Giáo án Lớp 3B - Tuần 26

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Luyện tập

I. Mục tiêu:Giúp học sinh:

- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học .

- Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng

- Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a,b, Bài 3, Bài 4( có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế )

.II. Đồ dùng dạy học: Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10.000 đồng

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với các bài toán về thống kê số liệu.
2. Làm quen với dãy số liệu
a. Hình thành dãy số liệu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trong SGK và hỏi: Hình vẽ gì ?
- Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
- GV: Dãy số đo chiều cao của các bạn: Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
- Hãy đọc dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn: Anh, Phong, Ngân, Minh.
b. Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
- Số 122cm, đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- Số 130cm, đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- Số nào là đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- Số nào đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn ?
- Dãy số liệu này có mấy số ?
- Hãy xếp tên các bạn học sinh trên theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp ?
- Hãy xếp tên của các bạn học sinh trên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
- Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
- Phong cao hơn Minh bao nhiêu cm ?
- Những bạn nào cao hơn cả bạn Anh ?
- Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ?
3. Luyện tập thực hành
 Bài 1: Làm miệng
- Bài toán cho ta dãy số như thế nào ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng làm bài với nhau
- Yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh xếp sắp tên các bạn học sinh trong dãy số liệu theo chiều cao từ cao đến thấp, hoặc thấp đến cao.
- Giáo viên nhận xét ,đánh giá.
Bài 2: Làm miệng
( Giáo viên đổi sang tháng đang học )
- Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ và làm bài, sau đó lần lượt đặt từng câu hỏi cho học sinh trả lời
 ( Chỉ định học sinh bất kì trong lớp trả lời )
a. Tháng 3 năm 2015 có mấy ngày chủ nhật ?
b. Chủ nhật đầu tiên là ngày nào ?
c. Ngày 15 là chủ nhật thứ mấy trong tháng ?
* Giáo viên nhận xét ,đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
*Dặn dò.
* Bài sau: Làm quen với thống kê số liệu ( TT 
- 2 học sinh lên làm bài, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Hình vẽ bốn bạn học sinh, có số đo chiều cao của bốn bạn.
- Chiều cao của bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- 1 học sinh đọc: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm
- Đứng thứ nhất
- Đứng thứ nhì
- Số 127cm
- Số 118cm
- Có 4 số
- 1 học sinh lên bảng viết tên, học sinh cả lớp viết vào vở nháp theo thứ tự: Phong, Ngân, Anh, Minh.
- Minh, Anh, Ngân, Phong
- Chiều cao của Phong là cao nhất
- Chiều cao của Minh là thấp nhất.
- Phong cao hơn Minh 12 cm
- Bạn Phong và bạn Ngân cao hơn bạn Anh.
- Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và bạn Minh.
- Dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn: Dũng, Hà, Hùng, Quân là: 129cm, 132cm, 125cm, 135cm.
- Bài toán yêu cầu chúng ta dựa vào bảng số liệu trên để trả lời câu hỏi.
- Làm bài theo cặp
- Mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi:
a. Hùng cao 125cm, Dũng cao 129cm, Hà cao 132cm, Quân cao 135cm.
b. Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn Quân 3cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân..
- Dãy số liệu thống kê về các ngày chủ nhật của tháng 3 năm 2015 là các ngày: 1,8,15,22,29
- Bài toán yêu cầu chúng ta dựa vào dãy số liệu trên trả lời các câu hỏi
- Suy nghĩ và làm bài
- 5 ngày chủ nhật
- Chủ nhật đầu tiên là ngày 1 tháng 3
- Là ngày chủ nhật thứ ba trong tháng.
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Rước đèn ông sao 
I/ Mục tiêu Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .
- Hiểu ND : và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài : Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn . Trong cuộc vui ngày tết Trung thu , các em thêm yêu quý gắn bó với nhau ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
H: câu hỏi ở sgk
B. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài : Cho HSQS tranh và hỏi : Các bạn trong tranh đang làm gì ? đó là ngày tết gì ?
- Tết Trung thu được tổ chức vào ngày nào trong năm ?
- Các em ai cũng đã biết về tết Trung thu, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi về ngày tết đầy niềm vui này nhé..
2- Luyện đọc
a) Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu toàn bài 
b) Hướng dẫn HS đọc từng câu 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV viết bảng, hướng dẫn HS luyện đọc: vẫn, mâm cỗ, bập bùng.
c) Hướng dẫn HS đọc từng đoạn 
- Y/c 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Y/c HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu thứ 2 đoạn một, và 2 câu cuối.
đ ) Luyện đọc theo nhóm. 
 - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu mỗi em đọc 1 phần trong nhóm.
d )Đọc cả bài trước lớp.
- GV gọi 3 HS bất kỳ tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
 e) Đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần 2, 3 của bài.
3- Tìm hiểu bài: Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Em hãy đọc thầm đoạn 1 và tả lại mâm cỗ Trung thu của bạn Tâm.
- GV giảng nghĩa từ: Trung thu, mâm cỗ, vui mắt
- Đêm Trung thu có gì vui ?
- GV giảng từ: rước đèn
-Chiếc đèn ông sao cùa Hà có gì đẹp ?
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
- Qua bài tập đọc, em thấy tình cảm của các bạn nhỏ đối với tết Trung thu như thế nào ?
- Em thích tết Trung thu không? Vì sao?
4- Luyện đọc lại bài:
- GV đọc mẫu lần 2 phần 2, 3 trong đoạn.
- Đoạn văn này nói lên điều gì ?
+ Vậy để thể hiện niềm vui, sự thích thú đó chúng ta nên đọc với giọng như thế nào?
+ Chúng ta nên nhấn giọng ở các từ nào ? ( GV nghe HS trả lời, sau đó nêu lại các từ cần nhấn giọng đã giới thiệu ở phần đọc mẫu).
- Yêu cầu HS tự luyện đọc đoạn trên.
- Tổ chức cho HS thi đọc hay.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc hay 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
+ 3 HS lên thực hiện yêu cầu của GV.
- Các bạn trong tranh đang rước đèn trong tết Trung thu.
- Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch ( ngày 15 tháng 8 ) hàng năm.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS theo dõi.
- Các HS cùng tổ, dãy bàn, hoặc nhóm nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ mắc lỗi phát âm.
- 3 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HSđọc chú giải
- HS tập ngắt giọng các câu:
- Luyện đọc theo nhóm nhỏ, HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 3HS đọc 
- HS đọc đồng thanh
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày trông rất vui mắt: Một quả bưởi có khía thàn tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự có bó mía tím. Tâm lại mang cả đồ chơi của mình bày xung quanh mâm cỗ.
- Đêm Trung thu các bạn nhỏ được rước đèn thật vui.
- Chiếc đèn ông sao của bạn Hà làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc - trên đỉnh ngôi sao cắm 3 lá cờ con.
- Hai bạn Tâm và Hà luôn đi cạnh nhau mắt không rời khỏi chiếc đèn, hai bạn thay nhau cầm chiếc đèn, có những lúc cả 2 bạn cầm chung chiếc đèn và reo “ Tùng tùng tùng, dinh dinh !”
 - Các bạn nhỏ rất thích Trung thu.
- 1 đến 3 HS trả lời trước lớp..
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Đoạn văn cho thấy chiếc đèn của Hà rất đẹp, các bạn thiếu nhi rất thích đêm rước đèn Trung thu.
- Chúng ta đọc với giọng tươi, vui hồ hởi , háo hức.
- HS nêu.
- Tự luyện đọc theo hướng dẫn trên.
- 3 đến 5 HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Cá 
I. Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của cá đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ tên các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình minh họa trang 100, 101 SGK.
-Giấy, bút dạ, hồ dán.
-Sưu tầm tranh, ảnh về nhiều loài cá khác nhau.
III. Hoạt động trên lớp;
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra:
 -Nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của tôm và cua.
 -Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.
 -Con người sử dụng tôm, cua để làm gì?
Nhận xét,đánh giá
2.Bài mới : Giới thiệu bài Cá 
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+Bước 1: HS quan sát hình minh họa trong SGK và thảo luận theo câu hỏi:
 1.Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
 2.Cơ thể các loài cá có gì giống nhau?
+Bước 2:GV phát cho mỗi nhóm 1 con cá đang sống yêu cầu quan sát để tìm hiểu xem cá thở như thế nào? Hình dung và nhớ lại khi ăn cá các em thấy gì?
-Làm việc cả lớp:
+Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng vừa chỉ vào các hình, gọi tên và kể các bộ phận đầu, mình, đuôi, vây, của cá.
+GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
+Hỏi:Cá thở như thế nào và thở bằng gì?
+Khi ăn cá em thấy có gì?
-Kết luận:Cá là loài vật có xương(khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống).Cá thở bằng mang.
Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá
-GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và các tranh, ảnh loài cá mà nhóm sưu tầm được theo định hướng sau:
+Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận đầu, răng, đuôi, vẩy
-GV đến giúp đỡ các nhóm quan sát.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: Ích lợi của cá
-Yêu cầu HS suy nghĩ, ghi vào giấy các ích lợi của cá mà em biết.
-GV kết luận: Cá có nhiều lợi ích. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và cho động vật. Ngoài ra cá được dùng để chữa bệnh( gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS làm bài tập. 
-HS nêu.
+Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV và thảo luận trong nhóm.
+Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+HS lắng nghe.
+HS trả lời: Quan sát ta thấy cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra.
+3 HS nhắc lại.
+Khi ăn cá thấy có xương.
-HS nghe kết luận.
-HS chia nhóm, cùng quan sát và thảo luận để rút ra kết quả:
+Màu sắc của cá rất đa dạng: Có con cá có màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài cá màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng.
+Hình dáng của cá cũng rất đa dạng, có con mình tròn như cá vàng, có con mình thuôn như cá chép; có con dài như cá chuối, lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại to như cá mập, cá voi, cá heo,
+Về các bộ phận của cá : có con có vây cứng như các mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối, có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thướng có vảy, các loài cá biển thường có da trơn, không vảy; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.
-Đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS suy nghĩ, viết vào giấy các ích lợi của cá và tên loài cá đó.
-Lần lượt từng thành viên kể tên các ích lợi của cá, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
-HS lắng nghe.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: - HS đọc được bài tập đọc Đi hội chùa Hương
Trả lời được câu hỏi ở sgk.
I.Các hoạt động dạy học: 
GV hướng dẫn HS đọc bài Đi hội chùa Hương trang 68 sách Tiếng Việt 3 tập 2.
Yêu cầu HS đọc bài ,trả lời câu hỏi.
GV nhận xét,bổ sung.
III.Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 11 tháng 3 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác tiếp đất nhẹ nhàng, nhịp điệu. 
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với cờ và hoa.
- Học trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yến: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dây, cờ hoặc hoa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Tìm những con vật bay được
2. Phần cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển với hoa.
- GV thực hiện trước 1 số động tác với hoa.
- GV QS sửa sai cho HS
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV QS các tổ tập
+ Làm quen trò chơi : Hoàng Anh - Hoàng Yến
- GV nêu tên TC, HD cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điẻm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Vừa đi vừa đưa tay từ thấp lên cao rồi dang ngang, đưa tay ngược chiều trở lại. Đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 cánh tay
- HS chơi trò chơi
* Triển khai đội hình đồng diễn thể dục
- HS QS
- HS tập bài TD với hoa
+ Các tổ tập theo khu vực đã quy định
+ HS chơi thử
- HS chơi trò chơi
-Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang.
* Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Làm quen với thống kê số liệu ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê hàng , cột .
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng .
- Biết cách phân biệt các số liệu của một bảng . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2
II. Đồ dùng dạy học:- Các bảng thống kê số liệu trong bài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 4/135
* Giáo viên nhận xét ,đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với bảng thống kê số liệu.
2. Làm quen với bảng thống kê số liệu
a. Hình thành bảng số liệu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng số trong phần bài học trong SGK và hỏi: Bảng số liệu có những nội dung gì ?
- Bảng này có mấy cột và mấy hàng ?
- Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì ?
- Hàng thứ hai của bảng cho biết điều gì ?
* Giáo viên giới thiệu: Đây là bảng thống kê con số của gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
b. Đọc bảng số liệu
- Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
- Gia đình cô Mai có mấy người con ?
- Gia đình cô Lan có mấy người con ?
- Gia đình cô Hồng có mấy người con?
- Gia đình có ít con nhất ?
- Những gia đình nào có số con bằng nhau.
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: (miệng) yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu của bài tập.
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu hỏi của bài.
- Giáo viên nêu từng câu hỏi trước lớp cho học sinh trả lời
a. Lớp 3B có bao nhiêu học sinh giỏi ? Lớp 3D có bao nhiêu học sinh giỏi ?
b. Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu học sinh giỏi ?
- Vì sao em biết điều đó.
c.Lớp nào có nhiều học sinh giỏi nhất? Lớp nào có ít học sinh giỏi nhất ?
- Hãy xếp các lớp theo số học sinh giỏi từ thấp đến cao.
- Cả bốn lớp có bao nhiêu học sinh giỏi
Bài 2: 
- Bảng số liệu trong bài thống kê về nội dung gì ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng làm bài, sau đó giáo viên lần lượt nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời.
a. Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ? Lớp nào trồng được ít cây nhất ?
- Hãy nêu tên các lớp theo thứ tự số cây trồng được từ ít đến nhiều.
b. Hai lớp 3A và 3C trồng được tất cả bao nhiêu
 cây ?
- Cả 4 lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
c. Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A bao nhiêu cây ?
- Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu 
cây ?
- Giáo viên nhận xét ,đánh giá.
4. Củng cố - thực hành:
* Giáo viên tổng kết giờ học
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một phần của bài.
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
- Bảng này có 4 cột và 2 hàng.
- Hàng thứ nhất trong bảng ghi tên các gia đình.
- Hàng thứ hai ghi số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
- Bảng thống kê số con của ba gia đình đó là gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
- Gia đình cô Mai có 2 con
- Gia đình cô Lan có 1 con
- Gia đình cô Hồng có 2 con
- Gia đình cô Lan có ít con nhất ?
- Gia đình cô Mai và gia đình cô Hồng có số con bằng nhau ( cùng là 2 con )
- Đọc bảng số liệu
- Bảng số liệu có 5 cột và 2 hàng
- Hàng trên ghi tên các lớp được thống kê, hàng dưới ghi số học sinh giỏi của từng lớp có tên trong hàng trên.
- Học sinh đọc thầm
- Trả lời các câu hỏi của bài
- Lớp 3B có 13 học sinh giỏi, lớp 3D có 15 học sinh giỏi
- Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A 7 học sinh giỏi
- Vì lớp 3A có 18 học sinh giỏi, lớp 3C có 25 học sinh giỏi. Ta thực hiện phép trừ 25 – 18 = 7 ( học sinh giỏi )
- Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất. Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất.
- Học sinh xếp và nêu: 3B, 3D, 3A, 3C
- Cả bốn lớp có: 18 + 13 + 25 + 15 = 71 ( học sinh giỏi )
- Bảng thống kê về số cây trồng được của 4 lớp khối 3 là: 3A, 3B, 3C, 3D
- Dựa vào bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.
- Làm bài theo cặp
- Lớp 3A trồng được nhiều cây nhất, lớp 3B trồng được ít cây nhất.
- Lớp 3B, 3D, 3A, 3C
- Lớp 3A và lớp 3C trồng được là: 
40 + 45 = 85 ( cây )
- Cả 4 lớp trồng được số cây là:
40 + 25 + 45 + 28 = 138 ( cây )
- Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A là: 
40 – 28 = 12 ( cây )
- Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B 
28 – 25 = 3 ( cây )
- HS làm bài, chữa bài
---------------------------------------
Tiết 3:Luyện Toán: Ôn tập 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có 1,2 phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Ổn định tổ chức
B.Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: Đặt tính và tính
a. 1608 : 4 b. 2035 : 5 c. 4218 : 6
 2105 : 3 2413 : 4 3052 : 5
- Cho học sinh làm bảng con 
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: Tìm X: a. X x 7 = 2107 
b. 8 x X = 1640 c. X x 9 = 2763 
- Ở đây chúng ta phải tìm thành phần nào của phép tính ?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
* Kiểm tra kết quả.
a. X x 7 = 2107 b. 8 x X = 1640
 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8
 X = 301 X = 205
c. X x 9 = 2763
 X = 2763 : 9
 X = 307
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 3: Một cửa hàng có 2024kg gạo, cửa hàng đã bán 1/4 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo ?
- Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ?
- Theo em, đây là dạng toán gì các em đã được học ?
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt và giải
- Nhận xét
Bài 4: 4000: 2 = ? 6000 : 2 = ?
 8000 : 4 = ? 1000: 2 = ?
 9000: 3 = ? 8000: 2 = ?
Giáo viên nhận xét – tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh nêu yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm bảng con, 2 em lên bảng. 
- Học sinh kiểm tra kết quả, nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
a/ 402; 701 dư 2; b/ 407; 603 dư 1
c/ 703 ; 610 dư 2.
- Tìm thừa số chưa biết
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Học sinh làm bảng con
- 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc đề - cả lớp đọc thầm.
-HS nêu
- Dạng toán giải bằng hai phép tính
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải - lớp tóm tắt vào vở nháp. cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Số gạo cửa hàng đã bán là:
 2024 ; 4 = 506 (kg )
Số gạo cửa hàng còn lại:
2024 - 506 = 1518 ( kg )
 Đáp số: 1518 kg
- HS bất kì đứng tại chỗ nêu kết quả, cả lớp nhận xét đúng thì em đó được đọc phép tính tiếp theo gọi bất kì bạn nào trả lời.
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu: HS làm quen với thống kê số liệu.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 127 vở Thực hành Toán 3 tập 2 trang 31,32.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm bài – nhận xét bổ sung.
III. Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Sáng thứ 5 ngày 12 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài thể dục phát triển chung với hoa, cờ.
Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm 2 chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác tiếp đất nhẹ nhàng, nhịp điệu. 
- Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với cờ và hoa.
- Trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yến: Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dây, cờ hoặc hoa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Tìm những con vật bay được
2. Phần cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển với hoa.
- GV thực hiện trước 1 số động tác với hoa.
- GV QS sửa sai cho HS
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV QS các tổ tập
+ Làm quen trò chơi : Hoàng Anh - Hoàng Yến
- GV nêu tên TC, HD cách chơi
* GV điều khiển lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Vừa đi vừa đưa tay từ thấp lên cao rồi dang ngang, đưa tay ngược chiều trở lại. Đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 cánh tay
- HS chơi trò chơi
* Triển khai đội hình đồng diễn thể dục
- HS QS
- HS tập bài TD với hoa
+ Các tổ tập theo khu vực đã quy định
+ HS chơi thử
- HS chơi trò chơi
-Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang.
* Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết đọc , phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng dạy học
- Các bảng số liệu trong bài học viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.
III. Các 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 26.docx