I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ cùng cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ rang.
- Phát triển kỹ năng quan sát đàm thoại. Khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Yêu quý, kính trọng những người làm nghề bác sĩ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng, đồ chơi.
- Tranh có nội dung bài thơ.
- Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ cùng cô. - Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ rang. - Phát triển kỹ năng quan sát đàm thoại. Khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Yêu quý, kính trọng những người làm nghề bác sĩ. II. CHUẨN BỊ. 1. Đồ dùng, đồ chơi. - Tranh có nội dung bài thơ. - Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ôn định tổ chức, trò chuyện. - Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” - Hát xong cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát có tên là gì? + Trong bài hát nói đến ai? + Chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì? + Các con có yêu cô chú công nhân không? Vì sao? + Ngoài nghề thợ xây, dệt may con còn biết nghề nào nữa? + Hôm nay Cô có một bài thơ nói đến một nghề chữa bệnh cứu người.Chúng mình hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé Đó là bài thơ: Làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân. * Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm - Cô đọc bài thơ lần 1: Đọc diễn cảm bằng cử chỉ, điệu bộ. - Bạn nào cho cô biết chúng mình vừa được nghe bài thơ gì? Bài thơ nói về nghề gì ? - Để hiểu rõ hơn về bài thơ này bây giờ cô mời chúng mình nhẹ nhàng về chỗ ngồi để bây giờ các con hãy quan sát và lắng nghe cô đọc lại bài thơ này bằng tranh minh họa nhé. - Cô đọc thơ lầm 2 bằng tranh minh họa. - Giảng nội dung: Bài thơ làm bác sĩ nói đến một bạn nhỏ đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mẹ mình. Bạn đã khám và đưa ra những lời khuyên khi bị bệnh. - Cô hỏi trẻ: + Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào? - Cô đưa ra tên bài thơ, tên tác giả cho trẻ đọc 2 lần. * Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại. + Trong bài thơ bạn nhỏ đóng vai làm nghề gì? + Bạn đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho ai? Mời mẹ ngồi yên lặng Để bác sĩ khám cho + Bác sĩ mời mẹ ngồi yên lặng để làm gì ? Chắc lại đi đầu nắng Bệnh này là bệnh ho. + Bác sĩ bảo bệnh của mẹ là bệnh gì? Tại sao lại bị ho? Thuốc ngọt chứ không đắng Phải uống với nước sôi + Thuốc có vị gì ? Phải uống với cái gì ? Nếu tiêm thì đau lắm Mẹ lại khóc nhè thôi + Nếu tiêm thì làm sao? Mẹ bỗng hỏi bác sĩ Sổ mũi uống thuốc gì ? + Mẹ bỗng hỏi bác sĩ như thế nào? Bác sĩ chừng hiểu hiểu ý Uống sữa với bánh mỳ ! + Bác sĩ trả lời mẹ như thế nào? + Ứơc mơ của chúng mình sau này lớn sẽ làm nghề gì ? - khi chúng mình đi học mà trời nắng trời mưa chúng mình sẽ phải làm gì ? - Giáo dục trẻ: Nghề bác sĩ là một nghề dịch vụ chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý. * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy trẻ đọc theo cô 2 – 3 lần. Đọc theo lớp, tổ nhóm, các nhân. - Dạy trẻ đọc thơ cùng cô (đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân). - Cho trẻ lên biểu diễn đọc thơ cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bài thơ. * Hoạt động 4: Kết thúc Trò chơi: “Rồng rắn lên mây” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Cô sẽ làm thầy thuốc các con sẽ làm mẹ con nhà rồng rắn bạn đầu hàng sẽ làm mẹ các bạn khác sẽ nối đuôi sau. Vừa đi vừa đọc bài rồng rắn lên mây khi đến nhà thầy thuốc sẽ hỏi thầy thuốc và trả lời những câu hỏi của thầy thuốc. Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có nhà hiển vinh Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? - Thầy thuốc: Đang ngủ - Rồng Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca - Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng – Rồng Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca - Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ? - Rồng Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc - Thầy thuốc : Xin thuốc cho ai ? - Rồng Rắn : Cho con ạ ! - Thầy thuốc : Xin khúc đầu - Rắn : Cùng xương cùng xẩu - Thầy thuốc : Xin khúc giữa - Rồng Rắn : Cùng máu cùng me - Thầy thuốc : Xin khúc đuôi - Rồng Rắn : Tha hồ thầy đuổi Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. + Luật chơi: Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra làm con của thầy thuốc . - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ - Hôm nay cô cùng các con học rất là ngoan. - Về nhà chúng mình sẽ đọc bài thơ này cho ông bà bố mẹ cùng nghe nhé. - Cô nhận xét – tuyên dương trẻ. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời. - Lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời
Tài liệu đính kèm: