Giáo án Lớp 4 - Buổi sáng - Tuần 29 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 29:

Tiết 1: Chào cờ:

Tiết 2: Tập đọc (Tiết 57)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

1. KT: Giúp HS đọc l¬ưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài có trong bài.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo cuả Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

- Học thuộc lòng 2 đoạn cuối bài.

2. KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

3. GD: GD cho HS có ý thức học bài, có lòng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ ; bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi sáng - Tuần 29 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o các bạn chia sẻ ND bài học: Bạn hãy cho biết muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm như thế nào?
- Nghe. 
Tiết 4: Lịch sử (Tiết 29)
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
I. Mục tiêu:
1. KT: Học xong bài này, HS biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
- Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp. Trình bày đúng kiến thức bài rõ ràng, ngắn gọn.
3. GD: GD cho HS cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Việt nam, lược đồ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 
2. Dạy bài mới: HĐ1: HĐ cặp đôi và cả lớp. 
HĐ2: HĐ cặp đôi và cả lớp. 
 C. Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi:“Bạn hãy nêu ND cần ghi nhớ bài học giờ học trước?”
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Diễn biến trận đánh Quang Trung đaị phá quân Thanh. 
- YC HS đọc nội dung SGK và thảo luận cặp đôi theo nội dung bài.
+ Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta? 
+ Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ làm gì? Vì sao nói Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là việc làm cần thiết?
+ Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? 
+ Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân? 
+ Trận đánh bắt đầu ở đâu? Diễn ra khi nào? Kết quả ra sao? 
- GV lắng nghe, bổ sung, kết luận:
+ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Đây là việc cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Hệu mới đảm đương nhiệm vụ đó.
+ Ngày 20 tháng chạp năm 1789. Ông cho quân lính ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
+ Đạo 1: do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long, đạo 2 và 3 do đô đốc Long và đô đốc Bảo chỉ huy tiến vào Tây Nam Thăng Long, Đạo 4 do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào Hải Dương, đạo 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến vào Lạng Giang.
+ Mở màn là trận Hà Hồi, diễn ra vào đêm 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
2. Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung.
- YC HS đọc nội dung SGK và thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: 
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? 
+ Thời điểm để nhà vua chọn là thời điểm nào? Việc chọn thời điểm đó có lợi gì cho quân ta và hại gì cho quân địch? Trước khi tiến vào Thăng Long nhà vua làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? 
+ Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? 
- GV lắng nghe, bổ sung, kết luận:
+...từ Nam ra Bắc đó là đoạn đường dài, gian lao, nhưng nhà vua cùng quân sĩ vẫn quyết tâm đi để đánh giặc. 
+ Chọn Tết kỷ Dậu để đánh giặc. Nhà vua cho quân ăn Tết trước để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc, quân Thanh xa nhà lâu vào dịp Tết chúng uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
+ Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, có nhà vua sáng suốt chỉ huy.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài, đọc bài.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
 *Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài và sưu tầm thêm các tài liệu ghi chép về cuộc hành quân thần tốc và tiêu diệt quân Thanh xâm lược của vua Quang Trung ông vua tài ba, đức độ.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe
 - HĐ theo cặp: Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Đại diện các cặp trình bày nối tiếp câu trả lời. Cặp khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Nghe
 - HĐ theo cặp: Về quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. Thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Đại diện các cặp trình bày nối tiếp câu trả lời. Cặp khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Nghe
- Trả lời - Đọc bài.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu ND cần ghi nhớ bài học hôm nay?
- Nghe.
 Ngày soạn: 13/03/2017
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 14/03/2017.
Tiết 1: Toán (Tiết 142)
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU 
VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp học sinh biết cách giải bài toán: “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
2. KN: rèn cho HS kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào làm đúng chính xác các bài tập. Trình bày bài rõ ràng và chính xác.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài, làm bài cẩn thận, chính xác. Vận dụng được vào thực tế cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GT bài: 
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài HĐ1: HĐ cặp đôi và cả lớp.
 HĐ2: HĐ cặp đôi và cả lớp.
3. Luyện tập. * HĐ cặp đôi
 * HĐ cặp đôi
* HĐ cặp đôi
 C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Bài toán 1.
- GV nêu bài toán 1 (SGK). Yêu cầu HS, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là bao nhiêu? 
+ Muốn tìm số bé ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số lớn ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét, kết luận, ghi bảng.
2. Bài toán 2.
- GV nêu bài toán 2 (SGK). Yêu cầu HS, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị 1 phần.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
(Có thể tìm số bé hoặc số lớn luôn).
Bài 1: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Bài giải:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần)
 Số bé là: 123 : 3 x 2 = 82
 Số lớn là: 82 + 123 = 205
 Đáp số: Số bé: 82
 Số lớn: 205
Bài 2: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Bài giải:
Biểu thị tuổi con là 2 phần bằng nhau thì tuổi mẹ là 7 phần bằng nhau như thế. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
7 - 2 = 5 (phần)
Tuổi con là:
25 : 5 x 2 = 10 (tuổi)
Tuổi mẹ là: 
25 + 10 = 35 ( tuổi)
 Đáp số: Con: 10 tuổi; 
 Mẹ : 35 tuổi.
Bài 3: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Bài giải:
Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Do đó hiệu hai số là 100.
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 5 = 4 ( phần)
Số lớn là: 100 : 4 x 9 = 225
Số bé là: 225 - 100 = 125
 Đáp số: Số lớn: 225; 
 Số bé : 125.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài, ghi nhớ nội dung kiến thức để thực hành tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó để làm các bài tập liên quan đến kiến thức.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe.
- HS đọc bài toán 1 (SGK), thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ trước lớp.
- Cặp khác NX, BS.
- Nghe. 
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ trước lớp.
- Cặp khác NX, BS.
 - HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở.
- Chữa bài trên bảng.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở.
- Chữa bài trên bảng.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở.
- Chữa bài trên bảng.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ ND bài học: Bạn hãy nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó?
- Nghe. 
Tiết 3: Luyện từ & câu (Tiết 57)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
DU LỊCH - THÁM HIỂM
I. Mục tiêu:
1. KT: Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bài tập 3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong bài tập 4.
2. KN: Rèn HS kĩ năng đọc hiểu, tư duy, vận dụng làm đúng các bài tập.
3. GD: GD HS yêu thích môn Tiếng Việt và thích sử dụng câuTiếng Việt. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Dạy bài mới * Hoạt động cặp đôi và cả lớp.
 * Hoạt động cặp đôi và cả lớp
 * Hoạt động cặp đôi và cả lớp
* HĐ nhóm và HĐ cả lớp. 
 C. Củng cố - Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi:“Bạn hãy nêu cách đặt câu khiến trong trường hợp đề nghị?”
- Giới thiệu bài ghi đầu bài.
Bài 1: (Trang 105 - SGK TV4, tập 2)
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
+ ý b: Du lịch...ngắm cảnh.
Bài 2: (Trang 105 - SGK TV4, tập 2)
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
+ ý c: Thám hiểm...có thể nguy hiểm.
Bài 3: (Trang 105 - SGK TV4, tập 2)
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
+ Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
Bài 4: (Trang 105 - SGK TV4, tập 2)
- GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy cho các nhóm trao đổi, TL chọn tên các sông đã cho để giải đố nhanh
- Cho HS đại diện nêu đáp án
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:
a) sông Hồng; b) sông Cửu Long; c) sông Cầu; d) sông Lam; đ) sông Mã; e) sông Đáy; g) sông Tiền, sông Hậu; h) sông Bạch Đằng
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
 * Vận dụng: Về nhà các em học thuộc các từ ngữ trong bài mở rộng vốn từ hôm nay. Khi viết văn các em hãy vận dụng, sử dụng các từ ngữ đó để viết các câu văn, bài văn cho đúng, cho hay.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài tập và ghi bài vào vở. 
- Chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài tập và ghi bài vào vở. 
- Chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài tập và ghi bài vào vở. 
- Chia sẻ trước lớp.
- HS thảo luận nhóm, làm bài tập và ghi bài vào vở. 
- Đại diện nhóm nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Nghe. 
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ nội dung bài học.
- Nghe.
 Ngày soạn: 14/03/2017
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 15/03/2017.
Tiết 1: Tập đọc (Tiết 58) 
TRĂNG ƠI...TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. Mục tiêu: 
1. KT: Đọc trôi chảy, lưu loát bài. Đọc đúng một số từ khó có trong bài
- Hiểu các từ ngữ trong bài: 
- Hiểu ND bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến; sự gần gũi, gắn bó của nhà thơ với trăng và thiên nhiên đất nước. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về Trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả suy nghĩ của mình về trăng.
- Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ trong bài.
2. KN: HS có kĩ năng đọc bài to, rõ ràng, lưu loát. Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
3. GD: GD cho HS ý thức học tập và biết yêu thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 
2. Dạy bài mới HĐ1: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
HĐ2: Cá nhân, cả lớp, nhóm.
HĐ3: Cả lớp, cặp đôi, nhóm, cá nhân
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Trán, cằm, tai,...”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi nội dung bài: Bạn hãy nêu nội dung bài tập đọc giờ học trước: Đường đi Sa Pa
- Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài.
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- HS nêu bài thơ gồm mấy khổ (6 khổ)
+ L1: Kết hợp luyện đọc từ khó
+ L2: Tìm hiểu nghĩa từ khó.
+ L3: Gọi HS đọc
- Nhận xét, sửa lỗi phát âm.
- GV đọc mẫu cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời nối tiếp các câu hỏi:
+ Trăng được so sánh với những gì? (Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.)
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? (Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.)
+ Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai? (Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân ...đường hành quân bảo vệ quê hương.)
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước ntn? (Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào... không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.)
c. Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn thơ: “Trăng ơi... từ đâu đến?... Bạn nào đá lên trời.”
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
- Tổ chức cho HS luyện đọc học thuộc lòng bài thơ. 
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
+ Nêu nội dung chính của bài?
ND: Tình cảm yêu mến gắn bó...đất nước
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Qua bài học các em cảm nhận được nội dung bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến; sự gần gũi, gắn bó của nhà thơ với trăng và thiên nhiên đất nước. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về Trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả suy nghĩ của mình về trăng. Bản thân các em có tình cảm như thế nào với cảnh vật thiên của quê hương, đất nước em hãy kể với bạn bè và người thân của em về tình cảm đó. 
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Lắng nghe
- Trả lời
- Đọc nối tiếp
- Đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp.
- Nghe
- Nghe
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời CH.
- NX, bổ sung. 
- Tìm chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng. 
- Đọc theo cặp
 - Nghe.
- Đọc thuộc lòng theo cặp, cá nhân.
- Thi đọc
- Nghe.
- Trả lời.
- Đọc
- BHT cho các bạn chia sẻ: Bạn hãy nêu nội dung chính bài học hôm nay? 
- Nghe	
Tiết 2: Toán (Tiết 143)
LUYỆN TẬP (Trang 151)
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp học sinh giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng thực hành làm đúng các bài tập. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
 3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm; bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Luyện tập: * HĐ cặp đôi và cả lớp.
* HĐ cặp đôi và cả lớp.
 * HĐ cặp đôi và cả lớp.
* HĐ cá nhân và cả lớp.
 C. Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi:“Bạn hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?”
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
Bài 1: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Đáp số: Số bé: 51
 Số lớn: 136
Bài 2: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Đáp số: Đèn màu: 625 bóng; 
 Đèn trắng: 375 bóng.
Bài 3: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Bài giải
Số HS lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:
35 - 33 = 2 (bạn)
Mỗi học sinh trồng số cây là:
10 : 2 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng số cây là:
5 x 35 = 175 (cây)
Lớp 4B trồng số cây là:
175 - 10 = 165 (cây)
 Đáp số: 4A: 175 cây;
 4B: 165 cây
Bài 4: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS suy nghĩ và nêu miệng lời bài toán. Sau đó cho các em dựa vào nội dung để giải bài.
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài, ghi nhớ nội dung kiến thức để thực hành giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
 - Nghe.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài vào vở
- Chữa bài trên bảng.
 - HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài vào vở
- Chữa bài trên bảng.
 - HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài vào vở
- Chữa bài trên bảng.
- HS làm bài cá nhân, ghi bài vào vở
- Chia sẻ trước lớp.
 - BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ ND bài học: Bạn hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?
- Nghe. 
Tiết 3: Tập làm văn (Tiết 57)
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(Dạy bù bài: Luyện tập tóm tắt tin tức - Giảm tải)
I. Mục tiêu:
1. KT: Nắm được cấu tạo ba phần bài văn miêu tả con vật. Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng tư duy, quan sát, phân tích, thực hành viết được dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
3. GD : GD cho HS ý thức học tập.Vận dụng vào làm đúng bài tập.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh, ảnh một số con vật, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 
1. GT bài: 
2. ND bài: HĐ1: HĐ, cặp đôi và cả lớp.
 HĐ2: HĐ, cặp đôi và cả lớp.
3. Luyện tập. 
Hoạt động, cá nhân và cả lớp
C. Củng cố - Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Trán, cằm, tai”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: Bạn cho biết có mấy cách mở bài, kết bài trong văn miêu tả cây cối? Là những cách nào?
- Giới thiệu bài ghi đầu bài.
I. Nhận xét:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài, trao đổi cùng bạn, làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 1: Đọc đoạn văn (SGK-Trang 30)
- Xác định các đoạn và ND từng đoạn
+ Đ1: (Từ đầu...tôi đấy.) - Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài
+ Đ2: (tiếp ...đáng yêu.) - Tả hình dáng con mèo.
+ Đ3: (tiếp...một tí.) - Tả hoạt động thói quen của con mèo.
Đ4: (Còn lại.)- Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
II. Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi rút ra kết luận về bài văn miêu tả con vật.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
III. Luyện tập. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập (SGK TV L4 tập 2 - Trang 113)
- GV treo một số tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà và gợi ý cho HS chọn lập dàn ý cho một con vật nuôi gây cho em nhiều ấn tượng,...
- Cho HS làm và gọi HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình trước lớp.
- GV nhận xét, bình chọn bài viết tốt.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em quan sát một số con vật nuôi quen thuộc yêu thích ở gia đình em, lập dàn ý như bài học đã học hôm nay.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài.
- Chia sẻ trước lớp.
- Nghe.
 - HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
- Chia sẻ trước lớp.
- Đọc ghi nhớ.
- HS viết bài cá nhân vào vở, nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ ND bài học: Bạn cho biết thế nào là văn miêu tả con vật?
- Nghe.
 Ngày soạn: 15/03/2017
 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 16/03/2017.
Tiết 1: Toán (Tiết 144)
LUYỆN TẬP (Trang 151)
I. Mục tiêu: 
1. KT: Giúp học sinh:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Biết nêu bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tư duy, làm đúng các bài tập. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS ý thức tự giác học bài và làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Luyện tập: * HĐ cá nhân và cả lớp.
 * HĐ cặp đôi và cả lớp.
* HĐ cặp đôi và cả lớp.
* HĐ cá nhân và cả lớp.
 C. Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi:“Bạn hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?”
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
Bài 1: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
 Đáp số: Số thứ nhất: 45
 Số thứ hai: 15
Bài 2: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
 Đáp số: Số thứ nhất: 15
 Số thứ hai: 75
Bài 3: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Giáo viên chốt kết quả đúng:
Đáp số: Gạo nếp: 180 kg
 Gạo tẻ: 720 kg
Bài 4: (Trang 151 - SGK toán L4)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS suy nghĩ và nêu miệng lời bài toán. Sau đó cho các em dựa vào nội dung để giải bài.
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
 *Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài, ghi nhớ nội dung kiến thức để thực hành giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
- Nghe.
- HS làm bài cá nhân đổi vở kiểm tra kết quả. 
- Chữa bài trên bảng.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài vào vở
- Chữa bài trên bảng.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài, ghi bài vào vở
- Chữa bài trên bảng.
 - HS làm bài cá nhân, ghi bài vào vở
- Chia sẻ trước lớp.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ ND bài học: Bạn hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?
- Nghe. 
Tiết 3: Luyện từ & câu (Tiết 58)
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ 
KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ.
I. Mục tiêu:
1. KT: HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu câù, đề nghị.
- Biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước.
2. KN: Rèn HS kĩ năng đọc hiểu, tư duy, vận dụng làm đúng các bài tập.
3. GD: GD cho HS yêu thích môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
HĐ 1: Hoạt động cặp đôi và cả lớp
HĐ 2: HĐ cá nhân, cả lớp
 * HĐ cá nhân và cả lớp
* HĐ cá nhân và cả lớp.
* HĐ cặp đôi và cả lớp.
 C. Củng cố - Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi:“Bạn hãy nêu thế nào là câu khiến? Lấy ví dụ?”
- GT bài, ghi đầu bài lên bảng
I. Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện (SGK -Tr 110) thảo luận cặp đôi, trả lời các yêu cầu bài tập 2, 3, 4. 
- GV lắng nghe, kết luận, ghi bảng lớp.
Câu nêu yêu cầu, đề nghị:
Lời của ai?
Nhận xét.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé trễ giờ học rồi.
Hùng nói với bác Hai.
Yêu cầu bất lịch sự.
- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy
Hùng nói với bác Hai.
Yêu cầu bất lịch sự.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Hoa nói với bác Hai.
Yêu cầu lịch sự.
Lưu ý: Lời yêu cầu đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
2. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Nêu ví dụ cho ghi nhớ.
3. Thực hành.
Bài 1: (Trang 111 - SGK TV4- Tập 2)
- GV lắng nghe, bổ sung, kết luận, ghi bảng lớp:
 + Cách nói lịch sự: Cách b và c
Bài 2: (Trang 111 - SGK TV4- Tập 2)
- GV lắng nghe, bổ sung, kết luận, ghi bảng lớp:
+ Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
Bài 3: (Trang 111 - SGK TV4- Tập 2)
- GV lắng nghe, bổ sung, kết luận, ghi bảng lớp:
a. - Lan ơi, cho tớ về với! - Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô: Lan, tớ, với, ơi
- Cho đi nhờ một cái! 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc