Giáo án Lớp 3B - Tuần 1

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ

Tiết 2: Toán: Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số

I. Mục tiêu:

- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4

II. Hoạt động dạy học chủ yếu:

A/ Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh

 GV nêu một số yêu cầu về học toán

B/ Bài mới:

1) Giới thiệu bài: Tiết Toán đầu tiên ở lớp 3 hôm nay các em sẽ được ôn lại cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

2) Hướng dẫn ôn tập:

- Bài 1: Đọc số, viết số : - Bài tập yêu cầu gì?

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi

- Gọi 2 em lên bảng làm vào 2 bảng

- GV nhận xét, chốt cách đọc, viết số có ba chữ số.

- Gọi HS đọc lại.

 

docx 26 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng 2:Làm việc với SGK.
Mục tiêu:Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe.
Cách tiến hành:
Bước 1.Làm theo cặp.
+GV yêu cầu.
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, không trong lành có nhiều khói bụi.
- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
- Nêu cảm giác của bạn khi thở không khí có nhiều khói bụi.
- Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu làm việc cả lớp.
- Thở không khí trong lành có ích lợi gì?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có tác hại gì?
+ GV kết luận:
- Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí oxi, ít khí cacbonic và khói bụi.Khí oxi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Không khí chứa nhiều khí cacbonic là không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
+ Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục: học sinh cần tránh chơi nơi không khí bị ô nhiễm.
4. Củng cố & dặn dò:
+Giáo viên chốt nội dung bài SGK/7.
+ Dặn dò thực hành.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Vệ sinh hô hấp.
+ Học sinh thực hành.
+ Nêu nhận xét.
+ Học sinh lấy gương soi để học sinh quan sát phía trong mũi của mình.
+ Lông mũi, các mạch máu, các chất nhầy.
+ Học sinh phát biểu.
+ Thở mũi,không khí được lọc sạch. Mũi có lông cản bụi.
+ Vài học sinh nhắc lại ( bóng đèn tỏa sáng).
+ Chia 2 nhóm.
+ 2 HS cùng quan sát các hình 3;4;5/ 7/ SGK và thảo luận theo gợi ý.
Trong lành (tranh 3).
Không trong lành (tranh4;5).
Dễ chịu, khỏe khoắn.
Mệt mỏi, khó thở, ngột ngạt.
+ Một số học sinh lên trình bày kết quả.
+ Cả lớp suy nghĩ và trả lời.
Có lợi cho sức khỏe, khỏe mạnh.
Học sinh trao đổi, phát biểu.
+ Vài học sinh nêu lại ( bóng đèn tỏa sáng).
-----------------------------------
Tiết 4: Hoạt động tập thể: Trò chơi: Kéo co
I. Mục tiêu:
- Nhằm rèn luyện sức mạnh phát triển ở tay, chân.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ hợp tác với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị: Dây, vôi để kẻ vạch, còi
III. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho tổ nọ kéo với tổ kia, mỗi tổ thành một đội chơi. Có thể chia các tôt trong một lớp thành một bảng kéo vòng tròn hay loại trực tiếp đều được.
Tất cả các thành viên bám vào dây kéo để kéo. Khi có hiệu lệnh dùng sức mạnh kéo đối phương về phía mình, bên nào bị sang bên sân đối phương hoặc bỏ tay ra là thua.
Thường thì kéo 3 keo để phân thắng bại.
IV. Cho HS chơi
GV phân thắng cuộc
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 3 ngày 26 tháng 8 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Tập đọc: Hai bàn tay em
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa cácc dòng thơ .
- Hiểu ND : Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích rất đáng yêu, (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài). Học sinh khá giỏi thuộc cả bài 
II.Đồ dùng dạy học : tranh SGKtrang 7
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ 
- Kể lại câu chuyện “Cậu bé thông minh”
+Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
GVnhận xét,cho điểm
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho HSQS tranh SGK, nêu nội dung sau đó GV chốt, giới thiệu: Hàng ngày làm việc gì ta cũng nhờ đến hai bàn tay. Hai bàn tay trở nên rất thân thiết với con người. Có nhà thơ đã viết bài thơ về 2 bàn tay đấy. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 
2. Luyện đọc
a/ Đọc mẫu: - GV đọc mẫu.
Giọng đọc dịu dàng , tình cảm 
b/ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ
GV giúp HS phát âm đúng các từ đó.
+ Từ khó đọc: ấp, siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ, phụng phịu
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+Từ giải nghĩa: Siêng năng, giăng giăng, ấp, thủ thỉ
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc cả bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
- Ghi bảng: Hai bàn tay: + hoa đầu cành
- GV chốt lại: cách so sánh rất thực, rất hay
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
- Ghi bảng: + ngủ cùng bé.
 + đánh răng, chải tóc
 + Viết chữ, chia sẻ buồn vui
- GV chốt lại: Hai bàn tay thân thiết với bé, rất có ích và rất đáng yêu. 
- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV chốt lại
4. Học thuộc lòng bài thơ :
 - Đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- HS thi đọc thuộc bài thơ
- GV nhận xét chung
D. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Với em hai bàn tay thân thiết như thế nào?
- Chuẩn bị bài sau: Đơn xin vào Đội.
- 2 HS kể và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
- Cả lớp nhận xét
-HS mở SGK trang 7.
-1 HS khá , giỏi đọc bài 
- HS đọc nối tiếp, mỗi em hai dòng thơ(2 lượt) phát hiện những từ khó đọc, đọc dễ lẫn .
- HS đọc nối tiếp nhau các khổ thơ(2 lượt), 
- HS đặt câu với từ khó để hiểu nghĩa.
- 2HS đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
-1HS đọc thành tiếng khổ 1 và trả lời: +Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng đầu cành.
-HS đọc thầm các khổ thơ còn lại, trả lời câu hỏi: + Buổi tối : hai hoa ngủ cùng bé.
+ Buổi sáng:Tay giúp bé đánh răng, chải tóc
+ Hai hoa làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
+ Hai hoa chia sẻ buồn vui với bé.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS có thể phát biểu tự do theo suy nghĩ, sau đó đọc khổ thơ mình thích
- Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích rất đáng yêu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ.
- HS đọc thuộc bằng cách qsát tranh m.hoạ
- 3 HS đọc, cả lớp nghe và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu
----------------------------------
Tiết 2: Toán: Cộng, trừ các số có 3 chữ số ( Không nhớ)
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về, nhiều hơn, ít hơn. Bài tập cần làm: Bài 1(Cột a,c), Bài 2, Bài 3.
II. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Bài 2 VBT
- Nêu cách so sánh 2 chữ số có 3 chữ số.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Giới thiệu bài
3. Luyện tập:
Bài 1a, b*,c(VBT): Tính nhẩm
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm
- GV nhận xét, chốt
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gv đọc từng phép tính
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, lưu ý HS cách đặt tính
 Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV chấm 1 số em
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS lên bảng thực hiện
- Cả lớp theo dõi chữa bài.
- HS nêu. Cả lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Tính nhẩm
- Cả lớp làm bài miệng rồi đọc chữa,
- Nêu cách nhẩm.
- HS đọc yêu cầu
- Đặt tính rồi tính
- HS làm bảng con. 2 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính.
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc đề toán.
- HS nêu
- bài toán về “ít hơn”
- HS tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- 1HS lên bảng giải bài toán.
- Cả lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng so sánh, cộng, trừ các số có ba chữ số.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Điền dấu thích hợp:; =vào chỗ chấm: 403  430 60 + 100 ... 161
 675  576 799 .. 800 
 893 . 800 + 90 + 3
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng, cách so sánh
Bài 2: Trong các số: 475, 461, 570, 251, 795, 182, Tìm số lớn nhất? Số bé nhất?
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 3: Với ba số 315; 40; 355 và các dấu +, -, =, ta viết được các phép tính nào? 
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 4: Tìm X
 X – 325 = 344 X + 225 = 466
- Hỏi cách tìm SBT, số hạng chưa biết?
- GV nhận xét, chốt.
Bài 5 : Đặt tính rồi tính: 734 + 215 
 472 + 124 135 + 42 276 + 103
GV sửa bài cho HS sai 
- GV nhận xét, chốt
Củng cố - Dặn dò
- HS đọc yêu cầu bài tập
-1 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
- HS nêu cách so sánh 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm vào vở. 
- HS nêu miệng 
- Lớp nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm đôi. 1 nhóm lên bảng thực hiện. 
315 + 40 = 355
40 + 315 = 355
355 - 40 = 315
355 - 315 = 40
- Lớp nhận xét, chữa bài
1 HS nêu yêu cầu
Lớp làm bài, chữa bài
Lớp nhận xét
 - HS nêu
1 HS nêu yêu cầu
1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở
Chữa bài
Lớp nhận xét kết quả
Lớp nhận xét
---------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH Toán
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở vở bài tập Toán 3, tập 1 trang 3 số 1, 2, 3, 4, 5 
GV cho HS làm bài
Thu chấm, chữa bài.
Dặn BTVN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 27 tháng 8 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cộng , và trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
- Biết giải bài toán về “ Tìm X ” giải toán có lời văn (có một phép trừ). Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Bài tập yêu cầu gì?
- Đọc từng phép tính
- GV nhận xét, hỏi chốt: nêu cách tính cộng các số có ba chữ số?
* Bài 2: Tìm x:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét, hỏi chốt:
- Muốn tìm số bị trừ, ta làm thế nào?
- Muốn tìm số hạng của tổng, ta làm thế nào? 
 Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
GV ghi tóm tắt lên bảng. 
- GV nhận xét, chốt.
Bài 4*: (Nếu còn thời gian)Xếp 4 hình tam giác thành hình con cá.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ xếp nhanh nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc nội dung bài
- Đặt tính rồi tính
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét
- HS nêu 
- HS đọc nội dung bài
- Tìm x
- Cả lớp làm bài vào vở rồi 2 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- HS đọc đề bài.
- HS nêu
- Cả lớp làm bài. 1HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS thi đua xếp hình theo tổ. Tổ nào có nhiều bạn xếp nhanh, đúng nhất là tổ xếp thứ nhất.
-------------------------------------
Tiết 2: Tập viết: Ôn chữ hoa A
 I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng ) V, D (1 dòng) ; viết đúng tên riêng A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng : Anh em ... đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ viết rõ ràng , tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Mẫu chữ hoa A, phấn màu, bảng viết tên riêng và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li
 - HS: Vở tập viết,bảng con, phấn
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*ổn định tổ chức: Cả lớp hát một bài hát
A.Mở đầu: ND tập viết ở lớp 3 là tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa (khác với lớp 2: không viết rời từng chữ hoa mà viết từ và câu có chứa chữ hoa ấy). Để học tốt tiết tập viết, các em cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì,bút mực, gọt bút chì, vở tập viết. Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận, kiên nhẫn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Tiết học này giúp các em củng cố cách viết chữ viết hoa A; bên cạnh đó, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng
2. Hứơng dẫn HS viết trên bảng con: 
a)Luyện viết chữ hoa:
*Nêu các chữ hoa có trong tên riêng?
- GV viết mẫu,kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ:
+Chữ A gồm 3 nét: Nét 1(đặt bút ở đừơng kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên,nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên,dừng bút ở đường kẻ ngang 6; Nét 2(từ điểm dừng bút ở nét1,chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải,dừng bút ở đường kẻ ngang 2) Nét 3(lia bút lên khoảng giữa thân chữ,viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải) 
+Chữ V gồm 3 nét: Nét 1(đặt bút trên đường kẻ ngang 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang,giống như nét 1 của các chữ H,I,K; dừng bút trên đường kẻ ngang 6) Nét 2 (từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút,viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ ngang 1) Nét 3 (từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẻ ngang 5)
+Chữ D gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6,viết nét lượn 2 đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải ,tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ,phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút ở đường kẻ ngang 5.
*Tập viết từng chữ: A,V,D trên bảng con
- GV kiểm tra, nhận xét, uốn nắn
b)HS viết từ ứng dụng(tên riêng):
*Đọc từ ứng dụng: tên riêngVừ A Dính 
*Giới thiệu:Vừ A Dính là tên một thiếu niên người dân tộc HMông, anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng
*Tập viết tên riêng trên bảng con
- GV kiểm tra, nhận xét, uốn nắn
c) Luyện viết câu ứng dụng:
*Đọc câu ứng dụng: .
*Nêu nội dung câu tục ngữ?
*Tập viết trên bảng con các chữ : Anh, Rách
GVkiểm tra, nhận xét, uốn nắn.
3.Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu:+Viết chữ A: 1dòng cỡ nhỏ/ +Viết chữ V và D: 1dòng cỡ nhỏ./ +Viết tên riêng: 2 dòng cỡ nhỏ/ +Viết câu tục ngữ: 2 lần
*Tập viết trong vở theo yêu cầu trên.
(Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu)
GV theo dõi, uốn nắn.
4.Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5 bài, nêu nhận xét rút kinh nghiệm
5.Củng cố,dặn dò:
- NX tiết học.
- Dặn HS luyện tập thêm ở nhà. Khuyến khích HS thuộc câu ứng dụng.
- HS nghe
- HS nghe
- 1HS đọc tên riêng và trả lời: A,V,D
- HS theo dõi
- Cả lớp viết bảng con 2lượt. 
-3 HS đọc từ. 
- Cả lớp viết bảng con 1lượt
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Anh em gắn bó thân thiết với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Cả lớp viết bảng con 1lượt
- HS mở vở
- Cả lớp viết bài
- Số còn lại đổi chéo vở soát lỗi cho nhau
-------------------------------------------
Tiết 3: Phụ đạo HS yếu: Phụ đạo HS yếu môn Toán
I. Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Lập các số có 3 chữ số khác nhau cho trước theo mẫu.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:
 Đọc số Viết số
Hai trăm ba mươi mốt 231
Bảy trăm sáu mươi ..
Bốn trăm linh tư ..
Năm trăm linh năm .
Chín trăm linh chín 
Tám trăm linh ba 
Bài 2: Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm chấm:
404.440	200+5 250
765.756	440-40.399
899.900 	500+50+5555
Bài 3: a) Khoanh vào số lớn nhất:
627; 276; 762; 672; 267;726.
b) Khoanh vào số bé nhất
267;672;276;762;627;726.
Bài 4: Lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau cho trước (theo mẫu)
2,5,8
à258; 285; 528; 582; 825; 852
1,4,5
à 
3,5,7
à
2,4,6
à.
Bài 5: Viết các số 475, 457,745,754
Theo thứ tự từ bé đến lớn
Theo thứ tự từ lớn đến
HS lên bảng làm BT
Cả lớp làm vào vở
Cả lớp làm vào vở
1 bạn lên bảng làm
Cả lớp làm bài
a) 762
b) 267
HS làm bài
à145,154, 415, 451, 514,541
à 357, 375, 537,573,735,753
à246,264,426,462,624,642
HS làm bài
457,475,745,754
754,745,475,457
------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tiếng Việt
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1, 2 trang 2 ở vở bài tập Tiếng Việt 3, tập 1.
HS làm bài
GV thu chấm, chữa bài.
Dặn BTVN.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 28 tháng 8 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện các phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) 
- Tính được độ dài đường gấp khúc. Bài tập cần làm: Bài 1(Cột 1,2,3), Bài 2(Cột 1,2,3), Bài 3, Bài 4.
II.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách thực hiện các phép cộng các số có ba chữ số? 
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, hôm nay cô sẽ giúp các em thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) và củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam. 
2. Giới thiệu phép cộng.
- GV ghi phép tính lên bảng: 435 + 127 = ?
- Muốn thực hiện được phép tính này ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
- Gợi ý(nếu HS lúng túng): 5 cộng 7 bằng 12 (qua 10) viết 2 (đơn vị) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục .
- GV chốt, hỏi: Phép cộng này có gì khác với phép cộng các em đã học?
GV: Lưu ý HS cách đặt tính, tính và chốt: Đây là phép cộng có nhớ sang hàng chục.
- GV ghi phép tính lên bảng: 256 + 162 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính
- Phép cộng này có gì khác với phép cộng các em đã học?
GV: Lưu ý HS cách đặt tính, tính và chốt: Đây là phép cộng có nhớ sang hàng trăm.
GV: Như vậy các em đó biết cách cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) sang hàng chục và sang hàng trăm. Bây giờ các em vận dụng để làm bài tập.
3. Luyện tập:
Bài 1 cột 1,2,3: Tính
- Yêu cầu BT là gì ?
- GV bao quát chung
- GV nhận chốt kq đúng, hỏi: các phép tính ở BT1 có nhớ sang hàng nào ?
Bài 2 cột 1,2,3: Tính:
Tiến hành tương tự BT1
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu BT là gì ?
- GV đọc từng phép tính
- Y/c HS nêu cách đặt tính và tính
- GV nhận chốt kq đúng, hỏi: các phép tính ở BT2 có nhớ sang hàng nào ?
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABC: 
- GV vẽ hình lên bảng.
- Đọc tên đường gấp khúc.
- Đường gấp khúc này có mấy đoạn thẳng? Dài bao nhiêu? 
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc này ta làm như thế nào?
- Chấm 5 vở
Sửa bài- Nhận xét.
-GV nhận xét, chốt
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS trả lời 
- Lớp nhận xét
- đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm vào bảng con, 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính và nêu cách tính.
- Nhận xét bài bạn
- HS nêu nhận xét về phép tính: phép cộng có nhớ sang hàng chục.
- Cách tiến hành tương tự như trên.
- HS nêu nhận xét về phép tính: phép cộng có nhớ sang hàng trăm.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tính
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 3 HS lên bảng làm bài, rồi nêu cách tính.
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu
- Làm vào VBT
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài vào bảng con
- Nhận xét bài bạn
 - HS nêu 
- Đây là phép cộng có nhớ sang hàng trăm.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nêu 
- HS nêu
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở và nhận xét.
-----------------------------------
Tiết 2: Thể dục: Bài 1: Giới thiệu nội dung chương trình môn học
 Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình môn học. Yêu cầu HS biết được điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ thể dục lớp 3. 
- Chơi trò chơi " nhanh lên bạn ơi ". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : sân bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi " nhanh lên bạn ơi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu 
+ GV tập trung lớp theo hàng dọc cho HS quay phải quay trái
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
2 Phần cơ bản 
+ GV chia lớp làm 3 tổ
- Nhắc lại nội quy tập luyện, phổ biến nội quy yêu cầu môn học
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện
- Tổ chức chơi trò chơi nhanh lên bạn ơi
3 Phần kết thúc 
+ Đi thường theo nhịp 1 - 2, 1 - 2 và hát
- GV và HS cùng hệ thống lại bài
- GV nhận xét giờ học
- GV hô " Giải tán "
- HS thực hiện
- HS nghe
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay hát
- Tập bài TD phát triển chung của lớp 2
- HS sửa lại trang phục, để gọn quần áo, giầy dép vào đúng nơi quy định
- HS chơi
- Ôn lại một số động tác ĐHĐN như tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, ....
+ HS thực hiện
- HS hô " khoẻ "
------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ sự vật so sánh
I. Mục tiêu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT 1 ) .
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn , câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó . ( BT 3 )
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng viết sẵn khổ thơ nêu trong BT1.
- Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong BT2.
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh biển xanh. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Hằng ngày, khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản.
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen vớI những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay.
2. Luyện tập:
Bài 1:Tìm từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
- GV mời một HS lên bảng làm mẫu - Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1.
(Lưu ý HS: người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật)
- GV mời 1 HS lên bảng gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- GV cùng hs chữa bài.
*Hãy tìm thêm một số từ ngữ chỉ sự vật khác nữa?
- GV chốt
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV mời 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+ Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
+ Cánh diều được so sánh với dấu " á ".
+ Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- GV kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau.
- GV kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
GV nhận xét.
Bài 3: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV khuyến khích HS trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do (Em thích hình ảnh so sánh nào ở BT2 ?)
- Gv có thể dùng câu hỏi gợi mở cho HSKG:
*Ví dụ : Cánh diều được viết như dấu "á" ai tung lên trời giúp em có tưởng tượng như thế nào?
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 1.docx