Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Tết nguyên đán và mùa xuân - Tuần 1: Mùa xuân của bé

CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA XUÂN

Tuần 1: MÙA XUÂN CỦA BÉ

Thời gian: Từ 2 / 01  6 / 01 / 2017.

Thứ 2 ngày 2 tháng 1 năm 2017

Ngày soạn: 1 tháng 1 năm 2017

Ngày giảng: 2/ 1/2017

HOẠT ĐỘNG SÁNG

A. ĐÓN TRẺ.

- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.

- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.

- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ

- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.

- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.

- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.

B. ĐIỂM DANH.

- Cô điểm danh theo sổ gọi tên

- Báo cơm.

C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.

- Cho trẻ nghe hát bài “Mùa xuân đến rồi”. Cho trẻ kể về hai ngày nghỉ ở nhà trẻ đã giúp đỡ ông bà bố mẹ những công việc gì?

- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về chủ điểm.

- Cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ.

- Hai ngày nghỉ đã được bố mẹ đưa đi chơi ở những đâu?

- Cô động viên khuyến khích để trẻ mạnh dạn kể.

- Hôm nay ai đưa các con đi học?

- Cô nhắc nhở trẻ ở nhà nên giúp đỡ ông bà , bố mẹ công việc nhỏ vừa sức

- Giáo dục trẻ chăm ngoan, đi học đều, yêu quý mùa xuân.

 

doc 80 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 857Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Tết nguyên đán và mùa xuân - Tuần 1: Mùa xuân của bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thức
Hoạt động: Khám phá xã hội
TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
I.Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết được tét nguyên đán là tết truyền thống của dân tộc.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
+ Biết trả lời một số câu hỏi của cô đủ câu từ.
* Giáo dục: trẻ có ý thức trong giờ học
II.Chuẩn bị.
 - Tranh: Mua sắm
 - Tranh gói bánh trưng
 - Tranh trò chơi
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng đi chợ.
 - Các con ơi ! ngoài trời rất đẹp các con có muốn đi chợ ngày tết cùng cô không? Vậy chúng mình vừa đi vừa đọc đồng dao "Đi cầu đi quán" cùng cô nhé.
 - Đã đến rồi các con xem chợ ngày tết bán những gì nào?
 - Cô đàm thoại với trẻ về mô hình.
 - Ngoài những đồ dùng bán ở chợ chúng ta còn phải chuẩn bị rất nhiều thứ khác. Để hiểu biết thêm về ngày tết cổ truyền cô cháu mình cùng về lớp tìm hiểu nhé.
Hoạt động 2: Trò chuyện về tết cổ truyền.
 * Quan sát tranh mua sắm
 - Nhìn xem, nhìn xem
 - Các con nhìn xem cô có tranh gì?
 - Đúng rồi đây là tranh mọi người đang đi mua sắm chuẩn bị đón tết đấy.
 - Các con nhìn xem trong tranh bán những gì?
 - Vậy các con đã đi sắm tết cùng bố mẹ chưa?
 - Các con thấy bố mẹ mua sắm những gì?
 - Cô chỉ vào cành đào trong tranh và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
 - Nhà con có sắm cành đào không?
 - Để có cành đào thêm đẹp mọi người còn treo quả gì?
 => Để chuẩn bị đón tết mọi người đi mua sắm tết rất nhiều đồ như : Mứt , bánh kẹo, rượu, hoa quả, cành đào.Không khí đi mua sắm ở chợ náo nhiệt và khẩn chương.
* QS tranh gói bánh trưng. 
 - Cô treo tranh gói bánh trưng và đàm thoại với trẻ.
 - Muốn gói được bánh trưng ta cần phải chuẩn bị những gì?
 + Đây là cái gì?
 + Lá rong có màu gì?
 + Còn đây là gì?
 + Lạt dùng để làm gì?
 - Có lá rong và lạt rồi, vậy còn thiếu cái gì nữa?
 - Khi gói bánh trưng người ta dùng gạo gì?
 - Gói xong rồi cần phải làm gì mới ăn được?
 - Bánh trưng có dạng hình gì?
 - Các con đã được ăn bánh trưng chưa?
=> Các con ạ! Khi gói bánh trưng cần những nguyên liệu như lá rong, lạt để buộc bánh, dùng gạo nếp, nhân thịt, đỗ xanh. Gói bánh ở dạng hình vuông, khi gói xong cho vào nồi đun khoảng 6-7 tiếng bánh mới chín.
*QS tranh trò chơi.
 - Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ như tranh ở trên.
Hoạt động 3: Bé tô màu bánh chưng.
 - Cho trẻ ngồi vào bàn tô màu bánh trưng.
 - Trẻ tô xong cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
*Kết thúc: Cho trẻ hát bài"Sắp đến tết rồi"ra chơi
- Trẻ đọc đồng dao đi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- Xem gì, xem gì
- Mua sắm
- Trẻ quan sát 
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Cành đào
- Có ạ 
- Quả bóng
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ quan sát 
- Lá rong, lạt, gạo...
- Lá rong
- Màu xanh
- Lạt ạ
- Để buộc bánh trưng
- Gạo, thịt, đỗ xanh
- Gạo nếp
- Luộc bánh
- Dạng hình vuông
- Rồi ạ 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ quan sát và đàm thoại với cô
- Trẻ ngồi vào bàn tô màu
- Nghe cô nhận xét
- Trẻ hát đi ra ngoài
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngày tết.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng. (T 2, 4, 6). Ném vòng cổ chai (T 3, 5)
- CTD: Chơi với đồ chơi của lớp.
(Đã soạn thứ 2 / 9/ 1 / 2017) 
G. HOẠT ĐỘNG GÓC 
- Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả ngày tết
- Góc xây dựng: Xây bồn hoa
- Góc nghệ thuật: Hát múa về ngày tết
 (Đã soạn thứ 2 / 9/ 1/ 2017)
H. VỆ SINH - ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Thịt, trứng, cá, đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU.
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ NÀO NHANH
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: - Trẻ biết được thời gian hôm qua, hôm nay, ngày mai và các hoạt động diễn ra theo trình tự thời gian.
2. Kĩ năng: - Rèn khả năng dự đoán, nhận biết, quan sỏt, chú ý, tư duy, ghi nhớ có chủ định
- Vốn ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc 
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm ngoan, đi học đều, có ý thức khi đi học. 
II. Chuẩn bị.
* Đồ dùng của cô Tranh ản
* Đồ dùng của trẻ - 2 bộ lịch có 7 ngày giống của cô, kích thước nhỏ hơn
- 2 bảng gắn tranh - Hoa có gắn ngày 
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé hát cùng cô. 
Cô cùng trẻ hát bài "Cả tuần đều ngoan" cô hỏi trẻ:
- Chúng mình vừa hát bài gì? 
- Bài hát có nội dung gì? 
->Bài hát nói về bạn nhỏ đi học hứa chăm ngoan trong suốt cả tuần từ thứ 2 đến thứ 7 để cuối tuần cô thưởng phiếu bé ngoan, thế các con có thích được nhận phiếu bé ngoan không? Các con hãy về tổ ngồi học thật ngoan để cuối tuần cô thưởng phiếu bé ngoan cho các con nhé! 
* Hoạt động 2: Nhận biết các ngày trong tuần, thứ tự các ngày trong tuần.
- Chơi trò chơi "Tìm đúng buổi" 
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh về buổi sáng, buổi trưa, chiều, tối. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó. Ví dụ cô nói "Về đúng buổi nào" trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đang nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình.
* Hoạt động 3: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Cô thấy các con học rất giỏi, cô cùng các con đọc bài thơ.
Ngày hôm qua đâu rồi
Em cầm tờ lịch cũ 
Ngày hôm qua đâu rồi
Ra ngoài sõn hỏi bố
Xoa đầu em bố cười
Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ hồng lớn thơm mới
Đợi đến ngày toả hương
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
- Các con ạ, bài thơ có nhắc đến thời gian ngày hôm qua đấy, bài thơ cũn nhắc nhở bạn nhỏ học hành chăm chỉ nữa, các con hãy chăm chỉ học như bạn nhé! - Cô đưa quyển lịch và tờ lịch đầu tiên đây là tờ lịch của ngày hôm qua, các con có biết hôm nay là thứ mấy không?
- Hôm nay là thứ mấy? ngày mai sẽ là thứ mấy.
+ Hôm qua ai đưa con đi học, đi bằng phương tiện gì?, con đã làm gì trong ngày hôm qua?
+ Hôm nay ai đưa con đi học?
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Hôm nay các con đang học gì đây?
 " Ngày hôm qua có những công việc những hoạt động đó diễn ra rồi, nên các con phải nhớ lại, ngày hôm qua là ngày liền kề trước ngày hôm nay.
- Các con đoán xem ngày mai sẽ là ngày thứ mấy? 
+ Cô tách tờ lịch ngày mai và đặt vào bên cạnh ngày hôm nay.
+ Các hoạt động của ngày mai chưa diễn ra nên chúng mình chỉ có thể dự đoán thôi nhé!
- Ngày mai các con sẽ làm gì?
"Các con ạ các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngay mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình, những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy "
Các con vừa tìm hiểu ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai. Các con thấy thời gian thật đáng quý đúng không nào. Vì vậy các con phải chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà, bố mẹ các con nhớ chưa nào.
* Hoạt động 4: Bé nào nhanh.
- Trò chơi 1: Ai thông minh.
Cô giới thiệu cách chơi: chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi trên màn bảng, trước tiên các con sẽ được biết 1 tờ lịch là thứ mấy trong tuần, nhiệm vụ của các con là tìm thứ tiếp theo bằng cách lựa chọn 1 tờ lịch đứng ở hàng dưới để chỉ vào, nếu đúng được thưởng 1 tràng pháo tay, nếu sai phải chọn lại.(Chơi 3 lần)
- Trò chơi 2: Khoảng thời gian đáng quý.
Cô phát cho mỗi trẻ một bông hoa vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh những bạn có bông hoa có số tương ứng với ngày hôm nay thi đưa lên cao
Cho trẻ chơi lần 1
Nhận xét tuyên dương.
Trẻ chú ý và trả lời câu hỏi
Lắng nghe 
Lắng nghe 
Trẻ hứng thú chơi
Trẻ đọc thơ cùng cô
Lắng nghe
3-4 trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trả lời
Trẻ hiểu cách chơi và hứng thú chơi
Trẻ hiểu cách chơi và hứng thú chơi
Lắng nghe cô nhận xét
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 4 ngày 11 tháng 1 năm 2017
Ngày soạn: 10 tháng 1 năm 2017
Ngày giảng 11/ 1 / 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà. 
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/9 /1 /2017
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Văn học
 ĐT: THƠ - TẾT ĐANG VÀO NHÀ.
T/g: Nguyễn Hồng Kiên.
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ “ Tết đang vào nhà” và biết đọc bài thơ diễn cảm.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe và đọc thơ diễn cảm cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu từ.
* Thái độ: Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học, giáo dục trẻ biết yêu ngày tết.
II. Chuẩn bị:
+ Địa điểm trong lớp.
- Tranh minh họa bài thơ. Tết đang vào nhà. Cô thuộc thơ.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Tâm lý trẻ thoải mái.
- NDTH: Âm nhạc. Bài. “Sắp đến tết rồi”.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé hát cùng cô.
- Cô cho trẻ hát bài: Sắp đến tết rồi.
+ Các cháu vừa hát bài gì? nói về ngày gì? 
+ Mẹ đang làm gì?
- Trò chuyện về chủ đề dẫn dắt trẻ vào bài học
* Hoạt động 2: Bé yêu văn học.
* Giới thiệu bài thơ. “Tết đang vào nhà” 
- Tác giả: Nguyễn Hồng Kiên.
+ Cô đọc mẫu: 
- Lần 1: Diễn cảm
- Lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
* Đặt câu hỏi đàm thoại và giảng nội dung.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? 
- Bài thơ nói về ngày gì? 
- Hoa đào ở đâu? Cười tươi sáng gì? 
- Hoa mai trong vườn như thế nào?
- Sân nhà đầy gì? Mẹ đang làm gì?
- Tết đang vào nhà đất trời như thế nào?
+ Giảng nội dung: Bài thơ nói về ngày tết đến có hoa đào trước ngõ, hoa mai trong vườn lung linh cánh trắng sân nhà đầy nắng, mẹ phơi áo hoa, em dán tranh gà, ông treo câu đối ai cũng them một tuổi đất trời nở hoa.
- Cô đọc lần 3. 
- Hỏi lại tên bài thơ? tác giả?
- Củng cố giáo dục trẻ yêu thích môn học và biết yêu ngày tết.
* Bé đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc 1, 2 lần. 
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc đan xen ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ đọc)
- Cả lớp đọc lại một lần
- Hỏi lai tên bài thơ, tác giả?
+ Giáo dục: Trẻ có ý thức trong học tập
* Hoạt động 3: Bé vui chơi.
* Trò chơi: Lộn cầu vồng.
- Cô giới thiệu trò chơi. Lộn cầu vồng.
- Cô nói cách chơi, luật chơi. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần. ( Cô khuyến khích trẻ chơi tốt)
- Cô củng hỏi trẻ lại tên bài. 
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập vui chơi
- Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô giảng nội dung
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cả lớp đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Ra chơi.
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngày tết.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng. (T 2, 4, 6). Ném vòng cổ chai (T 3, 5)
- CTD: Chơi với đồ chơi của lớp.
(Đã soạn thứ 2 / 9/ 1 / 2017) 
G. HOẠT ĐỘNG GÓC 
- Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả ngày tết
- Góc xây dựng: Xây bồn hoa
- Góc nghệ thuật: Hát múa về ngày tết
 (Đã soạn thứ 2 / 9/ 1/ 2017)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Thịt, trứng, cá,đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động vui chơi
Trò chơi vận động
ĐỀ TÀI: NÉM VÒNG CỔ TRAI.
I. Mục đích - yêu cầu.
- Rèn luyện sự tinh mắt.
- Phát triển kĩ năng đôi tay cho trẻ.
- Trẻ biết chơi đoàn kết và biết giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân chơi thoáng mát bằng phẳng.
- Trai, vòng
- Tâm lý trẻ thoải mái.
- NDTH: Âm nhạc. Bài: Sắp đến tết rồi.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Sắp đến tết rồi.
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề để dẫn dắt trẻ vào bài học 
- Các con vừa hát bài gì? 
- Bài hát nói đến gì?
- Sắp đến tết rồi về nhà như thế nào?
- Mẹ đang làm gì?
- Các em bé như thế nào?
+ Giảng nội dung bài hát: Bài hát sắp đến tết rồi nói về các bạn nhỏ rất vui khi tết sắp đến các bạn được bố mẹ mua áo mơi và còn lớn thêm 1 tuổi ai cũng vui mừng ghê
- Hôm nay cô tổ chức cho chúng mình chơi một trò chơi đó là trò chơi. Ném vòng cổ trai.
* Hoạt động 2: Bé thi tài
* Trò chơi: Ném vòng cổ trai.
- Giới thiệu tên trò chơi: Ném vòng cổ trai.
- Muốn chơi được trò chơi này các con nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi: Đặt 2 cái chai thành hàng ngang 
cái nọ cách cái kia 50cm trẻ xếp thành 
2 hàng ngang đứng dưới vạch chuẩn mỗi lần 
chơi cô cho 2 trẻ lên ném.
+ Luật chơi: Đội nào ném được nhiều vòng vào cổ trai hơn là thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. ( Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi.)
* Hoạt động 3: Xem tài của bé.
- Nhận xét giờ chơi
- Cho trẻ nhận xét nhóm chơi của mình, của bạn.
- Cô nhận xét chung.
- Khen ngợi những trẻ chơi tốt.
- Động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt lần sau cố gắng.
+ Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa đọc thơ bài. Hoa đào.
- Cho trẻ ra chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe 
- Trẻ chơi.
- Trẻ hào hứng chơi.
- Trẻ nhận xét nhóm chơi của bạn
- Trẻ nghe cô nhận xét.
- Trẻ nghe.
- Trẻ đi vòng tròn và đọc thơ.
- Trẻ ra chơi.
IV.VỆ SINH - NÊU GƯƠNG - CẮM CỜ - TRẢ TRẺ
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay 
- Chuẩn bị trang phục cho trẻ
2. Nêu gương cắm cờ.
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ nhận xét lẫn nhau theo tổ.
- Nêu gương bé ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ.
3. Trả trẻ.
 - Trả trẻ theo người thân của trẻ . 
............................................********************....................................
Thứ 5 ngày 12 tháng 1 năm 2017
Ngày soạn: 11 tháng 1 năm 2017
Ngày giảng 12 / 1/ 2017
HOẠT ĐỘNG SÁNG
A. ĐÓN TRẺ.	
- Cô đến trước 15 phút mở cửa vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ.
- Cô quan tâm đến sức khoẻ của trẻ
- Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ, cất ba lô mũ dép vào nơi quy định.
- Nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi trong lớp.
B. ĐIỂM DANH.
- Cô điểm danh theo sổ gọi tên 
- Báo cơm .
C. TRÒ TRUYỆN SÁNG.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, bạo dạn, đồng thời tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, tạo cho trẻ những thói quen làm việc vừa sức khi về nhà. 
* THỂ DỤC SÁNG.
(Đã soạn thứ 2/9 / 1/ 2017)
 D. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Âm nhạc.
 DHTT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
 	Tác giả: Hoàng vân
 VĐ: VỖ TAY THEO NHỊP
 TC: AI ĐOÁN GIỎI.
I. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ hát và vận động được cùng cô theo bài hát “ Sắp đến tết rồi”. Và chơi được trò chơi. Ai đoán giỏi. 
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng ca hát, vận động phát triển ngôn ngữ làm giầu vốn từ cho trẻ.
* Thái độ: Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học, thích ca hát và biết yêu quý ngày tết cổ truyền ở quê mình.
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc bài hát để dạy trẻ hát và dạy trẻ vận động theo bài hát.
- Trẻ tâm lí thoải mái hứng thú học bài.
- NDTH: Văn học. Thơ. Hoa đào.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Giao lưu cùng bé. 
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Hoa đào.
- Bài thơ nói về hoa gì?
- Trồng cây hoa đào để làm gì?
- Cô lần lượt đặt các câu hỏi theo nội dung bài thơ để trẻ trả lời và cô dẫn dắt trẻ vào bài học
* Hoạt động 2: Bé yêu ca nhạc.
* Dạy hát: Sắp đến tết rồi.
- Tác giả: Hoàng vân.
+ Giới thiệu tên bài? tên tác giả?
+ Cô hát mẫu.
- Lần 1 nhắc lại tên bài, tên tác giả. 
- Lần 2.
* Đàm thoại và giảng giải nội dung. 
- Hỏi lại tên bài, tác giả?
- Bài hát nói về ngày gì? 
- Các cháu đến trường như thế nào?
- Mẹ đang làm gì?
+ GND: Bài hát sắp đến tết rồi nói về các bạn nhỏ rất vui khi tết sắp đến các bạn được bố mẹ mua áo mơi và còn lớn thêm 1 tuổi ai cũng vui mừng ghê
- Lần 3.
- Cô chốt lại và nói thêm cho trẻ hiểu.
* Dạy trẻ hát.
- Cho cả lớp hát cùng cô 2, 3 lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả?
* Dạy trẻ vận động.
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp 1 lần.
- Cô cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô 1- 2 lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát và vận động vỗ tay theo nhịp. ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Trẻ yêu thích môn học.
* Hoạt động 3: Bé với trò chơi. 
- Giới thiệu trò chơi: Ai đoán giỏi.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi cho trẻ biết.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần. (Cô quan sát động viên khuyến khích trẻ).
- Hỏi lại tên trò chơi? 
- Nhận xét sau khi chơi.
- Cho trẻ ra chơi.
- Nghe cô đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe và quan sát.
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô giảng nội dung
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ nghe.
- Cả lớp hát.
- Tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Trẻ hát và vận động.
- Tổ nhóm hát và vận động
- Trẻ trả lời.
- Chú ý nghe.
- Nghe cô giới thiệu
- Trẻ nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Trẻ ra chơi.	
E. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh ngày tết.
- TCVĐ: Lộn cầu vồng. (T 2, 4, 6). Ném vòng cổ chai (T 3, 5)
- CTD: Chơi với đồ chơi của lớp.
(Đã soạn thứ 2 / 9/ 1 / 2017) 
G. HOẠT ĐỘNG GÓC 
- Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả ngày tết
- Góc xây dựng: Xây bồn hoa
- Góc nghệ thuật: Hát múa về ngày tết
 (Đã soạn thứ 2 / 9/ 1/ 2017)
H. VỆ SINH – ĂN TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ rửa mặt rửa tay lau tay
2. Ăn trưa
- Cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
- Chia khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn. Giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Thịt, trứng, cá,đậu, sữa, rau, củ, quả để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.
F. NGỦ TRƯA.
- Cô trải chiếu, cho trẻ lấy gối ra xếp gối để ngủ.
- Tạo cảm giác gần gũi an toàn cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ sâu giấc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI.
*Vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ đi vệ sinh
- Cô chải đầu, buộc tóc cho trẻ
* Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập theo lời bài hát “Đu quay”
- Nhằm đưa trạng thái trẻ từ tĩnh sang động.
- Giúp trẻ hoạt động được linh hoạt và khéo léo hơn.
- Tránh cảm giác mệt mỏi khi ngủ dậy.
II. ĂN QUÀ CHIỀU 
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay rồi ăn quà. 
- Cô chia quà cho trẻ, động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trong khi trẻ ăn cô nhắc trẻ không được nói chuyện trong khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ không làm rơi vãi, ăn song biết giúp cô thu dọn ngăn nắp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động vui chơi
Trò chơi học tập
BÉ KHÉO TAY.
I. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết nặn bánh theo gợi ý và hướng dẫn của cô của cô.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng nặn khéo léo, biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng 
* Thái độ: Trẻ có thái độ nghiêm túc trong giờ học, trẻ biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị:
+ Đất nặn đủ cho trẻ, bảng con, khăn lau.
- 3 mẫu nặn sắn của cô
- Trẻ tâm lý thoải mái.
- NDTH: Văn học. Thơ. Bài: Hoa đào.
III. Cách t

Tài liệu đính kèm:

  • docCĐ TẾT NGUYÊN ĐÁN - MÙA XUÂN 1.doc