Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - Buổi 2

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 7: GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)

A. Mục tiêu

 - HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, cha mẹ, được cha mẹ yêu thương.

 - Rèn HS biết yêu quý gia đình, kính trọng lễ phép với ông ,bà, cha mẹ.

 - Giáo dục hs biết kính trọng, lễ phép.

 - GDKNS : Có KN giới thiệu về những người thân trong gia đình, có KN giao

tiếp, ứng sử với mọi người trong gia đình.

B. Đồ dùng dạy - học:

 GV : - Đồ dùng đóng vài, tranh minh hoạ

 - Bài hát: Cả nhà thương nhau.

 HS : - Vở bài tập

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 7 - Buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 13: BÀI 19
--------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 7: GIA ĐÌNH EM (Tiết 1)
A. Mục tiêu
 - HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, cha mẹ, được cha mẹ yêu thương.
 - Rèn HS biết yêu quý gia đình, kính trọng lễ phép với ông ,bà, cha mẹ.
 - Giáo dục hs biết kính trọng, lễ phép.
 - GDKNS : Có KN giới thiệu về những người thân trong gia đình, có KN giao 
tiếp, ứng sử với mọi người trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy - học:
 GV : - Đồ dùng đóng vài, tranh minh hoạ 
 - Bài hát: Cả nhà thương nhau.
 HS : - Vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ :
-Tiết trước em học bài gì ?
-Vì sao em phải giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập ?
-Kiểm tra lại sách vở , đồ dùng học tập của một số em chưa tốt trong tuần trước 
-Nhận xét bài cũ.
 III.Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
-Cho học sinh sinh hoạt theo nhóm nhỏ 4 bạn , học sinh kể về gia đình mình .
+ Gia đình em có mấy người ?
+ Bố em làm gì ? Mẹ em làm gì ?
+ Anh chị em bao nhiêu tuổi ? làm gì ? 
-Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn , Giáo viên hướng dẫn Học sinh cảm thông , chia sẻ với bạn.
-Cho một vài em kể trước lớp .
* Giáo viên kết luận : Chúng ta ai cũng có một gia đình .
3.Hoạt động 2 : Xem tranh nêu nội dung .
Chia nhóm quan sát tranh theo phân công của Giáo viên. 
-Câu hỏi thảo luận : 
+Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình ?
+Bạn nhỏ trong tranh nào phải sống xa cha mẹ?Vì sao ? 
+Em cảm thấy thế nào khi được sống trong gia đình có bố mẹ, anh chị em đầy đủ ?
* Kết luận :Các em thật hạnh phúc , sung sướng khi được sống với gia đình . Chúng ta cần cảm thông , chia sẻ với các bạn thiệt thòi , không được sống chung với gia đình.
4.Hoạt động 3 : Chơi đóng vai theo tình huống trong tranh.
- Phân nhóm quan sát tìm hiểu nội dung tranh của nhóm mình.
 - Cho đại diện của các nhóm lên đóng vai theo tình huống .
 - Tổng kết cách ứng xử cho từng tranh .
T1 : Nói “ Vâng ạ !” và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
T2 : Chào bà và cha mẹ khi đi học về .
T3 : Xin phép bà đi chơi .
T4 : Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn . 
* Kết luận : được sống trong gia đình với sự yêu thương , chăm sóc của bố mẹ . Các em phải có bổn phận kính trọng , lễ phép , vâng lời ông bà , cha mẹ . 
5.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về ôn lại bài và thực hiện tốt lời cô dạy .
- Chuẩn bị đóng kịch , tiểu phẩm “ Chuyện của Long ” . Giáo viên phân công và hướng dẫn lời thoại để học sinh chuẩn bị đóng vai trong tuần sau .
Hát , chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Hs thảo luận nhóm , lần lượt từng em kể cho bạn nghe về gia đình của mình .
Hs thảo luận nhóm về nội dung bức tranh :
T1 : Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài .
T2 : Bố mẹ đưa con chơi đu quay ở công viên .
T3 : một gia đình đang sum họp bên mâm cơm .
T4 : một bạn trong tổ bán báo ‘ Xa mẹ ’đang bán báo trên đường phố .
Bạn trong tranh 1, 2,3 .
Bạn trong tranh 4 . Vì còn bé mà bạn đã phải kiếm sống bằng nghề bán báo , không có ai nuôi bạn ấy . 
- Em rất sung sướng , hạnh phúc.
Hs thảo luận nội dung tranh , chọn cách ứng xử phù hợp , phân vai trong nhóm .
Hs nhận xét , bổ sung ý kiến .
------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TIẾT 11 : ÔN TẬP CHUNG
(Tiết 2 - Tuần 7 – Vở LTTiếng Việt) 
A. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được các chữ và âm: nh, ph, g, gh,ng, ngh, qu,y, tr.
 *- Ghép các chữ và dấu tiếng có chữ nh, ph, g, gh,ng, ngh, qu. Nối ô chữ thành từ, cụm từ. Đọc được truyện tranh ngắn và viết được một câu ở bài tập 3. 
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bộ đồ dùng Tiếng Việt 
 - HS : Bảng, VBT
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Ôn tập trong SGK
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1: Ghép các chữ và dấu ở 3 cột ....
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét .
- Gọi HS đọc lại các tiếng.
* Bài 2: Nối các ô chữ thành từ,cụm từ.
- Cho HS quan sát, đoán yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS đọc từng dòng.
- HD cho HS nối.
- Quan sát giúp HS đỡ HS còn yếu .
- Nhận xét.
- Cho HS đọc lại từng từ, cụm từ.
Đáp án:nhà ga, già cả, quê cha, ghế gụ
bỡ ngỡ, giả da, ý nghĩ, bỏ qua.
*Bài 3: Đọc truyện tranh sau:
- Treo tranh, hướng dẫn
- Chữa bài nhận xét.
- Cho HS đọc lại bài.
* Bài 4: Chọn một câu sau ở bài tập 3 rồi chép vào chỗ trống.
- Nêu yêu bài.
- Yêu cầu HS đọc .
- Cho HS viết vào vở.
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bài 3
- Nhận xét , đánh giá .
- Về nhà xem lại bài .Chuẩn bị bài sau
-Hát
- HS đọc.
- Nhận xét
- Nhắc lại.
- Làm bài. 1 HS chữa bài. Lớp nhận xét
- HS đọc (cá nhân-nhóm -lớp).
- Quan sát, nêu yêu cầu.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nối. 2 HS lên bảng nối.
Lớp nhận xét.
- HS đọc.
- Nêu lại yêu cầu.
- Làm bài vào vở. 3 HS lên bảng nối. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Nêu yêu cầu.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- Đổi vở kiểm tra chéo. Nêu nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc.
- Nghe.
-----------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
-------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
TIẾT 6 (BÀI 4): MONG MUỐN CỦA EM (tiết 1)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TOÁN
TIẾT 13 : PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
( Tiết 1-Tuần 7 – Vở LT Toán )
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
 * - Làm được tính cộng các số trong phạm vi 3. 
 - Yêu thích toán học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Các nhóm đồ vật, tranh vẽ giống Vở Luyện Toán. 
 - HS: Vở LT Toán, bảng, bộ đồ dùng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS đọc các phép tính trong bảng cộng. 
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm các bài tập 
*Bài 1: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét .
- Gọi HS nêu lại cấu tạo số 10.
* Bài 3: Tính.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
- Chữa bài.
- Chữa bài nhận xét.
- Gọi HS đọc lại các phép tính.
* Bài 4: Nối phéptính với số thích hợp.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài.
- Chữa bài: Cho HS thi nối nhanh
- Nhận xét. 
*Bài 5: Gợi ý cho HS khá giỏi.
3. Củng cố,dặn dò
- Nhắc lại nội dung .
- Nhận xét tiết học.
- VN hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài. 
- HS quan sát, nêu yêu cầu.
1 HS làm bài mẫu.
- Làm bài vào vở. 
- 2 HS điền số trên bảng lớp.
 Lớp nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Làm vào vở.
- HS nối tiếp chữa bài. Lớp nhận xét.
-HS nêu
- Hs quan sát nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở. 
 3 HS nêu kết quả.
- HS khác nhận xét .
- HS đọc.
- Hs quan sát nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở. 
HS thi nối nhanh.
- HS khác nhận xét .
- HS nghe.
-------------------------------------------
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
TIẾT 12: BÀI 20
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TIẾT 14: ÔN ia
(Tiết 3 - Tuần 7 – Vở LTTiếng Việt) 
A. Mục tiêu : 
 - Củng cố cho HS nhận biết được vần ia.
 * - Đọc và nối được ô chữ có vần ia với hình. Đọc và nối các ô chữ tạo thành từ, cụm từ.Đọc được đoạn văn ngắn. Tự chọn và viết được một câu ở bài 3.
 - Yêu thích tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh. Vở LTTV..
 - HS : Bảng, Vở LTTViệt.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài k-kh trong SGK.
- Nhận xét
III. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Đọc ô chữ. Nối ô chữ với hình.
- Cho HS quan sát tranh, yêu cầu bài.
- GV nêu lại yêu cầu bài.
- Cho HS đọc từng ô chữ.
- HD cho HS nối ô chữ với hình.
- Nhận xét.
- Cho HS đọc các ô chữ. 
* Bài 2: Đọc ô chữ. Nối các ô chữ thành từ, cụm từ.
- Nêu yêu cầu
- Cho HS đọc các ô chữ.
- Yêu cầu HS nối ô chữ.
- Gọi HS đọc lại các từ, cụm từ vừa nối.
*Bài 3: Đọc đoạn sau.
- Cho HS quan sát tranh.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS đọc từng câu và cả đoạn
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại cả đoạn.
*Bài 4 : Chọn một câu ở bài 3 để chép vào chỗ trống.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS chọn câu viết vào vở.
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại truyện tranh.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị sau.
	-Hát
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS làm bài. 
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS đọc(Cá nhân - nhóm- lớp)
- HS nối các ô chữ. HS nối tiếp lên bảng nối. Lớp nhận xét.
- Quan sát.
- Nêu lại.
- HS đọc (Cá nhân - nhóm- lớp)
- 1HS đọc.
- Nêu lại yêu cầu
- HS viết.
- Đổi vở. Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
-----------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 (Nếp sống thanh lịch văn minh)
TIẾT 1: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
A. Mục tiêu : 
- Giúp học sinh nhận biết được:
+ Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. 
+ Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 1.
+Chương trình học của học sinh lớp 2, 3, 4, 5 , học sinh THCS, THPT.
+ Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Xem tranh-Trao đổi, thực hành- Lời khuyên).
- Học sinh có kĩ năng : Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 1 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).
- Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Sách HS lớp 1, 2, 3, 4, 5.
- HS: Sách HS lớp 1
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ : 
 không kiểm tra.
 III.Bài mới:
1.Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV giới thiệu khái quát về tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dùng cho HS lớp 1.
Bước 2 : GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.
 2.Hoạt động 2 : Giới thiệu về tài liệu 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. 
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 1, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
Bước 2 : GV có thể lấy một số ví dụ về hành vi đẹp trong SHS để minh họa.
3.Hoạt động 3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp 
Bước 1 : GV sử dụng sách từ lớp 1 đến lớp 5 để khái quát về Bộ tài liệu “Giáo dục Nếp sống TL, VM cho HS Hà Nội” .
- Hình thức : Bộ tài liệu gồm 5 cuốn tương ứng với 5 khối lớp.
- Nội dung : Có 8 chủ đề “Nói, nghe ; ăn; mặc; ở; cử chỉ, vui chơi, giao tiếp, ứng xử”.
Bước 2 : GV tóm tắt lời giới thiệu cho HS.
4.Hoạt động 4 : Tìm hiểu sách HS lớp 1 
* Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược nếp sống thanh lịch, văn minh sẽ học đối với HS lớp 1.
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau:
 - SHS gồm có mấy bài ?
 - Tên từng bài là gì ?
	 - Mỗi bài gồm có những phần nào ?
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
-GV kết luận : 
SHS lớp 1 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ăn, mặc, cử chỉ, vui chơi.
 Bài 1 : Em học nói
	Bài 2 : Lời chào
	Bài 3 : Bữa ăn trong gia đình
	Bài 4 : Bữa ăn bán trú
	Bài 5 : Trang phục tới trường
	Bài 6 : Trang phục ở nhà
	Bài 7 : Cách đi, đứng của em
	Bài 8 : Vui chơi ở trường
5.Củng cố dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nêu vắn tắt về việc sử dụng tài liệu GDNSTL,VM cho HS lớp 2.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Em hỏi và trả lời”.
Hát
-HS nghe
-HS theo dõi chỉ ra hành vi chưa đẹp.nêu cách sửa
-HS theo dõi chỉ ra hành vi đẹp.nêu gương học tập, liên hệ trong lớp
-HS trả lời
Lớp nhận xét bổ sung.
-Hs theo dõi, nhắc lại tên các chủ đề.
-Về xem trước bài 
----------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN HỌC
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2016
LUYỆN TOÁN
TIẾT 14 : ÔN PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4.
( Tiết 2 -Tuần 7 – vở LT Toán )
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
 * - Làm được tính cộng các số trong phạm vi 3. 
 - Yêu thích toán học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Các nhóm đồ vật,tranh vẽ giống vở LT Toán. 	
 - HS: - VBT, bảng, bộ đồ dùng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các số đã học.
- Nhận xét . 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Ôn tập 
*Bài 1: Số?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Nhận xét , sửa chữa.
*Bài 2: Tính:
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Số?:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các số.
*Bài 4: >, < < =?
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS làm mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các số.
*Bài 5: Số?
- Hướng dẫn cho HS khá 
3. Củng cố,dặn dò
- Gọi HS đọc lại các phép tính trong phạm vi 4 .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS: Về nhà hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
-HS đọc số 
-3 HS lên bảng .
- HS làm bài vào vở.
 HS điền số trên bảng lớp.
- HS quan sát, nêu.
- HS làm vào vở. 
6 HS chữa bài trên bảng(2 lượt).
HS khác nhận xét .
- Nêu lại yêu cầu.
- Làm bài vào vở. 
6 HS chữa bài trên bảng (2 lượt). 
Lớp nhận xét.
- Nêu lại yêu cầu.
- Làm mẫu, giải thích cách làm.
- Làm bài vào vở. 
6 HS chữa bài trên bảng (2 lượt). 
Lớp nhận xét 
- Đọc.
- Nghe.
--------------------------------------------
THỂ DỤC
TIẾT 7: ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
A.Mục tiêu:
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu HS tập hợp đúng chỗ, nhanh và trật tự hơn tiết trước.
 - Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ. Nhận biết đúng hướng để xoay người 
theo (có thể còn chậm).Yêu cầu thục hiện động tác theo khẩu lệnh ở mức cơ bản đúng.
- Biết chơi trò chơi “Đi qua đường lội”..
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường. 
- GV chuẩn bị 1 còi.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần mở đầu:
- GV Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động
2. Phần cơ bản:
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng
- Cho HS tập
b) Ôn tập tư thế đứng nghiêm, nghỉ.
- Cho HS làm mẫu
- Cho HS tập phối hợp 2 tư thế 
+ Tập phối hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.
- Cho cả lớp tập
- Cho HS tập theo tổ.
- Thi đua giữa các tổ.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Tập quay phải, quay trái:
- Cho HS làm mẫu
- Hướng dẫn lại
- Cho HS tập quay phải, quay trái.
- Quan sát, chỉnh sửa cho HS
- Cho HS tập theo tổ.
- Nhận xét, tuyên dương.
c) Trò chơi: Đi qua đường lội.
- Hướng dẫn cách chơi 
- 2 HS làm mẫu
- Các tổ chơi 1- 2 lần
- Cả lớp thi đua 2 - 3 lần
- Quan sát, nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS tập hợp.
- Hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Tuyên dương tổ, cá nhân tập tốt, nhắc nhở những HS còn mất trật tự.
- Nhận xét giờ học 
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. 
GV
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
- Đứng vỗ tay, hát. Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2.
- HS tập: 3lần
- 1 HS tập mẫu.
- Cả lớp tập.
- Tập theo tổ.
- Các tổ thi tập. Nhận xét, bình chọn tổ tập đều, đẹp.
- Làm mẫu.
- Tập cả lớp,
- Tập, thi theo tổ.
- HS làm mẫu
- HS chơi.
- HS tập hợp theo hàng ngang.
GV
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
- HS giậm chân tại chỗ.
- Chuẩn bị bài sau
HƯỚNG DẪN HỌC
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7. B2.doc