ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết những nhiệm vụ trên?
Kết luận: với những biện pháp tích cực nêu trên, các nạn đói, dốt và khó khăn về tài chính phần nào được giải quyết. Nó có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền CM, bảo vệ độc lập, tự do vừa giành được.	
Gv sơ kết bài học.
10
12
18
I. Tình hình nước ta sau Cách Mạng Tháng Tám:
* Khó Khăn:
 - Khách quan: Kẻ thù đông và mạnh (phía Bắc vĩ tuyến 16 có 20 vạn quân Tưởng; Phía Nam vĩ tuyến 16 Anh dọn đường cho Pháp trở lại nước ta; trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật) ; Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cm.
 - Chủ quan: Sự non yếu của chính quyền mới và tàn tích phong kiến còn để lại về mọi mặt :
+ Kinh tế : lạc hậu, nghèo nàn
+ Nạn đói đe dọa nghiêm trọng
+ Tài chính : ngân sách trống rỗng
+ Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
II. Bước đầu xây dựng chế độ mới:
Ngày 6/1/1946 Tổng tuyển cử bầu quốc hội trong cả nước.
Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên. 
III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
Diệt giặc đói: lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm, tăng gia sản xuất-> nạn đói được đẩy lùi.
Diệt giặc dốt: 8/9/1945 Chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ...
Giải quyết khó khăn về tài chính: xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”, phát hành tiền Việt Nam.
Củng cố: Gv cho HS nêu lại nội dung bài học
- Tại sao nói nước VNDCCH ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? 
- Những biện pháp, kết quả của việc xây dựng chính quyền, giải quyết nạn đói nạn dốt và khó khăn về tài chính ?
Dặn dò - Học bài vở ghi + sgk
 	 - Đọc và soạn tiếp mục IV, V, VI bài 24.
Tuần 25/Tiết 30	 	 Ngày soạn: 4/2/2015
 Ngày dạy : 6/2/2015
BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946). (tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Kiến thức: Cung cấp cho HS những hiểu biết về:
- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, chống nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niền tự hào dân tộc.
Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá SKLS.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Sử dụng tranh ảnh, tư liệu liên quan.
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Tình hình nước ta sau CMT8 hiểm nghèo ntn ?
Nạn ngoại xâm nội phản ...
Kinh tế nghèo nàn, tài chính trống rỗng ...
Nạn đói, mù chữ, tệ nạn xã hội ...
Những biện pháp, kết quả của việc xây dựng chính quyền, giải quyết nạn đói nạn dốt và khó khăn về tài chính ?
Diệt giặc đói: lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng tâm, tăng gia sản xuất-> nạn đói được đẩy lùi.
Diệt giặc dốt: 8/9/1945 Chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ...
Giải quyết khó khăn về tài chính: xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”, phát hành tiền Việt Nam.
Bài mới:
 Giới thiệu : Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nội phản Đảng ta đã có những sách lược ntn ? -> BH
 Dạy học bài mới : 
Hoạt động của Thầy – trò
TG
Nội dung bài học
Hoạt động 1
HS đọc mục IV SGK
H : Sự kiện chứng tỏ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ?
H : Đảng và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
Hs dựa sgk trả lời
Cho HS nêu ý nghĩa hình 44 SGK
Hoạt động 2
Hs đọc nội dung V SGK
H : Thái độ hành động của Tưởng ntn sau khi kéo vào miền Bắc nước ta ?
GV: Diễn giảng, phân tích: ta đứng trước 2 hoàn cảnh : Miền Nam: chống Pháp; Miền Bắc: chống Tưởng (20 vạn)
Hỏi: Trước tình hình này chủ trương đối phó cuả ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai như thế nào?
Hs trả lời
Hỏi: Em có nhận xét chủ trương của ta như thế nào?
GV Kết luận: ta chủ trương mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc chiến lược.
Hoạt động 3:
HS đọc nội dung VI SGK.
H : Pháp thực hiện kế hoạch đưa quân ra Bắc ntn ?
H : Trước tình hình đó Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_LS_9_2015.doc