Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 14 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 14:

Tiết 2: Chính tả (Tiết 14)

CHIẾC ÁO BÚP BÊ.

I. Mục tiêu:

1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: “Chiếc áo búp bê”

Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai.

2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đùng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.

3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót khi viết.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 14 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:
 Ngày soạn: 13/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 14/11/2016.
Tiết 2: Chính tả (Tiết 14) 
CHIẾC ÁO BÚP BÊ.
I. Mục tiêu:
1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: “Chiếc áo búp bê”
Làm đúng, viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đùng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót khi viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 
2. HD học sinh nghe - viết.
3. Bài tập. Bài tập 2b: (HĐ cá nhân)
Bài tập 3b: (HĐ cả lớp)
 C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: “Bạn hãy đọc các từ sau: bay lên, dại dột, rủi ro, non nớt, hì hục, Xi-ôn-cốp-xki.”
- GT bài học và ghi đầu bài lên bảng.
- GV đọc đoạn văn và YCHS đọc lại.
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
- GV rút ra từ khó cho HS luyện viết vào bảng con: Búp bê, phong phanh, xa tanh, mật ong, loe ra, mép áo, chiếc khuy bấm, nẹp áo.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- Yêu cầu HS nghe và viết lại từng câu. 
- GV cho HS soát lỗi (Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi cho nhau.)
- GV chữa lỗi và nhận xét một số bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2b.
- HD và cho HS làm việc cá nhân tìm các tiếng chứa vần ât, âc.
- GV nhận xét, chốt ý đúng, khen HS.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi điền chữ nhanh.
*Cách chơi:
- 3 nhóm trưởng điều khiển cuộc chơi thi tiếp sức.
- GV chấm theo tiêu chuẩn: Đúng/Sai, Nhanh/Chậm.
- Nhóm có điểm nhiều là thắng
- GV nhận xét chung tiết học, biểu dương HS viết đúng.
*Vận dụng: Về nhà các em xem lại bài viết của mình, xem một số mẫu chữ viết đẹp luyện viết theo các mẫu chữ đẹp đó.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- HS đọc 
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- HS viết bảng con.
- HS nghe và viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
 - Nghe.
- 2 HS lên bảng phụ làm bài tập.
- Lớp NX bổ sung.
 - Viết đúng nhanh trên các tờ giấy và dán lên bảng.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Ôn Tiếng Việt (Tiết 9)
NÉT ĐA DẠNG VĂN HOÁ Ở HÀ GIANG
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Nét đa dạng văn hóa ở Hà Giang”
2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp.
 - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. 
II. Đồ dùng dạy và học: 
- GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GTB.
2. HDHS viết bài, viết đúng.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy tên một số lễ hội văn hóa ở tỉnh ta?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn bài viết
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? 
+ Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi?
+ Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi?
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm bài, nhận xét
*Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, các nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Giang.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài viết.
- Trả lời nối tiếp.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
- HS chép bài viết vào vở.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn: 14/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 15/11/2016.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 14)
BÚP BÊ CỦA AI?
I. Mục tiêu: 
1. KT: Nghe cô giáo kể câu chuyện “Búp bê của ai?”, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh phù hợp với từng tranh minh họa trong SGK. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu truyện, biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết 
2. KN: Rèn kĩ năng nghe chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
3. GD: GD cho HS ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa truyện, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GTB.
2. Kể chuyện.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu. BT 1: (Hoạt động cá nhân)
 BT 2: (HĐ nhóm đôi)
BT 3: (Hoạt động cá nhân)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Thỏ ăn cỏ, thỏ...” Những HS thua trò chơi: Hát và múa bài hát - Chú voi con ở Bản Đôn.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV kể toàn bộ câu chuyện (2, 3 lần).
- GV kể lần 1. Sau đó chỉ vào tranh minh họa giới thiệu lật đật (búp bê bằng nhựa hình người, bụng tròn, đặt nằm là bật dậy)
- GV kể lần 2, 3: Vừa kể vừa chỉ vào tranh. 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhắc HS chú ý tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn, bằng 1 câu.
- Gắn 6 tranh minh họa cỡ to lên bảng, mời 6 HS gắn 6 lời thuyết minh dưới mỗi tranh
- GV gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng.
- Lời thuyết minh dưới 6 tranh:
T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ
 T2: Mùa đông không... trong chăn ấm.
T3: Đêm tối, búp bê quyết bỏ cô chủ ra đi.
T4: Một cô bé tốt bụng...gặp ân nhân
T5: Cô bé may váy áo mới cho búp bê
 T6: Búp bê sống hạnh...cô chủ mới.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc nhở các em kể lời búp bê dùng lời xưng hô: tôi, tớ, mình, em...
- Gọi HS kể mẫu đọan đầu câu chuyện.
- HD HS kể chuyện theo nhóm 2.
 - HS thi kể chuyện trước lớp. 
- Đại diện nhóm thi kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, tưởng tượng về những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trong tay cô chủ mới.
- Gọi HS phát biểu, cùng trao đổi, thảo luận về các hướng có thể xảy ra.
- Cho HS kể phần kết câu chuyện theo các hướng đó.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách kết thúc mới.
- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? (GV chốt: phải biết yêu quí, giữ gìn đồ chơi...)
- GV yêu cầu mỗi HS nói một lời khuyên với cô chủ cũ.
- GV nhận xét chung nội dung tiết học, biểu dương những em học tốt.
*Vận dụng: Về nhà các em kể lại câu chuyện hôm nay đã kể ở lớp cho bạn bè và người thân của em nghe; Qua câu chuyện các em thấy ta cần phải bảo vệ và giữ gìn các đồ vật của chúng ta.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- Nghe 
- HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ.
 - Đọc yêu cầu.
- Thực hiên cá nhân
 - HS lên bảng thực hiện gắn tranh.
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc
 - Kể cá nhân.
- Kể nhóm đôi.
- Đại diện thi kể
- Nhận xét, bổ sung.
- Bình chọn
 - Đọc thầm, suy nghĩ tình huống.
- Phát biểu 
 - Nối tiếp kể
 - Nêu yêu cầu. 
- Kể
- Nhận xét, bổ sung
- Trả lời.
- Nối tiếp nêu. - Nhận xét, bổ sung
- Nghe.
 - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 14)
THÊU MÓC XÍCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. KT: - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
 - Thêu được các mũi thêu móc xích.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét, thảo luận và trình bày được đúng ý kiến của mình trước lớp. Bước đầu thao tác được với các mũi thêu.
3. GD: HS hứng thú học thêu, yêu thích môn học. Luôn biết giữ gìn an toàn trong lao động kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trình thêu móc xích. 
- Mẫu thêu móc xích và một số sản phẩm được thêu trang trí. 
- Bộ dụng cụ thêu. 
III. Hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GTB. 
2. Các HĐ: HĐ 1: Thực hành. (Hoạt động cá nhân)
HĐ 2: Nhận xét và đánh giá. (Hoạt động cả lớp)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu quy trình thêu móc xích?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2-3 mũi)
- GV nhận xét và củng số kĩ năng thêu móc xích theo các bước:
+ B1: Vạch dấu đường thêu
+ B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
- Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
- GV tổ chức HS thêu móc xích.
- Theo dõi, HD thêm cho HS còn lúng túng 
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá: Thêu đúng kĩ thuật; các vòng chỉ của các mũi thêu nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau; đường thêu thẳng không bị dúm; hoàn thành sản phẩm đúng quy định.
- Cho HS cùng nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
*Vận dụng: Về nhà các em thêu ở nhà cho đúng, cho đẹp, các em hãy thêu một sản phẩm cho cá nhân mình bằng mũi thêu này.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
 - Nghe.
- Nhắc lại
 - Lắng nghe.
 - Quan sát.
 - Thực hành 
- Trưng bày SP.
- Nghe.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
 - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
 Ngày soạn: 15/11/2016
 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 16/11/2016.
Tiết 1: Địa lý (Tiết 14) 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh nắm được:
1. KT: Một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Xác định mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư và 
hoạt động sản xuất.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét, thảo luận và trình bày được ý kiến ngắn gọn, rõ ràng.
3. GD: Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Bản đồ nông nghiệp, PHT.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GTB. 2. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. * HĐ cá nhân.
3. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
* HĐ cả lớp.
*HĐ nhóm.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu nội dung bài học - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Cho HS dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi:
 + Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
- Gọi HS nối tiếp trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, kết luận. (giải thích thêm cho HS về đặc điểm của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người dân trong việc sản xuất lúa gạo.)
- Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt? (do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các SP phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai)
- Nhận xét, két luận, giảng giải thêm.
- Cho HS dựa vào SGK, trả lời theo các câu hỏi gợi ý:
+ Mùa đông của đồng bằng BB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho SX nông nghiệp?
+ Kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng băng BB?
- YC đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức.
- Gọi nhóm khác NX, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận. (giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với khí hậu và thời tiết của đồng bằng BB.)
- GV giảng chốt nội dung bài và cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét chung nội dung tiết học.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc các bài đã học và sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Quan sát, suy nghĩ.
- Trình bày
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nghe.
 - Quan sát và đọc các thông tin SGK
 - Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nghe.
- Thảo luận các câu hỏi gợi ý.
 - Đại diện báo cáo
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nghe.
 - Đọc phần ghi nhớ.
 - Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài nội dung bài.
Tiết 3: Đạo đức (Tiết 14)
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng tư duy, phân tích, động não bày tỏ sự kính trọng biết ơn thấy cô giáo.
3. GD: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kỹ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GTB. 
2. Các HĐ: HĐ 1: Xử lí tình huống (HĐ cá nhân)
HĐ 2: BT 1 (Hoạt động nhóm đôi)
HĐ 3: BT 3 (Hoạt động nhóm đôi)
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Thỏ ăn cỏ, thỏ...” HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: Bạn hãy kể một việc làm của mình thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
 - Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống.
- Gọi HS nối tiếp dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. 
- Gọi HS nối tiếp lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. 
- Nhận xét, kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- NX đưa ra phương án đúng của bài tập.
 + Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trong, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
 + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- NX đưa ra phương án đúng của bài tập.
- Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận . Các nhóm khác góp ý kiến, bổ sung. 
=> Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. 
- Các việc làm (a), (b), (d), (e), (g) là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo .
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nhận xét chung nội dung tiết học.
*Vận dụng: Về nhà các em hãy học tập theo những gì đã học được ở trong bài học, kính trọng các thầy cô giáo, các em sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Quan sát tranh, nêu tình huống.
- Nối tiếp dự đoán.
- Nối tiếp lựa chọn.
- Nghe
- Nêu yêu cầu.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Nêu yêu cầu.
- Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ 
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
 - Nghe.
 - HS đọc.
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc