Giáo án Lớp 4 - Buổi sáng - Tuần 4 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 4:

Tiết 1: Chào cờ:

Tiết 2: Tập đọc (Tiết 7)

 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

1. KT: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: chính trực, Long Xưởng, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu,

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử ,

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.

2. KN: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

- Tăng cường kỹ năng sống cho HS hiểu và biết trân trọng những người có tính cương trực, vì lợi ích chung của đất nước.

3. GD: GD cho HS có lòng biết ơn, tự hào về những danh nhân nổi tiếng trong nền văn học nước nhà.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36, SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

- HS: SGK, đồ dùng học tập môn học.

 

doc 58 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi sáng - Tuần 4 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số tròn chục từ 60 đến 90. (Số 60, 70, 80, 90.)
 + Trong các số trên, số nào lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92? (Số 70, 80, 90)
+ Vậy x có thể là những số nào? (Vậy x có thể là 70, 80, 90.)
- Chúng ta có 3 đáp án thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
- Liên hệ giờ học, giáo dục kỹ năng cho HS qua bài học
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS khác NX.
- HS nghe 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc đề bài.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời 
- NX, bổ sung.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời.
- Nêu
- HS giải thích.
- HS làm bài và giải thích tương tự. 
- Đọc
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- HS đọc 
- Nghe
- Đọc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
 - Trả lời.
- Nghe.
Tiết 5: Khoa học (Tiết 7)
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. KT: - Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, trình bày ý kiến ngắn gọn.
- Tăng cường cho HS hiểu và biết ăn uống sao cho cân đối các loại thức ăn.
3. GD: HS có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK 
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Giấy khổ to.
- HS: chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới: 1. GTB: (2’)
2. Các HĐ:
a. HĐ1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và TX thay đổi món? (10’)
b.HĐ 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối: (10’)
 c.HĐ3: Trò chơi: “Đi chợ” (8’)
C. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Gọi HS lên bảng nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời về ND bài trước.
- GV nhận xét và sửa sai, khen ngợi HS.
- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
Bước 1: GV tiến hành cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
- Chia nhóm 4 HS.
- YC HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống? (Không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.)
+ Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào? (Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.)
 + Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? (Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.)
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- Gọi các nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến không trùng lên bảng và kết luận ý kiến đúng. - Gọi 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17/ SGK.
- GV chuyển hoạt động: Để có sức khỏe tốt chúng ta cần có những bữa ăn cân đối, hợp lý. Để biết bữa ăn như thế nào là cân đối các em cùng tìm hiểu tiếp bài. Bước 1: GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
- Chia nhóm, mỗi nhóm có 5 HS, phát giấy cho HS.
- Yêu cầu HS quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn.
- Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- Gọi các nhóm lên trước lớp trình bày.
- NX từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý.
- YC HS quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?
(Câu trả lời đúng là:
+ Nhóm thức ăn cần ăn đủ : Lương thực, rau quả chín.
+ Nhóm thức ăn cần ăn vừa phải: Thịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.
+ Nhóm thức ăn cần ăn có mức độ: Dầu, mỡ, vừng, lạc.
+ Nhóm thức ăn cần ăn ít: Đường.
+ Nhóm thức ăn cần ăn hạn chế: Muối.)
GV kết luận: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ với tỷ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối.
- GT trò chơi: Các em hãy thi xem ai là người đầu bếp giỏi biết chế biến những món ăn tốt cho sức khoẻ. Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này.
- Phát phiếu thực đơn cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 đến 7 phút.
- Gọi các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm. 
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- YC HS chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia sôi nổi các hoạt động, nhắc nhở những HS, nhóm HS còn chưa chú ý.
- Củng cố ND bài, liên hệ, giáo dục kỹ năng sống cho HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục: Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Dặn HS về nhà sưu tầm các món ăn được chế biến từ cá.
- HS trả lời và NX bạn trả lời.
- Nghe.
- Nghe, QS bảng.
 - Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
 - Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động theo nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đọc SGK.
- Nhận nhóm và nhận ĐDHT
- QS - TL vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm mình chọn cho một bữa ăn.
- 2 đến 3 HS đại diện trình bày.
- Các nhóm trình bày trước lớp. - Lắng nghe.
 - Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
 - Nghe
- Nhận mẫu thực đơn hoàn thành thực đơn.
 - Đại diện các nhóm trình bày thực đơn.
- HS nhận xét.
- Chọn, trình bày.
 - Nghe.
- Nghe
 Ngày soạn: 06/09/2016.
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 07/09/2016.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 4)
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 
I. Mục tiêu: 
1. KT: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Biết đánh giá, nhận xét bạn kể.
- Tăng cường cho HS thực hành kể lại câu chuyện.
 3. GD: GD cho HS noi gương nhà thơ, biết sống thật thà, chân chính. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh họa truyện trang 40, SGK 
- Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi , để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.
- HS: SGK, đồ dùng học tập môn học.
III. Hoạt động trên lớp:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới: 
1. GTB: (2’)
 2. GV kể chuyện: (6’) 
3. Tìm hiểu truyện: (8’)
4. Hướng dẫn kể chuyện: (9’) 
 5. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (9’) 
C. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS.
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Giới thiệu: Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghet-xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực.
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể 
- YC HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
- GV kể lần 2 .
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng.
- GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? (Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân)
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? (Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong)
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào? (Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng)
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ? (Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật)
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện .
- Gọi HS kể chuyện - 2 lượt HS kể
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- NX sửa lỗi khen ngợi từng HS.
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ? (Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ)
+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì? (Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn . Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.)
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét tiết học, liên hệ, giáo dục kỹ năng sống cho HS.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp.
- HS kể chuyện.
- Nghe.
- Trả lời.
 - Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc thầm.
- Lắng nghe
- Nhận đồ dùng HT.
- Trao đổi và làm bài
 - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
 - Nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời .
 - Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn
- HS kể chuyện tiếp nối nhau - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Trả lời. - NX, bổ sung.
 - Trả lời. - NX, bổ sung.
 - Nêu ý nghĩa.
- Thi kể
 - Nhận xét
- Kể
- Nghe
Tiết 3: Tập đọc (Tiết 8) 
TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
1.KT: Đọc đúng các từ, tiếng khó trong bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: luỹ thành, nhường, phơi nắng, phơi xương.
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Cây tre tượng trưng cho con người VN.Qua hình ảnh cây tre, t/g ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người VN Giầu lòng thương yêu, ngay thẳng, chính trực . 
- HTL bài thơ theo yêu cầu.
2.KN: Biết đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre VN) và nhịp điệu của của các câu thơ, đoạn thơ.
3. GD: GD hs lòng nthương người, ngay thẳng, chính trực.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS qua bài học, các em học được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam và thực hành theo.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong bài. Thêm tranh ảnh đẹp về cây tre (nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc 
III. Phương pháp:
- Giảng giải, hỏi đáp, gợi mở, phân tích, thảo luận, HĐ nhóm, quan sát 
IV. Các hoạt động dạy - học :
ND- TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
A. KTBC: (3’)
B. Bài mới: 1. GTB: (2’) b. Luyện đọc: 13’
b.Tìm hiểu bài: 10’
c.HD HS đọc diễn cảm: 9’
C. Củng cố - dặn dò: 3’
- KT đọc bài: Một người chính trực, trả lời câu hỏi, NX, khen ngợi HS.
- GT tranh, ghi đầu bài lên bảng.
- HS khá đọc toàn bài
+ Bài thơ chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)
 - Đoạn 1: Từ đầu đến... tre ơi 
 - Đoạn 2: Tiếp đến....hỡi người 
 - Đoạn 3: Tiếp đến...lạ đâu 
 - Đoạn 4: Đoạn còn lại - Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm .
- HS đọc nối tiếp lần 2,3 kết hợp giảng từ 
- YC HS tìm giọng đọc bài 
- GV đọc bài 
- YC HS đọc thầm đoạn 1 trả lời:
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người VN? (Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuỵện ngày xưa ...tre xanh - Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người VN.)
+ Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?
 Ý1: Sự gắn bó từ lâu đời của tre với người VN.
- Yc hs đọc thầm đoạn 2,3, trả lời:
+ Những chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
(...Không đứng khuất mình bóng râm)
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người VN? (cần cù, đoàn kết,ngay thẳng) (...tính cần cù: ở đâu tre cũng xanh tươi ....bấy nhiêu càn cù . .... phẩm chất đoàn kết)
+ Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù? 
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất của người VN? (Bão bùng thân bọc lấy thânthương nhau tre chẳng ở riêng. lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con)
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên tính ngay thẳng của người VN? (Nòi tre đâu chịu mọc cong, cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng thân tròn của tre, tre già truyền gốc cho măng. - Tre có tính cách như con người biết yêu thương, đùm bọc, che chở, cho nhau. Nhờ thế tre tạo lên luỹ lên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.)
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre? vì sao? Đoạn 2, 3, ý nói lên điều gì?
Ý2,3: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre, qua đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. 
+ Đoạn thơ kết bài nói lên điều gì? (Sức sống lâu bền của cây tre)
Ý4: Sức sống lâu bền của cây tre .
(Điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.)
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài
- YC HS tìm giọng đọc của bài
- Treo bảng phụ đoạn cần luyện đọc: “Nòi tre.xanh màu tre xanh”
- GV đọc mẫu, gọi HS tìm từ nhấn giọng
- Cho HS đọc đoạn trên bảng.
- Cho HS đọc theo cặp.
- Cho các cặp thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Cho HS HTL 
- Thi HTL tại lớp
+ Nội dung bài thơ là gì ? 
ND: Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người VN: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua các hình tượng cây tre .
- Hệ thống nội dung, liên hệ, GD kỹ năng sống cho HS qua bài học.
- NX giờ học : BTVN: HTL bài thơ .CB bài : Những hạt thóc giống 
- HS đọc bài
- Nhận xét bạn.
- Quan sát, trả lời
- HS đọc
- Chia đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn, đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- HS Đọc nối tiếp lần 2, lần 3
- Trả lời.
- Nghe.
- Đọc thầm đoạn 1
 - Trả lời
- NX, bổ sung.
- HS nêu ý đoạn 1
- HS đọc
 - Đọc thầm. 
 - Trả lời nối tiếp các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- Đọc ý đoạn 2,3.
 - Trả lời.
- HS nêu ý đoạn 4
- Đọc nối tiếp.
 - Tìm giọng đọc.
- Nghe 
- Đọc cá nhân.
- Đọc cặp đôi.
- Thi đọc.
- Nghe
- Đọc thuộc lòng.
- Thi đọc HTL.
- Nêu
- 2 HS đọc
- Nghe
- Thực hiện
TiÕt 4: To¸n (TiÕt 18) 
YẾN, TẠ, TẤN
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. KT: Bước đầu nhận xét về độ lớn của yến, tạ, tấn. Nắm được mối liên hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng thực hành làm đúng các bài tập.
- Tăng cường cho HS sử dụng đúng các đơn vị đo khối lượng trong cuộc sống hàng ngày của HS.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu bài tập, mô hình cân.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Hoạt động trên lớp: 
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KT BC: (2’)
B. Bài mới: 1. GTB: (1’)
2. Giới thiệu yến, tạ, tấn: a.Yến: (4’)
b. Tạ: (4’)
c. Tấn: (4’)
3. Luyện tập: Bài 1: Viết số thích hơp vào chỗ chấm: (6’)
 Bài 2: Viết số thích hơp vào chỗ chấm: (8’)
Bài 3: Tính (9’)
 C. Củng cố, Dặn dò: (2’)
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập - GV chữa bài, nhận xét và khen ngợi HS.
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam.
- GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến. - 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến = 10 kg.
- GV ghi bảng: 1 yến = 10 kg.
+ Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo? (Tức là mua 1 yến gạo.)
+ Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám? (Mẹ mua 10 kg cám.)
- Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau? (Bác Lan đã mua 2 yến rau.)
+ Chị Quý hái được 5 yến cam, hỏi chị Quý đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam? (Đã hái được 50 kg cam.)
- Để đo khối lượng các vật nặng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ. - 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam? (1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.)
- Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ ? (100 kg = 1 tạ.)
- GV ghi bảng: 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
+ 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam? (10 yến hay 100kg.)
- 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam ?( 1 tạ hay 100 kg.)
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến ? (20 yến hay 2 tạ.)
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn. - 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến? (1 tấn = 100 yến.)
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam? (1 tấn 1000 kg.)
- GV ghi bảng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
- Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ? (2 tấn hay nặng 20 tạ.)
- Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng ? (Xe đó chở được 3000 kg hàng.)
- GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam? (Là 200 kg)
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ? (20 tạ)
 - GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài.
- Gọi HS NX, bài trên bảng của bạn.
- NX, chữa bài, khen ngợi HS.
- Gọi HS nêu yêu cầu cảu bài tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS NX, bài trên bảng của bạn.
- GV sửa chữa, nhận xét và ghi điểm.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối của chuyến sau? Vậy trước khi làm bài, chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét và chữa bài cho HS 
- Hỏi HS để củng cố bài: + Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn? 1 tạ bằng bao nhiêu yến? 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- GV tổng kết tiết học, liên hệ, giáo dục kỹ năng sống cho HS.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài. - Nghe.
- Nghe 
- Trả lời.
- Nghe, nhắc lại.
- Đọc.
- Trả lời.
 - Trả lời.
- Trả lời.
 - Trả lời.
 - Nghe và ghi nhớ.
 - Trả lời.
- Trả lời.
 - Đọc.
 - Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- HS nghe và nhớ.
- Trả lời.
 - Trả lời.
 - Đọc
 - Trả lời.
- Trả lời.
- HS đọc:
- Trả lời.
 - Trả lời.
 - Nêu yêu cầu 
- Làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nghe, chữa bài.
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở. - NX bài của bạn.
- Nghe, chữa bài.
- Đọc đề bài
- Trả lời.
 - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 - Nghe, chữa bài. 
 - Trả lời nối tiếp.
- Nghe 
Tiết 5: Tập làm văn (Tiết 7)
CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
1.KT: Nắm đượcthế nào là cốt truyện và ba phần của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc )
2.KN: Bước đầu biết vận dụng KT đã học để sắp xếp lại các sự kiện của câu chuyện, tạo thành cốt truyện .
- Tăng cường cho HS kỹ năng lắm bắt ND một câu chuyện mà HS được nghe, được chứng kiến trong đời sống.
3.GD: Yêu thích môn học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: 
- GV: Phiếu to viết yêu cầu của bài tập 1.
- HS: SGK, đồ dùng học tập môn học.
III. Phương pháp:
Giảng giải, hỏi đáp, gợi mở, phân tích, thảo luận, HĐ nhóm, luyện tập, 
IV. Các hoạt động dạy - học:
ND&TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. KTBC: 5’
3. Bài mới: a. GT bài: 2’ 
b. Phần NX: 12’
c. Ghi nhớ: 3’
d. LT: 15’ Bài 1: Sắp xếp các sự việc chính trong truyện cổ tích “Cây khế” thành cốt truyện 
Bài 2: Kể lại chuyện. 
C.Củng cố - dặn dò: 3’
- Hỏi HS: Một bức thư gồm những bộ phận nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
- Yêu cầu HS mở SGK (Trang 42), đọc yêu cầu bài.
- GV nêu yêu cầu: Ghi nhanh, ngắn gọn, mỗi sự việc chính chỉ ghi bằng một câu.
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá .
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
Sự việc 4: Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà trò được tự do.
+ Theo em cốt truyện là gì? (Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Cốt truyện thường gồm mấy phần? (Thường gồm 3 phần) 
Mở đầu: sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác. (Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá )
Diễn biến: Các sự kiện chính kế tiếp nhau nói lên tính cách của nhân vật, ý nghĩa của truyện. (Dế Mèn nghe Nhà trò kể về tình cảnh của mình. Dế Mèn ra oai, lên án bọn Nhện, bắt chúng phải phá vòng vây, trả tự do cho Nhà Trò.)
Kết thúc: Kết quả các sự việc ở phần mở đầu và phần chính (Bọn Nhện phải vâng lệnh Dế Mèn, Nhà Trò được cứu thoát )
- Rút ra ghi nhớ, gọi HS đọc.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Truyện cây khế có mấy sự việc chính? (...có 6 sự việc chính)
- Thứ tự các sự việc sắp xếp chưa đúng các em sắp xếp lại cho đúng với diễn biến câu chuyện . (Thứ tự đúng : b, d, a, c, e, g) 
- Gọi HS nêu yêu cầu. + Kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, Giữ nguyên các câu văn ở BT1 hoặc làm phong phú thêm các sự việc? 
- Hệ thống nội dung, liên hệ, giáo dục kĩ năng sống cho HS
- NX giờ học . BTVN: Học thuộc ghi nhớ Ghi lại sự việc chính trong một chuyện đã học ở lớp 3. 
- HS trả lời - Nhận xét bạn.
 - Mở SGK- Trang 42 đọc yêu cầu bài.
- Thảo lụân nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo, NX, bổ sung. 
- Trả lời
- HS nhắc lại 
- HS nêu 
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Đọc bài SGK.
- HS đọc, lớp đọc thầm theo bạn. - HS trả lời
- Làm việc theo cặp 
- Báo cáo, NX 
 - HS nêu yêu cầu. - HS kể câu chuyện theo cách 1 - NX, bổ sung 
- Nghe
Tiết 6: Đị

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4.doc