Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Đào Thị Phương Thoa - Trường Tiểu học TT Lương Bằng

Tuần :1

 CHIỀU Tiếng Việt

TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG (Tiết 1 + 2)

Toán

 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, giúp HS tự giới thiệu về mình

- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập và các hoạt động trong giờ học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Đào Thị Phương Thoa - Trường Tiểu học TT Lương Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2017 - 2018
Tuần :1
Thứ hai, ngày 28 tháng 8 năm 2017
	CHIỀU	Tiếng Việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG (Tiết 1 + 2)
*************************************************
Toán
 TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU:
Tạo không khí vui vẻ trong lớp, giúp HS tự giới thiệu về mình
Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập và các hoạt động trong giờ học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
 1. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Toán 1
* Giáo viên giới thiệu sách Toán 1
- Giáo viên hướng dẫn H lấy sách Toán 1 và hướng dẫn H mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”
- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1:
 2. Giáo viên hướng dẫn H làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- GV hướng dẫn H quan sát từng tranh 
GV chốt: Trong học toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, các em nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo sự hướng dẫn của T.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Về thực hành mở sách vở.
- Kiểm tra lại bìa bọc và nhãn vở.
- Học sinh chơi trò chơi “Thò , thụt”
- H quan sát sách Toán 1
- H lấy sách Toán 1 ra, mở sách đến trang có bài
“Tiết học đầu tiên”
- H theo dõi lắng nghe
- HS mở sách Toán 1 đến bài “ Tiết học đầu tiên”
- Thảo luận theo nội dung của từng ảnh 1 trong sách giáo khoa
- Đại diện các nhóm trả lời nội dung từng ảnh và làm quen với nội dung đó
- H các nhóm hoàn thành nội dung các ảnh trong sách giáo khoa.
- Lắng nghe
- Học sinh thi gấp mở sách trong nhóm.
******************************************************************
Thứ ba, ngày 29 tháng 8 năm 2017
Tiếng Việt
TÁCH LỜI RA TỪNG TIẾNG (Tiết 3 + 4)
*************************************************
Toán
 NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
- So sánh số lượng các nhóm đồ vật, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn thành thạo.
- Hăng say học tập môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
Giáo viên nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
2.Hoạt động 1: So sánh số lượng thìa và cốc
- GV gọi HS lên bảng đặt mỗi thìa vào một cốc ( 4 thìa và 5 cốc), còn thừa cốc không có thìa.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV kết luận: "Ta nói số cốc nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc"
3. Hoạt động 2: So sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong SGK.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn
- Đưa 2 nhóm đồ vật, đối tượng bất kỳ cho hs so sánh nhiều hơn ít hơn.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Về so sánh các nhóm đồ vật, vật nuôi, ở nhà em,.
- Chuẩn bị bài giờ sau: Hình vuông, hình tròn.
- Học sinh hát bài hát “ Quả”
- Học sinh hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả hoạt động và nhận xét.
+Số cốc nhiều hơn số thìa.
+ Số thìa ít hơn số cốc.
- Một vài học sinh nhắc lại, nhóm, lớp đồng thanh nhắc lại
- Học sinh quan sát tranh vẽ trong SGK, thảo luận theo cặp
- Đại diện cặp chia sẻ trước lớp
Tranh 1:
+ Số chai ít hơn số nút chai.
+ Số nút chai nhiều hơn số chai....
Tranh 2:
+ Số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
+ Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ
- HS chơi theo tổ
VD: - So sánh số bạn nam và số bạn nữ trong lớp?
- Số bạn gái nhiều hơn số bạn trai.
- Số bạn trai ít hơn số bạn gái.
******************************************************
CHIỀU
Luyện Toán
EM HỌC TOÁN
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp học sinh biết được các chi tiết trong bộ đồ dùng học Toán và cách sử dụng bộ đồ dùng học Toán trong khi học.
- Rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập cho học sinh.
- Giúp học sinh yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
- HS : Bộ đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
 - Giáo viên giới thiệu các chi tiết trong bộ đồ dùng. Và cách sử dụng chúng.
C. Hoạt động thực hành 
- GV tổ chức cho học sinh thực hành cài trên bảng cài.
- GV quan sát, giúp đỡ (nếu cần)
C. Hoạt động ứng dụng – Dặn dò
 - Nhắc học sinh về ôn lại cách sử dụng đồ dùng.
- Chuẩn bị giờ sau
- Học sinh hát
- Học sinh mở bộ đồ dùng Toán 1 để trên mặt bàn.
- Học sinh làm việc cá nhân 
- Học sinh lấy các chi tiết giáo viên yêu cầu và cài lên bảng cài.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau.
- Học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn ai” để rèn kĩ năng sử dụng đồ dùng. 
 - Học sinh theo dõi, ghi nhớ.
*****************************************************************
Thứ tư ngày 30 tháng 8 năm 2017
Tiếng Việt
TIẾNG GIỐNG NHAU
************************************************
Toán
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn , nói đúng tên hình.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn của các vật thật có dạng hình vuông, hình tròn.
- Hs yêu thích và có ý thức học tập toán tốt hơn.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Hình vuông, hình tròn bằng bìa hoặc gỗ.
- HS: SGK,VBT, bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động.
- Giáo viên lấy 5 cái bút và 4 quyển vở
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
Giáo viên dẫn dắt vào bài.
2.Giới thiệu hình vuông
- GV giơ tấm bìa hình vuông và giới thiệu: "đây là hình vuông"
 - Lấy cho cô các hình vuông trong bộ đồ dùng.
- Quan sát tranh SGK
? Đâu là hình vuông.
3.Giới thiệu hình tròn.
- GV hướng dẫn tương tự hình vuông.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tô màu (CN)
Bài 2: Tô màu (CN)
 Hướng dẫn hs tô hình tròn.
- Chú ý tô hình tròn trong con lật đật cho khác màu nhau.
Bài 3: Tô màu (CN)
 + Liên hệ: Nêu các vật hình vuông, hình tròn có ở lớp, ở nhà.
- GV nhận xét
Bài 4 : Làm thế nào để có hình vuông? (N2)
- Tổ chức thành trò chơi
- GV treo tranh có hình
- GV nhận xét tuyên dương
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
- Về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS so sánh số lượng bút và số lượng vở
- HS quan sát 
 - Học sinh nhắc lại: "hình vuông"
- HS lấy hình vuông nói: “Đây là hình vuông”.
- HS trao đổi cặp và trả lời: Khăn mặt mùi xoa, viên gạch hoa.
- HS tô màu xanh vào hình vuông
- HS dùng bút màu tô các hình vuông.
- HS tự tô màu
- 3 HS nêu cách tô màu: dùng bút màu khác nhau để tô hình vuông, hình tròn
- HS tô màu.
- 2 đội học sinh lên chơi trò chơi.
- Cả lớp theo dõi, cổ vũ.
- Nhận xét phân thắng thua, tuyên dương
- Theo dõi.
************************************************ 
 Đạo đức
BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (Tiết 1 )
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu học sinh có quyền có họ tên, có quyền đi học. Vào lớp 1 các em có thêm bạn mới, có thầy cô giáo mới, sẽ thêm nhiều điểm 10.
- Biết giới thiệu về tên, sở thích của bản thân, kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Vui vẻ, phấn khởi đi học, yêu quý bạn bè.
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
 + Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân
 + Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người 
 + Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè...
II CHUẨN BỊ
- GV: Điều 7; 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS : Vở bài tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - GV giới thiệu bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1(10 phút): (Nhóm) 
Giới thiệu tên mình
“ Vòng tròn giới thiệu”
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.
* Giáo viên kết luận: mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.
- Học sinh hát tập thể bài “Em yêu trường em”.
- HĐTQ giới thiệu trò chơi, nêu luật chơi và tổ chức cho các bạn chơi.
- HS tham gia trò chơi theo nhóm 
 - Trò chơi giúp em điều gì?
- Em cảm thấy thế nào khi được giới thiệu tên mình, tên bạn ?
- Theo dõi
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình( cặp đôi ) 10 phút
- Cho Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người .
- HS quay sang giới thiệu cho nhau sở thích của mình
- Những điều bạn thích có hoàn toàn giống em không?
* Giáo viên kết luận GV: Mỗi người có sở thích khác nhau, ta cần tôn trọng sở thích riêng của mỗi người.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ cả lớp
3. Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học (cá nhân): 10 phút
* Giáo viên kết luận : Vào lớp 1 các em có thầy cô mới, bạn mới, biết bao điều mới lạ, các em cần ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG – DẶN DÒ
- Ôn bài, chuẩn bị giờ sau thực hành luyện tập.
- Cá nhân làm việc
+ Em đã mong chờ chuẩn bị cho ngày khai giảng ra sao?
 +Bố mẹ đã quan tâm như thế nào? 
+Em có thấy vui khi là hs lớp 1 không? +Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
************************************************************* 
Thứ năm ngày 31 tháng 8 năm 2017
Tiếng Việt 
TIẾNG KHÁC NHAU. THANH
********************************************
 Toán
HÌNH TAM GIÁC 
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận ra và nêu tên đúng hình tam giác nói đúng tên hình..
- Nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
- Hăng say học tập môn hình học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số vật có hình tam giác.
- HS : Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.Giới thiệu bài mới
 Giáo viên dẫn dắt vào bài ghi đầu bài.
- Học sinh chơi trò chơi tiếp sức
 Kể tên những vật, đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.
2.Giới thiệu hình tam giác
- Yêu cầu HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi xem hình còn lại là hình gì?
HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi nêu hình còn lại là hình tam giác.
- Cho HS xem một số vật có hình tam giác.
C. Hoạt động thực hành kĩ năng.
- Đọc: hình tam giác.
Thực hành xếp hình (CN)
- Yêu cầu từ các hình tam giác, vuông, tròn các em hãy xếp thành các hình như SGK.
- Tiến hành xếp.
- Với HS khá giỏi yêu cầu các em xếp các hình do em tự nghĩ ra.
Chốt: Từ các hình đã học chúng ta có thể ghép thành rất nhiều các hình khác nhau
- Thi đua nhau xếp.
- Theo dõi.
 Chơi trò “Thi đua chọn nhanh các hình”).
- GV đọc tên hình bất kì, học sinh tìm và lấy nhanh hình đó trong bộ đồ dùng.
- Chơi theo nhóm.
D. Ứng dụng – Dặn dò
- Tìm các vật có hình tam giác ở lớp, ở nhà
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
- Lắng nghe.
***********************************************
Luyện Tiếng Việt
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cho HS thực hiện tốt mọi nề nếp học tập đã đề ra.
- Rèn cho học sinh có ý thức học tập tốt.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Đồ dùng học Tiếng Việt, bảng con,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Hoạt động khởi động.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
- GV kiểm tra kiểm tra sách vở, đồ dùng học Tiếng Việt của từng HS.
- GV hướng dẫn các loại sách Tiếng Việt gồm có:
- Dụng cụ học tập gồm có:
- GV nêu các yêu cầu về sử dụng và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
C. Hoạt động thực hành
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
D. Hoạt động ứng dụng, dặn dò.
- Dặn dò các em cần chuẩn bị đủ sách vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Học chơi trò chơi “trời nắng, trời mưa”.
- HS để sách vở, đồ dùng học tập lên bàn.
Tiếng Việt
Bài tập Tiếng Việt
Bút
Bảng con, phấn.
- Học sinh chú ý theo dõi.
- Học sinh hoạt động nhóm 2: Hai bạn trong nhóm hỏi nhau về các kí hiệu trong học Tiếng Việt, các loại sách học môn Tiếng Việt.
- Một số nhóm lên hỏi đáp trước lớp.
- Học sinh theo dõi
****************************************************************** Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2017
Tiếng Việt
TÁCH TIẾNG THANH NGANG RA HAI PHẦN, ĐÁNH VẦN
****************************************
Tự nhiên và xã hội 
Bài 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Sau bài học này, HS biết:
	 - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể là đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.....
	 - Biết một số cử động bộ phận đầu, mình, tay và chân.
	 - HS chăm tập TDTT để có cơ thể phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
- GV:	Hình trong SGK trang 4,5 phong to.
- HS: + Sách giáo khoa TNXH	
 + Bài hát : Đôi bàn tay xinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Hoạt động khởi động:( 5 phút)
Hát: “ Đôi bàn tay xinh”
Giới thiệu bài: Cơ thể chúng ta
B/ Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15phút)
 Bước 1: Trải nghiệm
 Bước 2: Phân tích- khám phá- rút ra bài học:
- GV kết luận: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.
 Bước 3: Chia sẻ trải nghiệm:
- Cá nhân: Kể tên một số bộ phận trên cơ thể em 
- Nhóm 4: Quan sát hình ở trang 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh đã phong to và nói tên các bộ phận trên cơ thể.
Ví dụ: mắt, mũi, miệng, tay, đùi, chân,..
- Hs căp đôi: lên chỉ nêu tên các bộ phận trên cơ thể của bạn và bộ phận đó thuộc phần nào của cơ thể.
C/ Hoạt động thực hành kĩ năng:(12 phút)
Làm việc nhóm 4.
- GV kết luận: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn hàng ngày các em cần biết bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục.
Hoạt động cả lớp.
- Tập thể dục: GV hướng dẫn các em vừa hát vừa làm theo lời bài hát: 
èKL: Muốn cho cơ thể phát triển tốt thì chúng ta phải tập TD hàng ngày.
- Làm việc nhóm 4. 
- HS quan sát tranh SGK trang 5
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?
- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Đại diện một số nhóm lên chỉ tranh và nêu.
- Bạn cúi đầu, bạn đội mũ, bạn bế em, bạn ăn cơm, bạn đá bóng.
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình, và chân tay.
- HS hát và tập bài TD theo hướng dẫn
D/ Hoạt động ứng dụng - dặn dò:(3 phút)
- Về nhà các em phải biết chăm sóc và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể và tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
******************************************************************................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an soan theo huong phat trien nang luc lop 1_12178422.doc