Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 3: Đồ dùng gia đình

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

Tuần 3: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH

Thời gian: Từ 17 - 21/10/2016.

Thứ 2 ngày 17 tháng 10 năm 2016

Ngày soạn: 16 tháng 10 năm 2016

Ngày giảng 17/10/2016

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A. ĐÓN TRẺ.

- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.

- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ

- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.

- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.

- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.

B. ĐIỂM DANH.

- Cô điểm danh theo sổ gọi tên

- Báo cơm.

C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.

- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà.

- Cô trò truyện với trẻ về 2 ngày nghỉ.

- Ở nhà cháu được bố mẹ đưa đi chơi những đâu? Các cháu giúp bố mẹ những công việc gì? Có bạn nào được đi chơi cùng bố mẹ không?

- Cô nhắc nhở trẻ ở nhà nên giúp đỡ ông bà, bố mẹ công việc nhỏ vừa sức ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ và người lớn.

- Khi gặp người lớn các cháu phải như thế nào ?

- Cô hướng dẫn trẻ khi gặp người lớn các cháu phải chào hỏi, khi chơi với các bạn phải đoàn kết, giúp đỡ động viên bạn khi gặp khó khăn.

- Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng trong gia đình trẻ

* THỂ DỤC SÁNG

 

doc 30 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 3: Đồ dùng gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
CÁI TÚI BÍ MẬT
I. Mục đích, yêu cầu 
- Trẻ nhận biết đúng đồ vật, đồ dùng quen thuộc theo công dụng 
II. Chuẩn bị 
- Đồ chơi, đồ dùng gia đình, mỗi thứ có 2 cái giống nhau 
- Một chiếc túi vải 
III. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé cùng cô trò chuyện 
- Cho trẻ hát bài “Bé quét nhà”
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt trẻ vào trò chơi
- Các cháu vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói đến ai ?
- Ở nhà các cháu có giúp được việc gì cho bố mẹ,ông bà không ?
=> Các cháu phải biết yêu quý và chia sẻ với những người thân trong gia đình mình và giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc nhỏ vừa sức nhé
* Hoạt động 2: Bé vui chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi “Cái túi bí mật”
- Cô nói cách chơi
- Cô sẽ cho mỗi lượt 2 bạn lên rồi lần lượt từng bạn thò tay vào túi lấy ra một đồ vật và nói cho cả lớp nghe tên đồ vật, công dụng và một vài đặc điểm cấu tạo(Có quai, có nắp)
Cho bạn tiếp theo thò tay vào túi tìm đúng đồ vật bạn đã nói, bạn nào thực hiện xong thì mời bạnn tiếp theo lên thay chỗ mình, bạn nào nói đúng và làm đúng yêu cầu thì bạn đó sẽ được khen
- Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô theo dõi động viên trẻ kịp thời 
- Sau mỗi lần chơi cô lại thay đổi yêu cầu 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần 
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi 
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Nhận xét chung khen những trẻ chơi trò chơi giỏi, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong khi chơi 
- Cho trẻ đi dạo 
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ thực hiện 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ đi dạo
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 17 tháng 10 năm 2016
Ngày giảng 18/ 10/2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
* THỂ DỤC SÁNG
(Đã soạn thứ 2/17/10/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển nhận thức 
Hoạt động: Khám phá khoa học 
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH 
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết gọi tên, công dụng, chất liệu, mầu sắc của một số đồ dùng trong gia đình.
* Kĩ năng: Phát triển ở trẻ kĩ năng quan sát, so sánh phân nhóm.
 Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ: GD trẻ biết giữ gìn vệ sinh, lau chùi đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: trong lớp học
- Đồ dùng của cô: 
- Mô hình cửa hàng bách hoá. Có đồ dùng để phục vụ ăn uống đồ dùng để vệ sinh cá nhân, đồ dùng làm bằng gỗ.
- Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về đồ dùng gia đình, đất nặn.
- Nội dung tích hợp: Toán - phân biệt hình dạng.
 Tạo hình - Nặn đồ dùng gia đình.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé đi cửa hàng.
- Cô cho trẻ đi thăm của hàng. Mỗi tổ mua 1 loại đồ dùng cho vào giỏ. Tổ 1 mua đồ dùng để phục vụ ăn uống. Tổ 2 mua đồ dùng để vệ sinh cá nhân. Tổ 3 mua đồ dùng bằng gỗ.
- Trẻ lấy cho vào giỏ và mang về tổ của mình.
* Hoạt động 2: Bé mua được gì.
- Các cháu vừa đi đâu về ? 
- Các cháu đã mua được những gì ?
- Cho một trẻ lên giới thiệu về đồ dùng tổ mình vừa mua được( Tên đồ dùng, công dụng, chất liệu, hình dạng) 
- Cô hỏi ngoài những đồ dùng tổ bạn mua được các cháu còn biết những đồ dùng nào để phục vụ cho ăn uống nữa ?
- Cho tổ mua được đồ dùng vệ sinh cá nhân lên giới thiệu về những đồ dùng đã mua được.
- Cho trẻ tìm thêm những đồ dùng phục vụ để vệ sinh ?
- Cho tổ mua đồ dùng bằng gỗ kể
- Cô nhận xét và bổ sung thêm những đồ dùng mà trẻ chưa kể hết.
- Cho trẻ kể thêm về những đồ dùng trong gia đình mình.
ð Tất cả những đồ dùng trên là những đồ dùng trong gia đình các cháu nhớ khi dùng chúng mình phải biết giữ gìn và bảo vệ chúng để chúng không bị hỏng nhé 
* Hoạt động 3: So sánh, phân nhóm.
- So sánh cái bát và cái cốc 
+ Giống nhau: Cùng là đồ dùng gia đình.
+ Khác nhau: Cái bát dùng để ăn, cái cốc dùng để uống nước, bát làm bằng sứ, cái cốc làm bằng thủy tinh.
ð Cô khái quát giống nhau & khác nhau của 2 đồ dùng.
- Cho trẻ so sánh 2, 3 nhóm đồ dùng khác.(so sánh tương tự) 
- Phân nhóm: Cho trẻ phân nhóm đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng bằng gỗ, đồ dùng vệ sinh.(mời 2, 3 trẻ lên phân nhóm) 
- Cô hỏi bạn đã phân được những nhóm nào?
ð Cô khái quát lại:
* Chốt, mở rộng. 
- Cô hỏi lại tên bài?
- Cô vừa cho chúng mình làm quen với những nhóm đồ dùng gì?
- Ngoài những nhóm đồ dùng đó ra chúng ta còn có những loại đồ dùng gì trong gia đình?
ð Ngoài ra còn có ti vi, tủ lạnh, máy giặt và rất nhiều đồ dùng gia đình nữa.
ð GD trẻ thường xuyên vệ sinh lau chùi đồ dùng trong gia đình và phải cẩn thận nhẹ nhàng với những đồ dùng rễ vỡ như thuỷ tinh, sứ
* Hoạt động 4: Bé vui chơi.
+ Cô giới thiệu trò chơi: Chọn tranh theo yêu cầu của cô.
- Giơ tranh theo yêu cầu của cô.
- Cách chơi: Cô nói tên đồ dùng trẻ phải cầm tranh lô tô đồ dùng đó lên và nói công dụng, chất liệu của nó và (ngược lại).
- Luật chơi: Ai giơ nhầm tranh phải tìm lại.
- Cho trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát động viên sửa sai 
+ Trò chơi: Kể đủ 3 thứ.
- Cho trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
- Phát đất nặn cho trẻ để trẻ nặn những đồ dùng mà trẻ thích.
ð Giáo dục trẻ luôn giữ gìn những đồ dùng trong gia đình
- Trẻ đi mua hàng
- Mang hàng về tổ mình.
- Trẻ giới thiệu về đồ dùng mình mua được.
- Trẻ kể thêm
- Trẻ lên giới thiệu 
- Trẻ tìm và kể thêm
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- So sánh
- Phân nhóm
- Trẻ trả lời
- Nhắc lại tên bài
- Trả lời
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Chơi trò chơi
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nặn
- Lắng nghe
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	- HĐCCĐ: Quan sát và trò chuyện về một số đ/d trong gđ
 - TCVĐ: Gia đình ngăn nắp (Thứ 2,4,6)
 Xếp hình (Thứ 3,5)
 - Chơi tự do: Chơi tự do trong lớp
 	 (Đã soạn thứ 2/17/10 / 2016)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng gia đình 
 - Góc xây dựng: Xây hàng rào 
 - Góc học tập: Tô màu tranh đồ dùng 
 (Đã soạn thứ 2/17/10/2016)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Thịt, trứng, cá, đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
 BÉ GHÉP ĐÔI
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết được cách ghép tương ứng đơn giản của 2 đối tượng.
- Biết cách sắp xếp các đối tượng tương ứng 1-1 theo yêu cầu của cô và theo ý thích của trẻ.
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp các đối tượng tương ứng 1-1..
- Thông qua trò chơi rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Có kỹ năng hoạt động theo nhóm
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị 
+ Đồ dùng cô và trẻ: 
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn.
+ bát, đĩa, thìa, cốc
- Một số đồ chơi được sắp xếp tương ứng 1-1 bày quanh lớp.
- Bảng có gắn hình ảnh lô tô còn thiếu hoặc chưa tương ứng 
+Địa điểm: trong lớp học
- NDTH: Âm nhac: Cả nhà thương nhau
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung hoạt động
III. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát.
- Cô cho trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến điều gì ?
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang thực hiện dẫn dắt vào trò chơi.
* Hoạt động 2: Bé vui chơi
* Bé biểu diễn
+ Sắp xếp tương ứng 1 bạn nam - 1 bạn nữ. 
- Giới thiệu các thành viên trong gia đình đi ra và xuất hiện trên sân khấu theo cách xen kẽ 1 nam đứng cạnh 1 nữ.
- Mời gia đình hãy thể hiện một bài hát.
- Cho trẻ so sánh cao thấp giữa các bạn 
- Bạn nào cao hơn bạn nào thấp hơn ?
- Các thành viên đứng như thế nào ?
- Trẻ nhận ra cách sắp xếp xen kẽ 1 nam và 1 nữ.
- Cách sắp xếp 1 nam 1 nữ, được gọi là sắp xếp xen kẽ tương ứng 1-1.
*Hoạt động 3: Bé ghép đôi
+ Sắp xếp theo mẫu cho trước.
Các con hãy quan sát xem trên bảng các đồ dùng được sắp xếp như thế nào ?
- Các con có muốn sắp xếp được như vậy không ?
- Mỗi trẻ có 1 rổ có chứa các đồ chơi: 2 cái bát, 2 cái đĩa
- Cô hỏi trẻ : trong rổ con có những gì ?
- Các con có muốn chơi trò chơi với những đồ dùng này không ?
- Các cháu hãy sắp xếp các đồ chơi theo hàng ngang từ trái sang phải : 1 cái bát - 1 cái đĩa cho đến hết, nếu bạn nào sắp xếp đúng và nhanh thì bạn đó sẽ được khen đấy 
- Trẻ chơi 
- Hãy đếm xem có bao nhiêu cái bát và bao nhiêu cái đĩa 
- Con có nhận xét gì về cách sắp xếp này?
- Cô nhắc lại cách sắp xếp : 1 cái bát, 1 cái đĩa và lặp lại.
+Trẻ tự nghĩ ra cách sắp xếp.
- Cô cho trẻ nghĩ ra cách sắp xếp theo ý thích từ những đồ dùng đó.
- Con nghĩ ra cách sắp xếp gì khác?
- con đã sắp xếp như thế nào?
- ai có cách sắp xếp giống bạn?.
- Trẻ cất lần lượt đồ chơi vào rổ theo yêu cầu của cô: cất đồ chơi theo kiểu xen kẽ.
*Trò chơi ai tinh mắt.
- Trẻ tìm các đối tượng trong lớp có cách sắp xếp tương ứng 1-1
- Cô và trẻ cùng kiểm tra.
- Con đã nhìn thấy cách sắp xếp tương ứng ở đâu ?
- Hỏi lại tên trò chơi
* Hoạt động 4: Bé nào giỏi hơn
- Cô chuẩn bị 3 bảng cho 3 đội, trên bảng có các hình ảnh đựơc sắp xếp tương ứng nhưng mỗi dãy còn thiếu hoặc sai 1 đối tượng. 3 đội bàn bạc và tìm đối tượng còn thiếu để gắn cho đúng. Thời gian là 1 bản nhạc, nếu đội nào tìm và gắn đúng đội đó sẽ chiến thắng.
- Các hình ảnh của trò chơi :
+ Bảng 1: Cốc – thìa, cốc – thìa, cốc
+ Bảng 2 : Áo - quần , áo, quần 
+ Bảng 3 : Bát – đũa, bát .., đũa
- Cho trẻ chơi
- Sau khi thời gian chơi kết thúc kiểm tra kết quả của 3 đội
- Nhận xét tuyên dương.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ hát
- Cả nhà thương nhau
- Trẻ trả lời
- 4 trẻ làm các thành viên trong gia đình xếp xen kẽ 1 nam và 1 nữ
- Trẻ hát
- Trẻ so sánh 
- Trẻ nói lại cách sắp xếp.
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ đếm
- Trẻ nhắc lại cách sắp xếp.
- Trẻ tự sắp xếp các đồ dùng trên theo ý thích của mình.
- Trẻ mô tả về cách sắp xếp của mình.
- Trẻ cất theo yêu cầu của cô
- Trẻ tìm trong lớp các đối tượng được sắp xếp theo qui tắc.
- Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe
- 3 đội sẽ đứng theo vòng cung cùng bàn bạc để tìm ra các đối tượng còn thiếu và sai để gắn lên bảng.
- Trẻ chơi
- Trẻ nhận xét.
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ thu đồ dùng cùng cô.
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 18 tháng 10 năm 2016
Ngày giảng 19/10/2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/17/10/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học 
Đề tài: Truyện - CHIẾC ẤM SÀNH NỞ HOA 
I. Mục đích yêu cầu.
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện trình tự truyện
-Trẻ biết tên truyện, tên tác giả 
*Kĩ năng: 
- Nhắc lại được nội dung chuyện theo gợi ý của cô.
- Biết trả lời câu hỏi.
* Giáo dục: 
- Dạy trẻ biết giữ gìn đồ dùng và trân trọng vọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Đồ dùng của cô: Tranh minh họa 
- Hệ thống câu hỏi dễ hiểu theo nội dung hoạt động.
- NDTH: ÂN: Bé quét nhà
 MTXQ. Trò truyện về chủ đề
III. Tiến hành.
Hoạt đông của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cho trẻ hát bài hát " Bé quét nhà"
- Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Trong lời bài hát đã nói đến điều gì ?
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát và chủ đề.
* Hoạt động 2: Bé nghe và khám phá
- Giới thiệu truyện: Chiếc ấm sành nở hoa, do tác giả Kim Tuyến sưu tầm.
- Cô kể mẫu lần 1
- Cô kể lần 2. Kèm hình ảnh minh hoạ
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì? Của ai sưu tầm ?
* Giảng nội dung: Chuyện nói về một chiếc ấm sành bị bỏ đi, nhưng đã được một cô bé mang về gieo hạt và phát triển một cây hoa rất đẹp.
- Cô kể lần 3: 
* Đàm thoại.
- Có một cái gì nằm lăn lóc bên vệ đường ?
- Ấm sành đã nói gì với bướm vàng ?
- Khi đôi bướm vàng bay đi ,ấm sành cảm thấy như thế nào ?
- Ai nhặt ấm sành mang về nhà ?
- Cô bé đã gieo vào ấm sành cái gì?
- Chuyện gì xảy ra ?
- Từ đó ấm sành còn buồn nữa không ?
=> Qua câu chuyện này chúng mình hãy cùng nhau biết sử dụng những đồ dùng đã hỏng trong gia đình để tái tạo ra một số đồ dùng khác nhé.
* Họat động 3: Bé kể chuyện
- Cho trẻ kể theo đoạn nối tiếp 1 lần
+ Cô gợi ý 
- Cho 1 trẻ lên kể lại nội dung câu chuyện.
+ Khi trẻ kể cô gợi ý, sửa sai và động viên khuyến khích trẻ
- Cô đặt câu hỏi xen kẽ cho trẻ kể
- Hỏi lại tên truyện, tác giả ? 
=> Qua câu chuyện này các cháu phải biết giữ gìn những đồ dùng trong gia đình chúng ta, nếu đồ dùng chẳng may bị hỏng chút ít thì chúng mình sẽ sử dụng vào việc khác đừng vứt bỏ chúng đi nhé vì chúng cũng như con người chúng cũng có tâm sự vui buồn đấy các cháu ạ 
- Cho trẻ đi dạo
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Quan sát
- Chiếc ấm sành nở hoa, Cô Kim Tuyến sưu tầm
- Chú ý lắng nghe
- Nghe cô kể chuyện
- Chiếc ấm sành
- Trẻ trả lời
- Buồn và tủi thân
- Một cô bé 
- Hạt giống 
- Trẻ trả lời 
- Không ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể chuyện
- Trẻ kể chuyện
- Trẻ trả lời 
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ đi dạo
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	- HĐCCĐ: Quan sát và trò chuyện về một số đ/d trong gđ
 - TCVĐ: Gia đình ngăn nắp (Thứ 2,4,6)
 Xếp hình (Thứ 3,5)
 - Chơi tự do: Chơi tự do trong lớp
 	 (Đã soạn thứ 2/17/10 / 2016)
G. HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng gia đình 
 - Góc xây dựng: Xây hàng rào 
 - Góc học tập: Tô màu tranh đồ dùng 
 (Đã soạn thứ 2/17/10/2016)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Thịt, trứng, cá,đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi dân gian
TẬP TẦM VÔNG
I. Mục đích yêu cầu 
- Phát triển ngôn ngữ,vận động theo nhịp điệu cho trẻ 
II. Chuẩn bị 
- Đồ chơi kích thước bé.
- NDTH: Âm nhạc - Bé quét nhà.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé cùng cô trò chuyện 
