TUẦN 19:
Tiết 2: Chính tả (Tiết 19)
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu:
1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Kim tự tháp Ai Cập”. Luyện viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai: s/x; iêt/iêc.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 19: Ngày soạn: 18/12/2016 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 19/12/2016. Tiết 2: Chính tả (Tiết 19) KIM TỰ THÁP AI CẬP I. Mục tiêu: 1. KT: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Kim tự tháp Ai Cập”. Luyện viết đúng những tiếng có âm hoặc vần dễ phát âm sai: s/x; iêt/iêc. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ. 3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: ND - HT HĐ của GV HĐ của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Dạy bài mới HĐ1: Cả lớp và cá nhân. HĐ2: HĐ cá nhân và nhóm. C. Củng cố-dặn dò. - Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu lại danh từ rieng địa lý ta phải viết như thế nào?”. - Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng. 1. Hướng dẫn HS nghe - viết. + Đoạn văn nói lên điều gì? (Ca ngợi ...cổ đại) - GV YC HS đọc thầm và tìm từ khó: lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở,... - Nhận xét và sửa sai cho HS. - Cho HS nêu cách trình bày bài văn. - GV nhắc HS cách trình bày. - GV YC HS nghe, viết lại từng câu. - GV cho HS soát lỗi (Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi cho nhau.) - GV chữa lỗi một số bài của học sinh. 2. Bài tập chính tả. Bài 2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn (SGK - Trang 06) - GV nhận xét, chốt ý đúng: sinh vật- biết-biết-sáng tá -tuyệt-xứng đáng. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: thi tiếp sức Bài 3: (SGK - Trang 06) - GV dán 2 tờ phiếu lên bảng và cho HS các nhóm tiếp nối nhau chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn - GV cùng HS NX, khen những nhóm làm đúng và nhanh. GVchốt ý đúng + TN viết đúng chính tả: Sáng sủa, sinh sản, sinh động. + TN viết sai chính tả: Sắp sếp, tinh sảo, bổ xung - Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp. *Vận dụng: Về nhà các em xem lại bài viết của mình, xem một số mẫu chữ viết đẹp luyện viết theo các mẫu chữ đẹp đó. - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - Nghe. - Nghe và trả lời. - Tìm và nêu - HS viết trên bảng con - Nghe. - Nêu. - Nghe. - Nghe và viết vào vở - Thực hiện - Nộp vở - HS làm bài cá nhân đổi vở kiểm tra kết quả. - Chữa bài trên bảng. - Thảo luận nhóm làm bài vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm gắn bài lên bảng lớp. - NX bài của nhóm bạn, nghe GV chốt kết quả bài làm đúng. - BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ nội dung bài học. - Nghe. Tiết 3: Ôn Tiếng Việt (Tiết 16) HỒN ĐÁ TRÊN CAO NGUYÊN ĐỒNG VĂN. I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Hồn đá trên cao nguyên Đồng Văn” HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết 3. GD: - HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp. - Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. II. Đồ dùng dạy và học: - GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4. III. Các hoạt động dạy - học: ND - HT Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. GTB. 2. HDHS viết bài, viết đúng. C. Củng cố- dặn dò. - Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy cho biết Cao nguyên đá ở huyện nào của tỉnh ta?” - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. - GV đọc đoạn bài viết - Gọi HS đọc lại đoạn bài viết - Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. + Bài viết gồm mấy câu? + Cuối mỗi câu có dấu gì? + Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? + Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi? + Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi? - GV nhận xét, sửa sai. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV chấm bài, nhận xét - YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp. *Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, các nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Giang. - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - Nghe. - Nghe. - Đọc bài viết. - Trả lời nối tiếp. - NX, bổ sung. - Nghe. - HS chép bài viết vào vở. - Nghe. - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài. - Nghe. Ngày soạn: 19/12/2016 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 20/12/2016. Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 19) BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I. Mục tiêu: 1. KT: Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, HS biết thuyết minh ND mỗi tranh bằng 1- 2 câu, kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Nắm được ND câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc nghĩa. KN: Rèn HS kĩ năng chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ cốt truyện. Nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 3. GD: GD cho HS ý thức học hỏi, luôn tìm hiểu thế giới xung quanh qua những câu chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: ND - HT HĐ của GV HĐ của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. GTB. 2. Dạy bài mới HĐ1: Cả lớp và cá nhân. HĐ2: HĐ nhóm. HĐ3: HĐ nhóm. Và HĐ cả lớp. C. Củng cố- dặn dò. - Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: Bạn hãy kể lại câu chuyện: “Một phát minh nho nhỏ”. Nêu nội dung chính câu chuyện? - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. 1. GV kể chuyện: - GV kể toàn bộ câu chuyện (lần1), giải nghĩa một số từ khó trong truyện - GV kể chuyện (lần 2, 3) vừa kể vừa chỉ vào tranh. Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to. Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền. Tranh 3: Bác cạy nắp bình và vô cùng kinh ngạc khi thấy từ trong bình một làn khói đen bay ra, tụ lại, hiện thành một con quỷ. Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền củ nó. Tranh 5: Mắc mưu bác đánh cá, con quỷ chui vào bình. Bác lập tức đóng nắp bình lại và vứt nó về biển sâu. 2. Hướng dẫn HS kể trong nhóm. - HD HS kể chuyện trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2 (SGK) - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, cho HS kể chuyện trong nhóm (5 HS). 3. Kể trước lớp: - Theo dõi và HD cho HS kể được toàn bộ câu chuyện. - HS thi kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện và nói ý nghĩa chuyện trước lớp. - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện? - Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp. *Vận dụng: Về nhà các em kể lại câu chuyện hôm nay đã nghe và kể ở lớp cho bạn bè và người thân của em nghe. - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - Nghe. - HS nghe - HS nghe và QS. - HS thực hiện kể chuyện theo nhóm. - Đại diện thi kể - Trả lời - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài. - Nghe. Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 19) LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I. Mục tiêu: 1. KT: Giúp HS hiểu được lợi ích của việc trồng rau hoa và điều kiện, khả năng phát triển cây rau hoa ở nước ta. 2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, đọc thông tin và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài. 3. GD: Yêu thích công việc trồng rau, hoa, biết quý trọng thành quả LĐ. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. III. Hoạt động dạy - học: ND - HT Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới HĐ1: Cả lớp và cá nhân. HĐ2: Cặp đôi và cả lớp. HĐ3: Cặp đôi và cả lớp. C. Củng cố- dặn dò. - Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu tên một số sản phẩm thêu được mọi người yêu thích? - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. 1. Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa: - GV HD HS đọc nội dung bài trong SGK và quan sát H1 trả lời câu hỏi: + Nêu lợi ích của việc trồng rau? + Gia đình em thường sử dụng những loại thức ăn nào làm thức ăn? + Rau được sử dụng như thế nào trong các bữa ăn hàng ngày ở gia đình em? + Rau còn được sử dụng để làm gì? - Nhận xét, chốt kết quả đúng: Rau có nhiều loại khác nhau...Trong rau có nhiều vi-ta-min,chất xơ, có tác dụng tốt cho cơ thể con người và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng. Vì vậy, rau là thực phẩm quen thuộc...của chúng ta. 2. Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển của cây rau, hoa ở nước ta. - GV HD HS quan sát H2 và đặt các câu hỏi tương tự như trên để HS nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa. - NX và chốt nội dung: Hoa có nhiều loại khác nhau...Hoa dùng trong các hội nghị, các bữa tiệc, ... đem lại lợi ích kinh tế rất cao... - Cho HS thảo luận theo nội dung SGK và liên hệ với kiến thức tự nhiên xã hội, Địa lí để trả lời câu hỏi. + Các điều kiện về khí hậu, đất đai nước ta có thuận lợi gì cho cây rau, hoa phát triển? + Nêu một số loại cây rau, hoa theo mùa ở địa phương? - NX, bổ sung và chốt nội dung: Khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc trồng rau, hoa...Đời sống càng cao thì nhu cầu sử dụng ...ở nước ta có nhiều loại rau, hoa tương đối dễ trồng... có thể trồng được rau hoặc hoa. - Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp. *Vận dụng: Về nhà các em giúp bố mẹ trồng hoa và rau, hoa để trang trí nhà cửa cho đẹp còn rau để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình em - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - Nghe. - Đọc bài cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - NX, bổ sung. - Nghe - Đọc thông tin SGK, QS H2, thảo luận cặp đôi, đại diện cặp trả lời CH - Nghe - Đọc thông tin SGK, thảo luận cặp đôi, đại diện cặp trả lời câu hỏi. - Nghe - BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu lợi ích của việc trồng rau, hoa? - Nghe. Ngày soạn: 20/12/2016 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 21/12/2016. Tiết 1: Địa lý (Tiết 19) THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I. Mục tiêu: 1. KT: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng: Vị trí; ven biển bên bờ sông cấm. Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch. 2. KN: Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ), nêu được một số đặc điểm nổi bật của thành phố Hải Phòng. 3. GD: HS yêu quí thành phố Hải Phòng, yêu quí quê hương mình đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: ND - HT Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Dạy bài mới. HĐ1: HĐ nhóm và HĐ cả lớp. HĐ2: HĐ nhóm và cả lớp. HĐ3: HĐ cặp đôi và cả lớp. C. Củng cố- Dặn dò. - Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy cho biết thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí nào của đồng bằng Băc Bộ? - Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 1. Hải Phòng - Thành Phố cảng. - Yêu cầu đọc tài liệu trong SGK, thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào phiếu học tập theo gợi ý sau: + Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu? + Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một cảng biển? Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng? - GV nhận xét, chốt ý đúng. 2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng. - Yêu cầu đọc tài liệu trong SGK, thảo luận nhóm và viết câu trả lời vào phiếu học tập theo gợi ý sau: + So với các nghành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào? Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng? + Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng? - GV nhận xét, chốt ý đúng, giảng thêm: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu... 3. Hải Phòng là trung tâm du lịch. - Yêu cầu học sinh dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý: + Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? - GVNX, chốt ý đúng, kết luận: Đến Hải Phòng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lý thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh... - YCHS đọc phần bài học trong SGK - Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp. *Vận dụng: Về nhà các em học thuộc các bài đã học và sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về hoạt động sản xuất của người dân ở thành phố Hải Phòng và sưu tầm thêm một số tư liệu khác về thành phố cảng của nước ta. - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. - Nghe - HĐ theo nhóm: Đọc và viết câu trả lời vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HĐ theo nhóm: Đọc các thông tin SGK dựa vào đó, trả lời các câu hỏi, ghi kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HĐ cặp đôi: Đọc các thông tin SGK dựa vào đó, trả lời các câu hỏi, ghi kết quả. - Đại diện các cặp trình bày kết quả. - Đọc cá nhân. - BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu những hiểu biết của mình về thành phố HP? - Nghe. Tiết 3: Đạo đức (Tiết 19) KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. KT: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. 2. KN: HS có kĩ năng trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến ngắn gọn, rõ ràng. 3. GD: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với những người lao động. * Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động ; Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người LĐ. II. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu học tập, thẻ màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: ND - HT HĐ của GV HĐ của HS A. Khởi động. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới HĐ1: HĐ cả lớp và cặp đôi. HĐ2: HĐ nhóm và cả lớp. HĐ3: HĐ nhóm và cả lớp. HĐ4: HĐ cá nhân và cả lớp. C. Củng cố- dặn dò. - Chuẩn bị trò chơi: “Hái hoa” HS trả lời các câu hỏi ở các bông hoa: Bạn hãy cho biết: Thế nào là lao động phù hợp với khả năng? Lười lao động là gì? là những người như thế nào? Bạn hiểu lao động gồm những việc gì? - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. 1.Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK - GV đọc truyện cho cả lớp nghe. - Nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận cập đôi các câu hỏi. + Vì sao một bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? + Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? vì sao? - GV nhận xét, giảng bài, kết luận: Cần kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. * Tăng cường kĩ năng sống cho HS. Bài tập 1: (Trang 29 - SGK) - GV nêu yêu cầu của bài tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Sau đó mời đại diện nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, giảng bài, kết luận: + Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là người lao động (Lao động chân tay, lao động trí óc) + Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. Bài tập 2: (Trang 29 - SGK) - GV giao việc cho mỗi nhóm thảo luận một tranh, YC các nhóm làm việc, gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, giảng bài, kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bài tập 3: (Trang 29 - SGK) - GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS làm bài tập cá nhân và gọi HS nối tiếp nhau trình bày bài. - GV nhận xét, giảng bài, kết luận: + Các việc làm a, c, d, đ, e, g, là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người LĐ + Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. - Gọi cá nhân HS đọc ghi nhớ SGK. - YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp *Vận dụng: Về nhà các em hãy học tập theo những gì đã học được ở trong bài học, biết yêu lao động và kính trọng, biết ơn những người LĐ. - BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi - Nghe. - Nghe. - HS trao đổi cặp đôi - Các cặp trình bày - NX và bổ sung - Nghe - Các nhóm HS thảo luận và thực hiện làm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Nhóm khác NXBS. - Nghe. - Các nhóm HS thảo luận và thực hiện làm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Nhóm khác NXBS. - Nghe. - HS đọc bài SGK cho HS làm bài tập cá nhân. - Trình bày bài nối tiếp. - HS khác NX, bổ sung - Nghe. - Đọc - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài - Nghe.
Tài liệu đính kèm: