Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết so sánh các khối lượng .
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán .
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập . Vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học: Cân đồng hồ loại nhỏ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ia này để học thuộc cho nhanh. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 9. -Y/c cả lớp đồng thanh đọc thuộc lòng bảng chia 9. 2.4 Luyện tập - thực hành Bài 1.VBT: Gọi HS đọc nd BT? - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài - Nhận xét bài của học sinh, hỏi HS cách nhẩm Bài 2: Gọi HS đọc nd BT? - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Hỏi: Khi đã biết 9 x 5 = 45 có thể ghi ngay kết quả của 45 : 9 và 45 : 5 được không ? Vì sao ? - Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại. - GV chốt: Khi biết kq phép tính nhân ta suy ra được kq 2 phép chia tương ứng. Bài 3:- Gọi học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tóm tắt và giải bài toán. - GV thu vở 1 số em - GV nhận xét, chốt . Bài 4:- Gọi học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán. ?Hai bài tập 3 và 4 có gì giống và khác nhau? ?Kết quả 2 bài có gì khác nhau? - GV chốt 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi một vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 9 Dặn: Học sinh về nhà học thuộc lòng bảng chia - 2 em đọc bảng nhân 9 - HS khác nhận xét - Nghe giới thiệu - 9 lấy 1 lần bằng 9 - Viết phép tính 9 x 1 = 9 - 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được 1 nhóm. - 9: 9=1 (nhóm) - 9 : 9 = 1 - 9 chia 9 bằng 1 - HS đọc - Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 18 chấm tròn. - Phép tính 9 x 2 = 18 - 18 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được 2 nhóm. -18 : 9= 2 nhóm - Phép tính 18 : 9 = 2 - 18 chia cho 9 bằng 2 - HS đọc phép tính - Lập bảng chia 9 - Cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 9. - Các phép chia trong bảng chia 9 đều có dạng một số chia cho 9. - Đọc dãy các số bị chia 9, 18, 27, 36,.....và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 9, bắt đầu từ 9. - Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. - Tự học thuộc lòng bảng chia 9. - Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn. - cả lớp đồng thanh - 1 HS đọc - Tính nhẩm - Làm bài vào VBT, sau đó nối tiếp nhau đọc kq từng phép tính trước lớp. - HS khác nhận xét, trả lời: nhẩm dựa vào bảng chia 9 - HS đọc đề bài - Tính nhẩm theo cột - 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở ô li. - Học sinh dưới lớp nhận xét - Khi đã biết 9 x 5 = 45 có thể ghi ngay kết quả 45 : 9 = 5 và 45 : 5 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia - Học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết có 45 kg gạo chia đều vào 9 túi. - Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo ? - HS làm bài vào vở ô li sau đó 1 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét - 1 học sinh đọc đề bài - HS trả lời sau đó tóm tắt - HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng - Lớp chữa bài, nhận xét - Cùng có 45 kg gạo cùng chia vào các túi nhưng bài 3 hỏi số kilôgam gạo còn bàì 4 hỏi số túi gạo - khác đơn vị ------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc: Nhớ Việt Bắc I. Mục tiêu: - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát - Hiểu ND: Ca ngợi đất nước và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi (Trả lời được các CH trong sgk thuộc 10 dòng thơ đầu ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK. Bản đồ Việt Nam III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Kể từng đoạn câu chuyện Người liên lạc nhỏ + Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? - GV nhận xét, đánh giá. - 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi - hiểu thêm nhiều điều về anh Kim Đồng, người thiếu niên dũng cảm ,... - HS khác nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Cho HSQS tranh, nêu nội dung sau đó GV giới thiệu:Trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã sống và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc, cùng đồng bào Việt Bắc chia ngọt sẻ bùi đưa kháng chiến đến thắng lợi năm 1954. (GVchỉ khu Việt Bắc trên bản đồ: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang). Năm 1955 chiến sĩ và cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ chiến khu, nhớ Việt Bắc. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trong bài thơ nổi tiếng này. 2. Luyện đọc: (Tiến hành tương tự các tiết TĐ trước) - Từ khó đọc: thắt lưng, núi giăng, rừng phách - Khổ thơ đầu ngắt thành 2 đoạn 4 câu đầu là một đoạn) - Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ: Ta về/ mình có nhớ ta/ Ta về/ ta nhớ/ những hoa cùng người.// Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi// Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng - HS thực hiện theo HD của GV 3. Tìm hiểu bài - Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta” “mình” em hãy cho biết “ta” chỉ ai, “mình“ chỉ ai ? - Ghi bảng: mình, ta - Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? - Ghi bảng: Việt Bắc - GV chốt, chuyển: Khi về xuôi người cán bộ đã nhắc nhủ với người Việt Bắc rằng ”Ta về ta nhớ những hoa cùng người”, “hoa” trong lời nhắn nhủ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp? Hãy đọc thầm bài thơ tìm những câu thơ nói nên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc? - Ghi bảng: rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi, hoa mơ trắng, rừng phách vàng GV chốt, chuyển: Với 4 câu thơ tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh đẹp Việt Bắc và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? - GV chốt, chuyển: Nhớ người Việt Bắc, tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt mà còn nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm trong những bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ? - GV nhận xét, chốt + Bài thơ cho ta hiểu được điều gì? - Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào ? - GV nhận xét, chốt - “Ta“ trong bài thơ chính là tác giả, người sẽ về dưới xuôi. Còn “mình“ chỉ người Việt Bắc - người ỏ lại. - HS đọc khổ 1, trả lời: nhớ hoa (cảnh vật, núi rừng Việt Bắc) và nhớ người Việt Bắc. - HS khác nhận xét, bổ sung - HS đọc thầm, trả lời + Núi rừng Việt Bắc rất đẹp với cảnh : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hoà bình. + Việt Bắc đánh giặc giỏi với những hình ảnh: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. - HS khác nhận xét bổ sung - Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang. Nhớ cô em gái hái măng một mình. Tiếng hát ân tình thuỷ chung. - Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp. Người Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi - Tác giả rất gắn bó, yêu thương ngưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi tác giả rất nhớ Việt Bắc 4. Học thuộc lòng - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc bài thơ. - GV ghi sẵn 10 dòng thơ đầu - xoá dần các chữ rồi xoá cả câu 10 dòng thơ trên bảng và yêu cầu học sinh đọc sau mỗi lần xoá. - Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu - GV nhận xét chung - HS đọc - HS đọc - HS đọc thuộc lòng - HS đọc thuộc - Cả lớp nhận xét C. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét, dặn dò - Khuyến khích HS học thuộc cả bài thơ ------------------------------------------- Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Tỉnh (Thành phố) nơi bạn sống I. Mục tiêu : + Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương. + Tổ chức cho HS đến tham quan các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở xã Thanh Tường. + Giáo dục HS ý thức bảo vệ các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương. II. Chuẩn bị: + Giấy A4, màu vẽ,... III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS HĐ1: Mở đầu: + Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Nhận xét. +Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài tỉnh thành phố nơi bạn sống. HĐ2: Trình bày kq điều tra. ? Tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở tỉnh Nghệ An. - GV ghi bảng. ? Tên các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ở xã Thanh Tường. Nhận xét KL: ở mỗi tỉnh, xã đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân HĐ3: Vẽ tranh. - GV YC HS vẽ tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế,.. - YC HS giới thiệu bức tranh mình sẽ vẽ - GV cùng HS nhận xét chọn bạn có bức tranh đẹp nhất, nội dung phong phú nhất,... ? Các em phải có thái độ thế nào với quê hương ? HĐ cuối. Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét tinh thần học tập của HS. - Học sinh báo cáo kết quả điều tra. - HS nêu tên các cơ quan. VD: UBND tỉnh Nghệ An, công viên Nguyễn Tất Thành, trường Đại học sư phạm Vinh, Bệnh viện đa khoa Nghệ An. - HS nêu : VD: UBND xã Thanh Tường, Nhà văn hoá xã Thanh Tường, Trạm y Tế xã Thanh Tường, Trường Tiểu học Thanh Tường. - HS thực hành vẽ - HS lần lượt giói thiệu -HS bình chọn bạn có bức tranh đẹp nhất, nội dung phong phú nhất,... - ....yêu quý, gắn bó với quê hương , đất nước. - HS nghe. -------------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I .Mục tiêu: HS biết sánh,giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng gam. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 66 trang 53 vở Thực hành Toán 3. Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên bảng làm. Nhận xét đánh giá. III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 4 ngày 3 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “Đua ngựa” I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục phát triển chung.Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi " Đua ngựa ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ Phương tiện : Còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi " Đua ngựa " III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu + GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - GV điều khiển lớp - Trò chơi : Thi xếp hàng nhanh 2. Phần cơ bản + Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác - GV QS sửa động tác sai cho HS - Biểu diễn thi bài thể dục phát triển chung giữa các tổ + Chơi trò chơi " Đua ngựa " - GV HD HS cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh - GV HD HS thêm cách chơi 3. Phần kết thúc + GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét chung giờ học +Tập hợp, điểm số, báo cáo. + Nghe. + Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. +Thực hiện các động tác khởi động. - HS chơi trò chơi - Ôn luyện 8 động tác trong 2 - 3 lần - HS chia tổ tập luyện theo các khu vực đã phân công - Các tổ lần lượt biểu diễn 1 lần bài thể dục phát triển chung 2x8 nhịp. Tổ nào tập đẹp, đều được biểu dương, tổ nào chưa đạt yêu cầu sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh sân - HS chơi trò chơi - Đứng tại chỗ vỗ tay hát ------------------------------------------ Tiết 2: Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán , giải toán (có một phép chia 9). Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 . II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 9 - Nhận xét và đánh giá HS 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: Tiết luyện tập hôm nay các em sẽ củng cố về phép chia trong bảng chia 9 và tìm 1/9 của một số để giải bài toán có lời văn. 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1:Gọi học sinh đọc đề bài - Nêu y/c BT? - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài phần a. Hỏi: Vì sao khi đã biết 9 x 6 = 54, ta có thể biết ngay kết quả của 54 : 9 ? - Cho học sinh tự làm tiếp phần b. - GV đánh giá, hỏi: ? Em có nhận xét gì về các phép tính ở mỗi cột của câu a? ? Em có nhận xét gì về các phép tính ở mỗi cột của câu b? - GV chốt Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài - Nêu y/c BT? - GV chốt, hỏi:Muốn tìm số chia ta làm thế nào? - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? Bài 3.:- Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Yêu cầu học sinh làm bài giải vào vở. - Thu vở 1 số em nhận xét. - GV nhận xét Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 phần a. HD chữa bài: - Hình a có tất cả bao nhiêu ô vuông ? - Muốn tìm 1/9 số ô vuông có trong hình a ta phải làm thế nào ? - Hướng dẫn học sinh tô màu (đánh dấu) vào kết quả 1/9 hình vuông trong hình a. - Tiến hành tương tự với phần b. - Hỏi chốt: Muốn tìm 1/9 của một số ta làm thế nào? 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà đọc thuộc bảng chia 9 - 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 9. - Lớp nhận xét - Nghe giới thiệu - 1 học sinh đọc đề bài - Hs nêu - 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở - Chữa bài, nhận xét - Khi đã biết 9 x 6 = 54 có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này ta đựơc thừa số kia. - HS làm bài, sau đó 2 HS lên bảng làm - Chữa bài, nhận xét - Hai phép nhân ,chia này là ngược nhau, tích của phép nhân ở trên chính là số bị chia trong phép chia ở dưới - Hai phép chia này là ngược nhau, lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia và ngược lại - HS nhận xét, bổ sung - 1 học sinh đọc đề bài - HS nêu - HS làm bài vào vở . 3 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét - HS nhận xét, bổ sung - 1 học sinh đọc đề bài - Số nhà phải xây là 36 ngôi nhà. Số nhà xây được là 1/9 số nhà. - Bài toán hỏi số nhà còn phải xây - Giải bài toán bằng hai phép tính - Cả lớp làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm. - Lớp nhận xét - 1 học sinh đọc đề bài - Tìm 1/9 số ô vuông có trong hình. - HS thảo luận, trả lời vào VBT. - HS nêu - HS nêu - Lớp nhận xét - HS thực hiện - HS làm bài, chữa bài, nhận xét - HS nêu --------------------------------------- Tiết 3: Âm nhạc: Học hát bài: Ngày mùa vui I. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng. - Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta. - Tranh ảnh minh họa phong cảnh miền Tây Bắc hoặc cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái. - bảng phụ chép sẵn lời ca. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định lớp : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả bài hát đã học ở tiết trước; cả lớp ôn hát đồng thanh bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV . 3. Bài mới: Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày mùa vui - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Bài Ngày mùa vui là bài dân ca của đồng bào Thái sống ở vùng Tây Bắc nước ta. Với nét nhạc giản dị, vui tươi, trong sáng, nhạc sĩ Hoàng Lân đã đặt lời mới ca ngợi niềm hân hoan, nô nức của người dân khi được mùa. Mọi người, mọi nhà đều được no ấm. - Chỉ vị trí miền Tây Bắc trên bảng đồ Việt Nam và tranh ảnh sinh hoạt, trang phục của đồng bào Thái cho HS xem. - Cho HS nghe GV hát mẫu . - Hướng dẫn HS đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu (đọc lời 1). - Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài – Chú ý những tiếng có luyến trong bài hát: bõ công, ấm no, có đâu (những tiếng gạch chân), GV hướng dẫn kĩ để giúp HS hát đúng. - Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (sửa cho HS hát chưa đúng). Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (GV thực hiện mẫu): Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng đồng (GV thực hiện mẫu): Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn - Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn - Lưu ý hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 và gõ đệm đúng yêu cầu. - Luyện tập sửa sai. 4. Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới? Cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV (GV cho HS hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm). - Giáo dục HS tình yêu Quê hương đất nước. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc lời, hát đúng giai điệu tiết tấu bài hát và biết gõ đệm đúng yêu cầu bài hát, thái độ tích cực khi học hát đồng thời nhắc nhở những em chưa thuộc lời ca, hát và gõ đệm chưa đúng yêu cầu cần cố gắng luyện tập để đạt kết quả tốt hơn. - Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát Ngày mùa vui. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe - Xem bản đồ vị trí miền Tây Bắc và tranh ảnh minh họa về đồng bào Thái ở vùng Tây Bắc. - Nghe GV hát. - Đọc lời ca 1 theo tiết tấu. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ), hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, sôi nổi, phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Nghe và xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện theo (sử dụng song loan hoặc thanh phách) để hát và gõ đệm theo phách). - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (sử dụng song loan, trống nhỏ). - Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách). - Chú ý hát và gõ đệm đúng theo hướng dẫn của GV. HS thực hiện. HS nghe. -HS thực hiện. --------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I.Mục tiêu: HS thuộc bảng chia 9,vận dụng giải toán có một phép chia 9. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 67, vở Thực hành toán 3 ,trang 54. Gọi HS lên bảng làm bài. Nhận xét đánh giá. III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 5 ngày 4 tháng 12 năm 2014 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Đua ngựa I. Mục tiêu - Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục phát triển chung.Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi " Đua ngựa ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ Phương tiện : Còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi " Đua ngựa " III. Nội dung và phương pháp lên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu + GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - GV điều khiển lớp - Trò chơi : Thi xếp hàng nhanh 2. Phần cơ bản + Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác - GV QS sửa động tác sai cho HS - Biểu diễn thi bài thể dục phát triển chung giữa các tổ + Chơi trò chơi " Đua ngựa " - GV HD HS cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh - GV HD HS thêm cách chơi 3. Phần kết thúc + GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét chung giờ học. +Tập hợp, điểm số, báo cáo. + Nghe. + Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. +Thực hiện các động tác khởi động. - HS chơi trò chơi - Ôn luyện 8 động tác trong 2 - 3 lần - HS chia tổ tập luyện theo các khu vực đã phân công - Các tổ lần lượt biểu diễn 1 lần bài thể dục phát triển chung 2x8 nhịp. Tổ nào tập đều, đẹp, được biểu dương, tổ nào chưa đạt yêu cầu sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh sân - HS chơi trò chơi. -Đội hình xuống lớp. 3 hàng ngang.Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát -------------------------------------- Tiết 2: Toán: Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ) . - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia . Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2,3), Bài 2, Bài 3 II. Đồ dùng: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính, tính : 63: 3 84: 2 - GV nhận xét, đánh giá HS - 2 HS lên bảng thực hiện phép chia - HS nhận xét, nêu cách thực hiện 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ học chia số có hai chữ số cho số có một chữ số không dư và có dư. 2.2 Hướng dẫn thực hành phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. a. Phép chia 72 : 3 - Viết lên bảng phép tính: 72 : 3 = ? - Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc, suy nghĩ tự thực hiện phép tính trên, nếu học sinh tính đúng GV cho HS nêu cách tính sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học ở SGK. - Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị. - 7 chia cho 3 bằng mấy ? - Viết 2 vào đâu ? - Sau khi tìm được thương lần 1. Ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương lần 1 nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được. + 2 nhân 3 bằng mấy ? + Ta viết 6 thẳng hàng với 7, 7 trừ 6 bằng mấy ? + Ta viết 1 thẳng 7 và 6, 1 (1 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia. - Hạ 2 được 12, 12 chia cho 3 bằng mấy ? - Viết 4 ở đâu ? - Tương tự như cách tìm số dư trong lần chia thứ nhất, bạn nào có thể tìm được số dư trong lần chia thứ hai ? - Vậy 72 chia cho 3 bằng mấy ? - Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết. - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép tính chia trên. - Em có nhận xét gì phép chia này với phép chia ở bài cũ? - HS đọc - 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính bằng giấy nháp. - 7 chia cho 3 bằng 2 - Viết 2 vào vị trí của thương - 2 nhân 3 bằng 6 - 7 trừ 6 bằng 1 - 12 chia cho 3 bằng 4 - Viết 4 vào thương ở sau số 2 - 4 nhân 3 bằng 12. 12 trừ 12 bằng 0 - 72 chia 3 bằng 24 - Cả lớp thực hiện lại phép tính chia trên. -
Tài liệu đính kèm: