Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Trường TH Trung Thành

Tập đọc :

Tiết 70: QUẢ TIM KHỈ .

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn như: quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên , hoảng sợ, tẽn tò, lủi mất.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Phân biệt được lời các nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn nghe đọc đúng, to lưu loát.

3. Thái độ:

- Giúp HS ham học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh minh họa, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh :

- SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

- HS hát

2. Kiểm tra bài cũ : (3’)

- Gọi HS đọc bài : Nội quy đảo khỉ

- Nội quy đảo khỉ có mấy điều?

 

doc 14 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Trường TH Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 2/ 2018
Ngày dạy: 26/ 2/ 2018
Lớp dạy: 2 B
Tập đọc :
Tiết 70: QUẢ TIM KHỈ .
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn như: quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên , hoảng sợ, tẽn tò, lủi mất.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Phân biệt được lời các nhân vật.
Kĩ năng:
Rèn nghe đọc đúng, to lưu loát.
Thái độ: 
Giúp HS ham học. 
CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh minh họa, bảng phụ.
Chuẩn bị của học sinh :
SGK, vở.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ổn định tổ chức: (1’)
HS hát 
Kiểm tra bài cũ : (3’) 
Gọi HS đọc bài : Nội quy đảo khỉ
Nội quy đảo khỉ có mấy điều?
 Bài mới :
Giới thiệu bài : treo tranh minh họa và hỏi: tranh vẽ cảnh gì? 
Cá Sấu và Khỉ có chuyện gì với nhau mà cho đến tận bây giờ họ nhà Khỉ vẫn không thèm chơi với Cá Sấu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc ngày hôm nay nhé.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HĐ 1: (10’)
Luyện đọc.
HĐ 2:
Tìm hiểu bài.
(10’)
* Đọc mẫu.
GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Sau đó gọi 1 học sinh khá đọc lại.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Đọc từng câu trước lớp.
Cho học sinh đọc nối tiếp câu.
Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài .
Ví dụ như tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
GV ghi các từ khó lên bảng.
GV đọc mẫu và cho cả lớp đọc.
Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu văn dài.
Luyện đọc đoạn trước lớp.
Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
Bài được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn được phân chia như thế nào?
+ Đoạn 1: “Từ đầu  Khỉ hái cho”
+ Đoạn 2: “Một hôm  vua của bạn ”
+ Đoạn 3: “Cá Sấu mi đâu”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
Hướng dẫn giải nghĩa từ:
Dài thượt là dài như thế nào?
Thế nào gọi là mắt ti hí?
Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu trườn là gì? Trườn có giống bò không?
Trẫn tĩnh nghĩa là gì? Và khi nào thì chúng ta cần trấn tĩnh?
Cho học sinh đọc đoạn theo nhóm.
Cho hs thi đua đọc trước lớp
Bài văn ceo nhó những nhân vật nào?
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Học sinh đọc.
Mỗi học sinh đọc 1 câu đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Quả tim, ven sông, quẫy mạnh, dài thượt, ngạc nhiên , hoảng sợ, tẽn tò, lủi mất...
Học sinh đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Con vật bội bạc kia// đi đi// chẳng ai thèm kết bạn/ với những kẻ giả dối như mi đâu//
( giọng phẫn nộ).
Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau. Là giọng của người kể chuyện, giọng của Cá Sấu, giọng của Khỉ.
Là dài quá mức bình thường.
Là mắt quá hẹp, nhỏ.
Trườn là cách di chuyển mà thân mình, bụng luôn sát đất. Còn bò là dùng chân tay để di chuyển.
trẫn tĩnh là lấy lại bình tĩnh. Khi có việc gì xảy ra làm ta hoảng hốt, mất bình tĩnh, thì ta cần trẫn tĩnh lại.
lớp đọc đoạn theo nhóm
Cả lớp lắng nghe.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
4. Củng cố: (2’)
- Gọi HS đọc lại bài.
5. Dặn dò: (1’)
- Gv nhận xét giờ học 
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 15/ 2/ 2018
Ngày dạy: 26/ 2/ 2018
Lớp dạy: 2 B
Tập đọc :
Tiết 71: QUẢ TIM KHỈ .
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Đọc và hiểu ý nghĩa của truyện: truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó.
Kĩ năng:
Rèn nghe đọc đúng, to lưu loát.
Thái độ: 
Học sinh có ý thức thật thà, chân thành với bạn.
CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Tranh minh họa, bảng phụ.
Chuẩn bị của học sinh :
SGK, vở.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ổn định tổ chức: (1’)
HS hát 
Kiểm tra bài cũ : (3’) 
Gọi HS đọc bài : Quả tim khỉ.
 Bài mới :
Giới thiệu bài : GV giới thiệu ghi tên bài.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HĐ 1: (10’)
Tìm hiểu bài
HĐ 2:
Đọc lại truyện theo vai.
Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu? 
Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào? 
Vậy chuyện gì xảy ra với đôi bạn mình cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2,3,4.
Cá Sấu định lừ Khỉ như thế nào?
Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình?.
Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? 
Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?
Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất?
Theo em, Khỉ là con vật như thế nào?
Còn Cá Sấu thì sao?
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Tổ chức cho học sinh 2 đội thi đua đọc trước lớp.
Gọi 3 học sinh đọc lại truyện theo vai ( Người dẫn truyện, Khỉ , Cá Sấu ).
Theo em, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?
GV: Cá Sấu thường chảy nước mắt do khi nhai thức ăn, tuyến nước mắt của Cá Sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta có câu “ nước mắt Cá Sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.
GV nhận xét, tuyên dương.
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.
Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
1 học sinh đọc bài
Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lừa lấy quả tim của Khỉ.
Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.
Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
Vì Cá Sấu đối xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân.
Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu
Khỉ là một người bạn tốt và rất thông minh.
Cá Sấu là con vật bội bạc, là kẻ lừa dối, xấu tính.
Không ai muốn chơi với kẻ ác, phải chân thật trong tình bạn. Những kẻ giả dối, bội bạc thì không bao giờ có bạn.
2 đội thi đua đọc trước lớp.
3 hs đọc bài.
Không giống nhau vì khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn, còn chảy nước mắt là do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt hay cười nhiều...
Bạn nhận xét.
4. Củng cố: (2’
- Gọi HS đọc bài.
- 1 học sinh nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Gv nhận xét giờ học 
- Về chuẩn bị bài: Gấu trắng là chúa tò mò. 
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 15/ 2/ 2018
Ngày dạy: 27/ 2/ 2018
Lớp dạy: 4 B	
Toán 
Tiết 117: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
Bước đầu giúp học sinh nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số
2. Kĩ năng:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép trừ hai phân số. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, sự tự tin. 
II.CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, SGK
2.Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :
1. Ổn định tổ chức (1’) : 
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’) : 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
 2
Bài mới :
* Giới thiệu bài mới: 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh thực hành trên băng giấy.
(5’)
HĐ 2:
Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
(5’)
Luyện tập thực hành (19’)
Gv treo bảng phụ
Cho học sinh đọc ví dụ.
GV cho học sinh lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị sẵn dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng cắt lấy 5 phần.
Vừa rồi cô cắt lấy 5 phần vậy em nào cho cô biết cô lấy bao nhiêu phần của băng giấy?.
Gv cho học sinh cắt 3/6 từ 5/6 băng giấy. Đặt phần còn lại trên băng giấy nguyên.
Gv hỏi: 5/6 băng giấy cắt đi 3/6 thì còn bao nhiêu phần của băng giấy?
Giáo viên ghi lên bảng phép tính: 5/6 -3/6
GV gợi ý từ cách làm với băng giấy: Muốn biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta làm phép tính gì ?
GV hỏi: Theo kết quả hoạt động với băng giấy thì: 5/6 – 3/6 = ?
GV hỏi: Muốn kiểm tra phép trừ ta làm thế nào?
GV hỏi: Dựa vào cách thực hiện phép trừ trên em nào có thể nêu cách trừ hai phân số cùng mẫu số
Mời học sinh nhận xét.
GV nhận xét và chốt lại.
GV dán câu kết luận trên bảng.
GV mời 3-4 học sinh đọc câu kết luận.
Bài 1
GV gọi HS đọc đề BT1
GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
GV gọi HS nhắc lại quy tắc trừ hai phân số có cùng mẫu số. 
GV cho cả lớp làm vào phiếu học tập và gọi 2 HS lên bảng làm.
GV thu 5 phiếu học tập.
Mời HS nhận xét.
GV nhận xét.
Bài 2
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV ghi phép trừ: 2/3-3/9 rồi hỏi học sinh: Có thể đưa hai phân số trên về hai phân số có cùng mẫu số được không? Bằng cách nào?
Mời học sinh nhân xét.
GV nhận xét, chốt lại: Để hai phân số trên có cùng mẫu số, ta thực hiện bằng cách rút gọn trước khi trừ: 2/3-3/9 = 2/3 – 1/3 = 1/3
GV cho HS làm bài tập vào vở và lên bảng làm.
Mời HS nhận xét. 
GV nhận xét.
Bài 3 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. Trong các lần thi đấu thể thao thường có loại huy chương gì để trao giải cho vận động viên?
Bài toán cho biết gì?
Tổng số huy chương của đoàn Đồng Tháp là bao nhiêu?
Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt
Huy chương vàng: 5/19 tổng huy chương.
Huy chương bạc và huy chương đồng bằng bao nhiêu?
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập. cả lớp làm vào vở.
Giáo viên nhận xét .chữa bài
Cả lớp quan sát
1 hs đọc bài
Hs thực hiện.
5/6 băng giấy
Hs thực hiện.
Còn 2/6 băng giấy.
Học sinh quan sát
Học sinh trả lời: chúng ta là phép trừ: 5/6 – 3/6
HS trả lời: 5/6-3/6 = 2/6, ta lấy 5-3 = 2, lấy 2 là tử số, 6 làm mẫu số ta được phân số 2/6
 HS trả lời: Thử bằng phép cộng: 2/6 + 3/6 = 5/6.
HS trả lời: Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS quan sát
HS đọc câu kết luận
HS đọc đề bài tập 1
HS trả lời: Tính
HS nhắc lại
HS làm
HS nộp phiếu học tập.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
HS đọc bài tập 2
HS quan sát và trả lời: Được. bằng cách ta rút gọn các phân số nào chưa tối giản.
Hs nhận xét
7/5 – 15/25 = 7/5 – 3/5 = 4/5
Huy chương vàng, bạc, đồng.
Số huy chương vàng của đoàn học sinh tỉnh Đồng Tháp bằng 15/9 tổng số huy chương của đoàn đã giành được.
Là 19/19.
Số huy chương bạc và huy chương đồng của đoàn Đồng Tháp bằng bao nhiêu phần tổng huy chương mà đoàn đã giành được.
1 học sinh lên bảng làm bt.
Lớp nhận xét
4. Củng cố: (2’
- Gọi HS đọc bài.
- 1 học sinh nêu lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: (1’)
- Gv nhận xét giờ học 
- Về chuẩn bị bài: phép trừ phân số ( tiếp) 
RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày soạn: 15/ 2/ 2018
Ngày dạy: 26/ 2/ 2018
Lớp dạy: 4 B
Tập đọc :
Tiết 47. CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Học sinh hiểu ý nghĩa và cấu trúc của bộ phận chủ ngữ Ai là gì?
Kĩ năng:
Xác định bộ phận chủ ngủ trong câu kể Ai là gì? Biết tạo được câu kể Ai là gì? Từ những chủ ngữ đã cho.
Th.ái độ: 
 HS có ý thức học tập.
CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng phụ, sách giáo khoa.
Chuẩn bị của học sinh :
SGK, vở.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ổn định tổ chức: (1’)
HS hát 
Kiểm tra bài cũ : (3’) 
Gọi HS đọc bài : lên bản xác định bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Hoa cúc là nàng tiên tóc vàng của mùa thu.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Các em đã được học vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Trong câu kể Ai là gì? Có 2 bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thât kỹ về chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HĐ 1: (10’)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
HĐ 2:
Luyện tập
(10’)
Nhận xét.
Câu 1 ,
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp yêu cầu và nội dụng 1,2.
Gọi 3 em đọc 3 câu được gạch chân trong đoạn văn.
Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi
Câu 2
Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?
Gọi hs nhận xét, bổ sung.
Câu 3 Gọi hs nêu yêu cầu 3
Hướng dẫn hs gạch một gạch dưới bộ phận trả lòi câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? Trong mỗi câu văn.
Yc hs nhận xét.
Gv nhân xét.
Các câu giới thiệu nhận định về bạn diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì? .
Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho những câu hỏi nào?
câu 4:
Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào trong câu?
Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?
Ghi nhớ
Bài 1:
Gọi học sinh đọc yêu cầu bt.
Cho hs trao đổi theo cặp và làm vào vở bt.
Gv nhận xét bổ sung.
Bài 2
Gọi hs đọc yêu cầu bài.
Giới thiệu về các bạn trong lớp nhớ dùng đến câu kể Ai là gì? 
Cho hs viết nhanh vào giấy nháp.
Từng cặp hs thực hành giới thiệu.
Gv nhận xét bổ sung
Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Học sinh đọc.
Hs thảo luận theo cặp 
Câu giới thiệu về bạn Diệu Chi.
Đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta.
Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
Câu nhận định về bạn Diệu Chi
Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
Ai là hs cũ của trường Thành Công.?
Bạn Diệu Linh là Ai?
Ai là họa sĩ nhỏ?
Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai?....
Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi Là gì?...
Vị ngữ
Câu kể Ai là gì? Dùng để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật nào đó.
Hs làm vào vở bt.
Hs nhạn xét.
Hs thục hành theo yêu cầu.
lớp giới thiệu theo cặp
Cả lớp lắng nghe.
4. Củng cố: (2’)
- câu kể Ai là gì? Có những bộ phận nào ? cho ví dụ.
5. Dặn dò: (1’)
- Gv nhận xét giờ học .
- về hoàn thiện bài vào vở bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 25 Lop 2_12294859.doc