- Cho trẻ hát bài “Bé quét nhà”
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát dẫn dắt trẻ vào trò chơi
- Các cháu vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói đến ai ?
- Ở nhà các cháu có giúp được việc gì cho bố mẹ,ông bà không ?
=> Các cháu phải biết yêu quý và chia sẻ với những người thân trong gia đình mình và giúp đỡ bố mẹ, ông bà những công việc nhỏ vừa sức nhé
* Hoạt động 2: Bé vui chơi
- Cô giới thiệu trò chơi “Tập tầm vông”
- Cô nói cách chơi
- Cô sẽ chia các bạn thành từng cặp cứ 2 bạn 1 cặp ngồi quay mặt vào nhau 1 bạn sẽ dấu 1 đồ chơi trong lòng bàn tay (Tay trái hoặc tay phải) và nắm chặt lại rồi đưa tay ra sau lưng sau đó cả 2 bạn sẽ cùng đọc lời bài đồng dao “Tập tầm vông...” khi đọc đến câu cuối cùng của bài đồng dao thì bạn có đồ dùng trong tay sẽ nắm chặt 2 tay đưa 2 tay ra trước mặt để cho bạn cùng chơi đoán
 - Luật chơi : Nếu bạn đoán đúng thì 2 bạn sẽ đổi vai chơi cho nhau, nếu không thì bạn đoán sai sẽ phải nhảy lò cò quanh bạn 
- Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô theo dõi động viên trẻ kịp thời 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần 
* Hoạt động 3: Bé nào giỏi 
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
- Nhận xét chung khen những trẻ chơi trò chơi giỏi, nhắc nhở những trẻ chưa chú ý trong khi chơi 
- Cho trẻ đi dạo 
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe 
- Nghe luật chơi
- Trẻ thực hiện 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ đi dạo
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2016
Ngày soạn: 19 tháng 10 năm 2016
Ngày giảng 20/10/2016
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/17/10/2016)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: DH(TT) - BÉ QUÉT NHÀ 
 (Nhạc sĩ : Hà Đức Hậu)
VĐ(KH): VỖ TAY THEO NHỊP 
Trò chơi : Bạn nào hát 
I. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: 
- Trẻ nhớ được tên bài hát tên nhạc sĩ, thuộc bài hát, hát đúng nhịp, biết vỗ tay theo nhịp bài hát, biết cách chơi trò chơi bạn nào hát 
* Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng hát vận động vỗ tay theo nhịp, phát triển ngôn ngữ làm giầu vốn từ cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ yêu quý gia đình, biết quét dọn đồ dùng gia đình sạch sẽ.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Trong lớp học 
- Đồ dùng: Xắc xô, thanh phách.
- NDTH: MTXQ - Trò chuyện chủ điểm
 Toán - Đếm số bạn hát
 Văn học - Thơ: Bà và cháu 
- Hệ thống câu hỏi theo nội dung hoạt động.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gia đình bé có ai.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bà và cháu”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Hoạt động 2: Bé tập hát
- Giới thiệu bài hát: Bé quét nhà 
 Tác giả: Hà Đức Hậu
- Cô dùng lời dẫn dắt để giới thiệu bài
- Cô hát mẫu lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên nhạc sĩ.
- Cô hát lần 2: Kèm động tác minh hoạ
- Giảng nội dung: Bài hát nói về em bé rất ngoan biết giúp đỡ ông bà các công việc vừa sức, biết dùng chổi nhỏ để quét nhà cho sạch sẽ, gọn gàng.
- Cô hát lần 3 
- Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần 
- Cho tổ nhóm cá nhân hát
- Cô sửa sai và động viên khuyến khích trẻ
- Cho những trẻ thuộc lên hát
- Cho những trẻ yếu lên hát 1 lần.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ 
* Hoạt động 3: Bé vỗ tay theo nhịp.
- Cô hát và vỗ tay mẫu 1 lần
- Cả lớp hát vận động vỗ tay theo cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân vận động
- Cô chú ý sửa sai và động viên khuyến khích trẻ vỗ tay.
- Cô hỏi lại tên bài tên nhạc sĩ .
- Cho cả lớp vận động lại 1 lần
- Ngoài vận động vỗ tay ra các cháu còn biết vận động theo cách nào nữa.
- Cho trẻ vận động theo hứng thú của trẻ
ð Giáo dục trẻ biết

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ GIA ĐÌNH 3.doc