Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Bàu Đồn

Tiết: 66 Toán

 LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Biết so sánh các khối lượng.

- Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và để giải các bài toán có lời văn.

- Biết sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.

- Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: cân đồng hồ, tranh: cá, thỏ.

- Học sinh: Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định: Hát.

2. Kiểm tra bài cũ: Gam.

- GV hỏi học sinh: 1 kg bằng bao nhiêu gam?

- HS thực hiện bảng con: 50g x 2 = ; 124g + 26g =

- Nhận xét bài cũ.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Luyện tập.

b. Các hoạt động:

Bài 1:

- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại.

- Chữa bài cho học sinh.

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Bàu Đồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------
 Chính tả (Nghe-viết)
Tiết: 25 NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU
 - Nghe - viết chính xác đoạn từ Sáng hôm ấy ... lững thững đằng sau trong bài Người liên lạc nhỏ.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ay/ây, l/n hoặc i/iê.
 - Học sinh viết đúng, trình bày đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Vàm Cỏ Đông.
- Học sinh viết bảng con: huýt sáo, hít thở, suýt ngã.
- Nhận xét bài cũ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Người liên lạc nhỏ.
b. Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
 - GV đọc đoạn văn lần 1.
 - Hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào?
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 - Lời của nhân vật phải viết như thế nào?
 - Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
 - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
 - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
- Nhắc nhở tư thế ngồi.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Nhận xét nội dung viết, chữ viết và cách trình bày bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
 - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 2.
4. Củng cố:
- Thi đua viết từ khó.
- Giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về viết lại từ viết sai.
- Chuẩn bị: Nhớ Việt Bắc.
RKN:..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
	 Luyện từ và câu
Tiết: 14 ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU
 - Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương.
 - Xác định các sự vật so sánh với nhau.
 - Ôn tập mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào ?
 - Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Từ ngữ về: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than
Học sinh nêu một số từ dùng ở miền Bắc, miền Trung.
Nhận xét học sinh.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào?
Các hoạt động:
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm: Khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng ... xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm cả đặc điểm của chúng. Ví dụ: đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ trên.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a.
- Hỏi: Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn a.
- Hỏi : Ai rất nhanh trí và dũng cảm ?
- Vậy bộ phận nào trong câu: Kim Đồng rất dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai ?
- Anh Kim Đồng như thế nào ?
- Vậy bộ phận nào trong câu: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại của bài.
- Chữa bài cho HS.
4. Củng cố:
- Học sinh đặt câu có bộ phận: Ai thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị: Từ ngữ về dân tộc. Luyện tập về so sánh.
RKN:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................---------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết: 13 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
+ Nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
+ Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm, tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.
+ Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức như: Rút hộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé ...
2. Thái độ:
+ Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3. Hành vi:
+ Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định: Hát.
KTBC: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2).
2, 3 em trả lời nội dung bài - GV nhận xét.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 1).
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thủy của em
- Giáo viên kể chuyện Chị Thủy của em.
- Học sinh thảo luận theo các câu hỏi phần b vở bài tập đạo đức.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
* Hoạt động 2: Đặt tên cho tranh
- Học sinh quan sát tranh bài tập 2 và nêu tên theo tranh.
- Nhận xét. 
- Giáo viên kết luận: Các việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 2, 3 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Học sinh làm bày 3 theo nhóm đôi.
Học sinh trình bày bài làm của mình.
Nhận xét. 
Giáo viên kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
4. Củng cố 
- Em vừa học Đạo đức bài gì?
- Giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2).
RKN:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
Tiếng Việt*
ÔN TẬP: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
Mục tiêu:
- Bước đầu biết thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài.
- Hiểu được nội dung: Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cách mạng. (trả lời các câu hỏi SGK)
- Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định trong bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng.
 - Giáo dục học sinh tính ham học hỏi, cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: bảng phụ.
 - Học sinh: sgk.
 III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Ôn luyện đọc bài Người liên lạc nhỏ.
Học sinh đọc cá nhân, đọc theo tổ.
Trả lời các câu hỏi sgk.
Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện viết
Cho hs chép một đoạn bài tập đọc vào vở.
Giáo viên nhận xét.
Củng cố:
Cho hs nhắc lại nội dung bài Người liên lạc nhỏ.
Dặn dò:
Xem lại bài.
RKN:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2017
Toán
Tiết: 68 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
- Học thuộc bảng chia 9.
- Vận dụng trong tính toán và giải toán có phép chia 9.
- Học sinh yêu thích thực hiện nhanh, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gv: Bảng phụ, tranh cá, voi. 
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Bảng chia 9
HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9, bảng chia 9.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập.
Các hoạt động:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. 
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm phần a)
Khi đã biết 9 x 6 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 được không, vì sao?
Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
Yêu cầu học sinh đọc từng cặp phép tính trong bài.
Cho học sinh tiếp phần b.
Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương rồi làm bài.
Chữa bài cho học sinh.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
Chữa bài cho hs.
Bài 4:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn học sinh tô màu vào hai ô vuông trong hình a)
Tiến hành tương tự với phần b)
Chữa bài cho hs.
Củng cố:
HS đọc lại bảng nhân, chia 9.
- Trò chơi: Đoán số tuổi con vật.
- Giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
RKN:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết: 42 NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
 - Biết đọc bài với giọng tha thiết, tình cảm.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thủy chung, ...
 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của người Tây Bắc khi đánh giặc. (trả lời các câu hỏi SGK và thuộc 10 dòng thơ đầu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Người liên lạc nhỏ. 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai bác cháu thế nào?
Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Nhớ Việt Bắc.
Các hoạt động:
* HĐ 1: Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu – Hướng dẫn cách đọc.
 - Đọc nối tiếp câu. 
 - GV phát hiện và sửa lỗi sai cho các em.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS ngắt nhịp cho đúng, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc tốt.
* HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
 - Học sinh đọc 2 dòng thơ đầu. 
 - Khi về xuôi, người cán bộ nhớ những gì ?
- Khi về xuôi, người cán bộ đã nhắn nhủ với người Việt Bắc rằng: "Ta về, ta nhớ những hoa cùng người", "hoa" trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp? Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói nên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc.
- Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt, nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc.
 - Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?
 - Qua những điều vừa tìm hiểu, bạn nào cho biết nội dung chính của bài thơ là gì?
* HĐ 3: Học thuộc lòng bài thơ
 - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bài thơ. 
 - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi một số HS đọc trước lớp.
 - Nhận xét HS.
4. Củng cố:
- HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và trả lời câu hỏi. 
- Chuẩn bị: Hũ bạc của người cha.
RKN:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Tập viết
Tiết: 14 ÔN CHỮ HOA K 
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa K.
 - Viết đúng, đẹp các chữ hoa Y, K.
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng :
 Khi đói cùng chung một dạ
 Khi rét cùng chung một lòng.
 - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu chữ viết hoa, mẫu từ ứng dụng.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Ôn chữ hoa H.
Học sinh viết bảng con: I, Ông Ích Khiêm.	
Nhận xét và đánh giá hs.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa K.
Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
- Trong bài, tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa vào bảng con. GV đi chỉnh sửa cho HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- HS đọc tên riêng: Yết Kiêu.
+ GV giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đuc thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông thời nhà Trần.
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Yết Kiêu vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
+ GV giúp HS hiểu: Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn thiếu thốn thì càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Hướng dẫn hs viết bảng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho hs thực hành viết bài vào vở.
- Gv quan sát, hướng dẫn thêm.
- Thu và nhận xét bài.
Củng cố:
- HS thi đua viết chữ hoa đúng, đẹp.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà viết bài ở nhà.
- Chuẩn bị: Ôn chữ hoa L.
RKN:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------
Toán*
ÔN: BẢNG CHIA 9
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu thuộc bảng chia 9 từ bảng nhân 9.
 - Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập thực hành.
 - Học sinh thực hiện nhanh, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ. 
 - HS: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hs luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
9 x 6 = 9 x 7 = 9 x 5 = 9 x 8 = 
54 : 9 = 63 : 9 = 45 : 9 = 72 : 9 = 
: 6 = 63 : 7 = 45 : 5 = 72 : 8 =
Hs nêu miệng kết quả.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Có 27l dầu rót đều vào 9 can. Hỏi mỗi can có mấy lít dầu?
Hs phân tích đề và làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Nhà trường đặt mua 54 bộ bàn ghế, nhưng mới nhận được 1/9 số bộ đã đặt mua. Hỏi nhà trường sẽ nhận tiếp bao nhiêu bộ bàn ghế nữa mới đủ số lượng đã đặt mua?
Hs phân tích đề và làm bài vào vở.
Gọi hs chữa bài, gv nhận xét bài làm hs.
Củng cố:
- Em vừa ôn toán bài gì?
Dặn dò:
- Về xem lại bài.
RKN:....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017
Toán
Tiết: 69 CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). - Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán liên quan đến phép chia.
- Học sinh yêu thực hiện nhanh, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, ảnh một số con vật.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định: Hát.
KTBC: Luyện tập
GV nêu phép tính: 9 x 3 ; 27 : 9 ; 9 x 5 ; 45 : 5
HS nêu miệng kết quả.
Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: H.dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số
 - Phép chia 72 : 3
 + Viết lên bảng phép tính 72 : 3
 + Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia.
 + Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
 7 chia 3 được 2, viết 2, 2 x 3 = 6, viết 6 ; 7 – 6 = 1, viết 1.
 Hạ 2 được 12; 12 chia 3 bằng 4; viết 4 ; 4 nhân 3 bằng 12, viết 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0.
- Phép chia 65 : 2. Tiến hành như với phép chia 72 : 3 = 24
KL: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
* HĐ 2: Luyện tập - Thực hành 
 Bài 1 ( cột 1,2,3)
 + Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho học sinh tự làm bài.
 + Chữa bài, nhận xét hs.
 - Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - Yêu cầu học sinh nêu từng bước thực hiện phép tính của mình, nêu các phép chia hết phép chia có dư trong bài.
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh nêu cách tìm 1/5 của 1 số và tự làm bài.
 + Nhận xét bài làm của hs. 
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 + H.dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán.
 + HS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét. 
4. Củng cố:
- Tổ chức trò chơi dự đoán tuổi các con vật: GV giới thiệu một số hình ảnh các con vật. HS nêu số tuổi các con vật.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
RKN:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
Tiết: 26 Chính tả (Nghe - viết)
 NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết chính xác đoạn: Ta về, mình có nhớ ta ...Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung trong bài Nhớ Việt Bắc.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt au/âu, l/n hay i/iê.
- Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn đinh: Hát.
KTBC: Người liên lạc nhỏ.
Học sinh viết bảng con: dạy dỗ, chiếc gậy, số bảy.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Nhớ Việt Bắc.
Các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả 
 - GV đọc đoạn thơ 1 lần.
 - Hỏi : Cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp?
 - Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
 - Đoạn thơ có mấy câu?
 - Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
 - Trình bày thể thơ này như thế nào? 
 - Những chữ nào trong đoạn thơ phải viết hoa? 
 - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
 - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
	 - GV đọc - HS viết bài.
 - HS đổi vở soát lỗi.
 - Nhận xét bài viết của học sinh.
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài.
- 1 Học sinh lên làm, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:GV lựa chọn phần b.
b) - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
 - Gọi hs đọc lời giải các nhóm. 
 - Chũa bài, nhận xét.
4. Củng cố:
- HS thi viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục hs.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài. 
- Chuẩn bị: Hũ bạc của người cha.
RKN:.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
Toán*
ÔN TẬP: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). - Biết tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán liên quan đến phép chia.
- Học sinh yêu thực hiện nhanh, chính xác. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ. 
 - HS: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
54 : 3 68 : 4 84 : 6 90 : 2
98 : 3 89 : 2 87 : 4 79 : 7 
Hs làm bảng con.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Một quyển truyện có 75 trang, bạn Hiền đã đọc được 1/5 số trang đó. Hỏi bạn Hiền đã đọc được bao nhiêu trang?
Hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Có 58l nước mắm, rót đầy vào các can 5l. Hỏi có thể rót được nhiều nhất vào bao nhiêu can như thế và còn thừa mấy lít nước mắm?
Hs phân tích đề và làm bài vào vở.
Gọi hs chữa bài, gv nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 14 Lop 3_12202626.doc