Chương 2
Việt Nam từ 1858 đến 1945
2.1. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
2.1.1. Việt Nam trước nguy cơ bị Pháp xâm lược
- Cho tới giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hóa, song chế độ phong kiến cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng: kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp sa sút, nhiều chủ trương của nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại sai lầm, bế quan tỏa cảng, cấm đạo và bài xích đạo Thiên chúa. Đời sống của nhân dân cực khổ, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục. Khả năng phòng thủ của đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém.
+ Trong khi đó, từ giữa thế kỉ XVI, các nước tư bản phương Tây ráo riết chạy đua sang phương Đông, đến giữa thế kỉ XIX, một loạt nước châu Á đã bị biến thành thuộc địa. Trong cuộc chạy đua với phương Tây, nhất là khi thất thế tại Canađa, Ấn Độ, Pháp muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, trước hết là Việt Nam.
+ Từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đã có nhiều thương nhân và giáo sĩ người Pháp đến Việt Nam, một số sau này trở thành lực lượng đi tiên phong trong cuộc chiến tranh xâm lược. Giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn Pháp – Anh tạm lắng để liên minh xâu xé Trung Quốc, từ năm 1856, chính phủ Pháp quyết định đem quân đánh chiếm Việt Nam.
Cuộc xâm lược được dọn đường bằng một loạt các hành động khiêu khích của Pháp: cho tàu chiến đến Đà Nẵng, đưa quốc thư, nổ súng bắn phá các đồn lũy của ta trên bờ (9-1856); cho tàu tới xin truyền đạo (1-1857) cuối cùng Napôlêông III quyết định đưa quân tới Việt Nam, Pháp còn kêu gọi Tây Ban Nha phối hợp hành động. Chiều 31-8-1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.
ếm đoạt phải bỏ làng xóm ra đi rồi xin vào trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền của thực dân Pháp hay tư sản người Việt bán sức lao động làm thuê. Giai cấp tư sản xuất hiện, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông đảo cùng với công cuộc khai thác của Pháp. - Tình hình trong nước có những thay đổi quan trọng, trong khi đó ở bên ngoài, phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, qua các tác phẩm của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu... tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của Rút Xô, Môngtetxkiơ được giới thiệu với sĩ phu Việt Nam. Sự phát triển nhanh của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, đặc biệt là chiến thắng của Nhật trong chiến tranh với Nga hoàng 1905 cũng có tiếng vang lớn trên thế giới, nhất là đối với các dân tộc châu Á, trong đó có Việt Nam. 2.2.2. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu + Phan Bội Châu là sĩ phu nổi tiếng đất Nghệ An, ông sinh ngày 26-12-1867 ở Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, mất ngày 20-10-1940. Ông tham gia nhiều hoạt động yêu nước, chủ trương bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp. Năm 1904, ông cùng một số người thành lập Hội Duy tân, viết sách và bắt tay vào việc tuyên truyền cổ động thanh niên bí mật sang Nhật học, mở đầu cho phong trào Đông Du. + Phong trào Đông Du lúc đầu tiến hành thuận lợi, số học sinh có lúc lên đến 200 người, nhưng đến tháng 8-1909, thực dân Pháp ra tay khủng bố, chúng câu kết với bọn cầm quyền Nhật, giải tán tổ chức du học sinh của ta trên đất Nhật, phong trào tan rã. Đầu năm 1909, Phan Bội Châu cũng buộc phải rời nước Nhật. Phan Bội Châu là người yêu nước mẫu mực, chủ trương cứu nước của ông là bạo động, xác định đúng kẻ thù, kiên trì con đường vũ trang đánh đuổi thực dân pháp, nhưng ông lại chủ trương dựa vào một tên đế quốc để chống lại một tên đế quốc khác là sai lầm. - Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân ở Trung Kì + Phan Châu Trinh sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 1900 ông đỗ cử nhân, sau đó 1 năm đỗ phó bảng, ông ra làm quan với chức Thừa biện bộ Lễ. Ông được chứng kiến tận mắt cảnh mục nát, hủ bại của triều đình và quan trường, nên sinh ra chán nản. Cuối năm 1904 lấy cớ về quê thờ phụng tổ tiên, ông xin cáo quan, từ đó dốc lòng vào công việc cứu nước. Năm 1908 ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Năm 1911, ông sang Pháp, năm 1925 về nước. Ông mất tại Sài Gòn ngày 24-3-1926. + Mặc dù rất đau sót trước cảnh mất nước, nhưng quan điểm của ông trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc mà nhiệm vụ cấp bách phải là: Chấn dân khí, khai dân trí và hậu dân sinh. Ông là người giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng nâng cao dân trí, dân quyền, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng quân chủ muốn dựa vào ngôi vua. Với phương châm đó, ông đi khắp Quảng Nam và các tỉnh Trung Kì để vận động cải cách. Cuộc vận động duy tân diễn ra với nhiều hình thức phong phú. Nhiều trường học ra đời, giảng dạy với nội dung mới, tuyên truyền mở rộng công thương, đẩy mạnh sản xuất, phê phán bọn quan lại, đã phá hủ tục, thực hiện đời sống mới, thành lập các công ti, hội buôn + Phong trào duy tân lan rộng trong khi nhân dân Trung Kì đang điêu đứng về nạn thuế khóa. Cuộc vận động đã làm bùng lên phong trào chống đi phu, đòi giảm sưu thuế. Phong trào này bắt đầu từ tháng 3-1908 ở các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Tam Kì, Hòa Vang, Duy Xuyên, sau đó lan rộng ra Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh + Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp, đóng cửa trường học, giải tán các hội buôn, chém giết những người cầm đầu. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Huân cùng nhiều người khác bị bắt và đày đi Côn Đảo. Phong trào đòi giảm thuế, chống đi phu tan rã vào cuối tháng 5-1908. Tuy thất bại nhưng đã thể hiện khả năng cách mạng của nông dân, đồng thời cũng bộc lộ hạn chế của họ khi chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Phan Châu Trinh là người yêu nước đầy nhiệt huyết, ông chủ trương cứu nước thông qua các đề nghị cải cách là hết sức tiến bộ, tuy nhiên sai lầm của ông là không hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chống lại biện pháp vũ trang bạo động cứu nước. + Phong trào Duy tân Thực hiện chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Qúy Cáp... ở Trung Kỳ bùng nổ một phong trào yêu nước, thường gọi là phong trào Duy tân. Nội dung của phong trào là vận động cải cách văn hóa xã hội gắn liền với động viên lòng yêu nước căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm. Phong trào hướng vào việc chấn hưng doanh nghiệp, lập hội buôn, mở mang cơ sở sản xuất. Một số nông hội được thành lập ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhiều trường học kiểu mới được mở (48 trường). Trong các trường, ngoài việc dạy chữ quốc ngữ còn gắn liền với việc xây dựng lối sống mới (ăn mặc, xưng hô), bài trừ hủ tục. Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908 phong trào chống đi phu, chống thuế diễn ra tại Quảng Nam sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh ở miền Trung với mục tiêu đấu tranh là không đi phu, không nộp thuế cho Pháp, trừng trị bọn phong kiến phản động. - Phong trào Đông kinh nghĩa thục Noi gương Nhật Bản để tự cường là chủ trương của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tháng 3-1907, Đông kinh nghĩa thục ra đời. Trụ sở tại số 10, phố Hàng Đào, Hà Nội. - Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá một nền học thuật mới, nếp sống mới, phối hợp với phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào duy tân đang phát triển, góp phần cho đất nước phát triển, thoát khỏi ách thống trị ngoại bang, trở thành một quốc gia độc lập. Chương trình học của trường gồm các môn lịch sử, địa lí, kinh tế, ngoại ngữ, thể thao. Về các môn tự nhiên dùng sách giáo khoa của các trường tiểu học Pháp, các môn khoa học xã hội thì tự biên soạn để giảng dạy, chú trọng giáo dục truyền thống của dân tộc. + Đông Kinh nghĩa thục chú trọng đến phương pháp học mới như thảo luận, bình văn. Học sinh có lúc lên 2.000 người. hoạt động và ảnh hưởng lan rộng ra nhiều địa phương như Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Phan Thiết. Đông Kinh nghĩa thục không chỉ là trường học mà còn là tổ chức cách mạng. Hoạt động của Đông kinh nghĩa thục đã gây không khí ham hiểu biết, tin tưởng ở tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Hoảng sợ trước ảnh hưởng của phong trào, tháng 11-1907 thực dân Pháp giải tán Đông kinh nghĩa thục, sách báo của trường bị cấm, một số nhân vật chủ chốt bị bắt. + Vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội (1908) Anh em binh lính người Việt trong quân đội Pháp đã phối hợp với đảng Nghĩa Hưng của Đề Thám mưu tính tổ chức một cuộc bạo động ngay tại sào huyệt của bọn thực dân (dùng thuốc độc bỏ vào thức ăn làm tê liệt sức chiến đấu của địch, sau đó trong đánh ra, ngoài đánh vào...). Ngày 27-6-1908 vụ đầu độc đã diễn ra, 200 lính Pháp trúng độc nhưng nhẹ nên ít hiệu quả. Cuộc nổi dậy bị dập tắt. 2.2.3. Phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) - Hoạt động yêu nước của Việt Nam Quang phục hội: do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, một số người Việt Nam yêu nước tập trung về Quảng Đông thành lập Việt Nam Quang phục (1912) hội thay cho Duy Tân hội. Hội trưởng là Cường Để và Tổng lí là Phan Bội Châu. Tôn chỉ của hội là đánh đuổi thực dân Pháp, thành lập Cộng hòa dân quốc Việt Nam. Hội có kế hoạch cử người về nước để giết những tên đầu sỏ thực dân bao gồm ba viên quan cai trị đứng đầu 3 xứ, mưu giết Toàn quyền Xarô và bọn việt gian tay sai cho Pháp bằng hình thức ám sát, với mục đích là gây tiếng vang để tập hợp quần chúng nhưng không thành. Tháng 4-1913, nổ tạc đạn giết tuần phủ Thái Bình và hai sĩ quan Pháp. - Cuối 1914, tổ chức tấn công vào trại lính khố xanh ở Phú Thọ, tiếp đến tổ chức đánh đồn Nho Quan ở Ninh Bình nhưng không thành công; năm 1915 tập kích đồn Móng Cái, phá ngục Lao Bảo; năm 1916 tập kích đồn Bát Sát (Lào Cai)... - Ngày 3-5-1916 Thái Phiên và Trần Cao Vân mưu khởi nghĩa ở Huế nhưng không thành. - Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên từ 8-1917 đến 1-1918 do Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn lãnh đạo: quân khởi nghĩa đã làm chủ tỉnh lị, phá trại giam, giải phóng hàng trăm tù nhân. Thực dân Pháp đã phải huy động hàng ngàn quân mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - Phong trào Hội kín do Phan Xích Long lãnh đạo: trong những năm chiến tranh ở Nam Kỳ có từ 70 đến 80 hội kín. Thành phần tham gia chủ yếu là nông dân và dân nghèo thành thị, trang bị vũ khí thô sơ. Tôn giáo và phương thuật giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền tổ chức hội viên. Hoạt động gây tiếng vang lớn nhất là kế hoạch tấn công vào khám lớn Sài Gòn nhằm giải phóng tù nhân vào đêm 16-2-1916. 2.2.4. Sự khởi đầu của một khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc - Phong trào công nhân: trước Chiến tranh thế giới thứ nhất công nhân Việt Nam có khoảng 10 vạn, không cam chịu bóc lột và ý thức được sứ mệnh của mình, đã tổ chức đấu tranh bằng nhiều hình thức. Mặc dù còn mang nặng tích chất tự phát, song một lực lượng xã hội mới đang trưởng thành nhanh chóng. - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1911-1918 + Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, năm 1901 đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước. Năm 1906, theo cha vào Huế, học tại trường tiểu học Pháp – Việt và trường Quốc học Huế. + Tháng 5-1908 bí mật vào Nam, dừng chân dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết, đầu năm 1911 vào Sài Gòn. + Ngày 5-6-1911, Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc sang phương Tây bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ 1911 đến 1917, Người đã đi qua nhiều nước tư bản, đế quốc và thuộc địa ở khắp các châu lục. Người đã làm nhiều nghề để sinh sống nhưng trong lòng luôn ấp ủ mong muốn tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc. + Tháng 12-1917, Nguyễn Ái Quốc rời Luân Đôn (Anh) về Pari hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Người nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước tại Pari những hoạt động tuy mới là ban đầu nhưng là điều kiện cần thiết để sau này Người đến với chủ nghĩa Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 2.3. Những biến đổi về kinh tế văn hóa xã hội và các phong trào yêu nước Việt Nam (1919 – 1930) 2.3.1. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 - 1925 - Những điều kiện mới của phong trào + Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929). Hai ngành được Pháp chú ý đầu tư là khai thác than và đồn điền trồng cao su, cà phê. Giao thông vận tải cũng được đầu tư phát triển, đặc biệt là đường sắt và đường bộ. Một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng được chú ý xây dựng. Công cuộc khai thác của Pháp làm cho các giai cấp trong xã hội Việt Nam phân hóa hết sức nhanh chóng. + Chính sách cai trị của Pháp vẫn không hề thay đổi. Chúng thi hành chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp. Nhân dân ta không được hưởng một chút tự do dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị thẳng tay đàn áp. Đế quốc Pháp thực hiện triệt để chính sách “chia để trị”. Chúng thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, ra sức khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan - Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 + Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tình hình thế giới diễn ra những thay đổi nhanh chóng, tác động to lớn đến cách mạng Việt Nam: thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; tháng 2-1919 tại Mátxcơva Quốc tế thứ III được thành lập; Đảng Cộng sản Pháp thành lập (12-1920), đã giúp cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam được thuận lợi hơn; Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (7-1921) và sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 20 đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà cách mạng Việt Nam đứng chân để hoạt động và gây dựng phong trào trong nước. Kế tục truyền thống chống ngoại xâm, phong trào yêu nước tiếp tục phát triển với những hình thức mới: + Hoạt động của Phan Bội Châu: sau những năm hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc không thành công, năm 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Quảng Đông (TQ) bắt giam, đến năm 1917 ông được trả tự do. Cũng năm 1917 cuộc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi, đối với Phan Bội Châu, cách mạng tháng Mười Nga như một luồng ánh sáng mới. Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), kết án tù rồi đưa về giam lỏng tại Huế (an trí). + Hoạt động của Phan Châu Trinh: năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa, Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch bảy tội đáng chém của Khải Định. Ông còn thường xuyên tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và sự mọt rỗng trong chốn quan trường ở Việt Nam, tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Tháng 6-1925 Phan Châu Trinh về nước, ông tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ chuyên chế, đề cao dân quyền. Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh. + Các phong trào khác: nước Pháp là nơi có nhiều Việt kiều sinh sống, một số người đã tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925, “Hội những người lao động trí óc Đông Dương” ra đời. + Năm 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Ngày 19-6-1924 Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện (Trung Quốc). + Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc: tổ chức tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng Việt Nam, thực hiện “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. Tiếp đến, năm 1923 địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư bản Pháp. Cùng với các hoạt động kinh tế, năm 1923 một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... thành lập Đảng Lập hiến, đảng này đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Ngoài Đảng Lập hiến còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”; nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng trực trị. + Phong trào của tiểu tư sản: tiểu tư sản trí thức đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách: họ sôi nổi đấu tranh đòi tự do dân chủ. Một số tổ chức chính trị được thành lập như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên... đại biểu là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú và sôi động như mít tinh, biểu tình, bãi khóa. Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời. Báo tiếng Pháp có các tờ Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê; báo tiếng Việt có Tiếng dân, Đông Dương thời báo. Một số nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam đồng thư xã, Quan hải tùng thư đã phát hành nhiều loại sách báo tiến bộ. + Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất có hai sự kiện tiêu biểu: một là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), hai là các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926). + Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, tuy vẫn còn lẻ tẻ và tự phát. Ở sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội bí mật. Tháng 8-1925, 1.000 thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân nước ta. - Các hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 + Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. + Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đứng về phía đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. + Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi lập ta Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo “Người cùng khổ” (báo Le Paria). Người còn viết bài cho các báo “Nhân đạo” - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp; báo “Đời sống công nhân” - cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn lao động Pháp và đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản ở Pari năm 1925. + Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924). Tại Đại hội này, Người đã ba lần phát biểu về vấn đề dân tộc và thuộc địa, những bài phát biểu của Người đã gây tiếng vang lớn. + Ngày 11-11-1924, từ Liên Xô về Quảng Châu (TQ) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. - Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930 - Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên + Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Học xong bí mật trở về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số người được gửi sang học tại trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô), hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã gồm 7 người trong đó có Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ lập ra Cộng sản đoàn (tháng 2-1925). Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ. Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên ngày 21-6-1925. + Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản. + Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng lao động và sinh hoạt với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân, vì vậy phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các cuộc bãi công của công nhân đã không còn bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã có sự liên kết thành phong trào chung. - Tân Việt cách mạng đảng + Ngày 14-7-1925 một nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và một số tù chính trị ở Trung Kì đã lập ra Hội Phục Việt. Đảng Phục Việt tập hợp những trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. Tân Việt Cách mạng đảng ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát triển và có ảnh hưởng mạnh, nên nội bộ của Tân Việt đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: tư tưởng cách mạng và cải lương. Cuối cùng xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản thắng thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Số đảng viên tiên tiến còn lại thì tích cực hoạt động để tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng, năm 1929 thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. - Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái + Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã – một nhà xuất bản tiến bộ của giai cấp tiểu tư sản, ngày 25-12-1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là một chính đảng yêu nước, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Lúc mới thành lập, chính đảng này chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp đã được giác ngộ làm lực lượng chủ yếu, tổ chức cơ sở của Quốc dân đảng rất ít. Địa bàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kì, còn Trung Kì và Nam Kì không đáng kể. + Tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội. Nhân sự kiện này thực dân Pháp liền tổ chức một cuộc vây ráp lớn, Việt Nam quốc dân đảng là tổ chức bị thiệt hại nhiều hơn cả. Bị động trước tình thế, những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động khởi nghĩa với phương châm “không thành công cũng thành nhân”. Đêm 9-2-1930 cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra ở Yên Bái. Cũng đêm đó, khởi nghĩa còn nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình. Tại Hà Nội cũng có hoạt động đánh bom phối hợp. + Cuộc khởi nghĩa Yên Bái tuy thất bại nhanh chóng nhưng đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù thực dân Pháp và tay sai của nhân dân Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh giải phóng dân tộc + Sự hình thành các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929: Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên. Chi bộ đã vận động thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì họp Đại hội tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng s
Tài liệu đính kèm: