Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Thọ Sơn

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

PPCT 37: BỐN ANH TÀI

I Mục tiêu:

1.1.Biết đọc với giọng kể truyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

1.2. Nắm được các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2. Đọc đúng các tiếng, từ, câu trong bài. - Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng. Đọc với giọng kể khá nhanh

3. HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

* GDKNS:

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm. (Nhận biết được lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi người. Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng.)

- Kĩ năng hợp tác ( Biết hỗ trợ, chung sức, giúp đỡ nhau trong công việc.)

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III.Các PP/kĩ thuật dạy học:

-Phương pháp: Thảo luận nhóm

-Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Trình bày ý kiến cá nhân.

IV.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 33 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Thọ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Ghi bảng lời thuyết minh của hs.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ trong SGK.
-TL, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
-Nêu lời thuyết minh:
+ T1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong đó có cái bình to.
+ T2: Bác đánh cá mừng lắm vì mang ra chợ bán cũng được khối tiền.
+ T3: Bác đánh cá mở nắp bình, từ trong bình một làn khói đen bay ra và hiện thành một con quỷ.
+ T4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lờ nguyền của nó.
+ T5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
-Nhận xét lời thuyết minh của bạn.
18’
Hoạt động 3: Nhóm, lớp
(GQ MT2.2)
-Gọi hs đọc bài tập 2 và 3.
-Cho hs kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể :
+Theo nhóm nối tiếp.
+Thi kể cá nhân.
-Cho hs bình chọn hs kể tốt.
-Yêu cầu HS TL nhóm đôi, nói về ý nghĩa câu chuyện.
-GV NXC và chốt lại nội dung: Kẻ độc ác vô ơn, không tình nghĩa sẽ bị trừng phạt.
-Đọc yêu cầu bài tập 2, 3.
-Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể.
-Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn.
-Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã sáng suốt nghị ra kế ừa con quỷ, cứu mình.
5’
HĐ4: Kết thúc
-Cùng hs chốt lại giờ học.
-Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-HS thực hiện.
------------------------------------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
PPCT 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I Mục tiêu :
1.1 - Biết đọc bài thơ với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được 1 đoạn thơ.
1.2 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. 
2 - Đọc đúng các tiếng, từ, câu trong bài. Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng. Đọc với giọng kể khá nhanh.
3- HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III Các hoạt động dạy – học 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân
- Gọi 2 HS đọc chuyện Bốn anh tài, trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Giới thiệu bài: Các truyện cổ tích thường giải thích về nguồn gốc của loài người, của muôn loài, muôn vật. Bài thơ hôn nay các em đọc Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ về nguồn gốc, sự tích loài người. Chúng ta hãy đọc để xem bài thơ có gì hay và lạ. - Ghi tựa.
- HS đọc bài và trả lời theo YC của GV.
- QS tranh minh họa, nêu nội dung tranh.
- HS nhắc lại tựa.
18’
Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm 
(GQ MT 1.1, 2)
-Gọi một HS đọc bài
-Có thể chia bài này làm mấy khổ thơ?
-Gọi 7 HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ lần 1. 
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
-YC đọc nối tiếp lần 2.
-YC HS đọc chú giải.
-YC đọc nối tiếp lần 3.
-Cho HS luyện đọc theo cặp --> đọc theo nhóm trước lớp 
-YC HS đọc lại toàn bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài. 
-HS đọc bài
-7 khổ thơ
-7 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. 
-Lớp thực hiện nhiệm vụ & nhận xét bạn đọc.
-2 bạn ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
-1HS đọc cả bài.
-Lắng nghe.
11’
Hoạt động 3: Cá nhân, nhóm 
(GQ MT 2.2, 3)
- Nhà thơ kể với chúng ta những gì qua bài thơ?
+ GV nêu: Từ khi con người sinh ra, mọi cảnh vật trên trái đất thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trong câu truyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên?
- Lúc ấy cuộc sống trên trái đất như thế nào?
*Gv: Theo tác giả Xuân Quỳnh thì trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng, bụi trần. Vậy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi như thế nào? Thay đổi vì ai? Các em hãy đọc thầm các khổ thơ còn lại để tìm hiểu điều đó.
-Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
- Vì sao cần có ngay người mẹ sau khi trẻ sinh ra?
-Bố giúp trẻ em những gì? 
-Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Trẻ em nhận được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo.
- Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì?
- Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, thảo luận với bạn cùng bàn và trả lời câu hỏi: 
(?) Ý nghĩa của bài thơ này là gì?
* Gv kết luận: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, đối với trẻ em. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em cần được yêu thương, chăn sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều vì trẻ em, đều yêu mến giúp đỡ trẻ em. - Gv ghi ý chính của bài.
-...chuyện cổ tích về loài người.
-Lắng nghe
-HS đọc trao đổi khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất.
-Lúc ấy trái đất bụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
-Lắng nghe
+ HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
- Vì mắt trẻ em sáng lắm, nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần có ánh sáng mặt trời để trẻ nhìn cho rõ mọi vật.
- Vì trẻ rất cần tình yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bế bồng, chăm sóc.
- Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho bé ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Thầy giáo dạy trẻ học hành.
- Trẻ em nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn lửa thì xanh và xa, trái đất hình tròn, cục phấn được làm từ đá.
- ... đó là chuyện về loài người.
-HS đọc thầm bài trao đổi với nhau trả lời câu hỏi: 
+ Bài thơ thể hiện lòng yêu trẻ của tác giả.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.
+ Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em.
+ Bài thơ muốn nói sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em.
* Ý nghĩa: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. 
-2 HS nhắc lại.
9’
Hoạt động 4: Cá nhân, nhóm 
(GQ MT1.1)
- Chọn 1 đoạn cho HS luyện đọc.
- GV Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng, nhấn giọng đúng.
+ Học thuộc lòng bài thơ
-7 HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ - lớp nghe và NX giọng đọc của từng bạn để rút ra giọng đọc toàn bài.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS thi học thuộc lòng từng khổ và cả bài.
5’
HĐ3: kết thúc
- Cùng HS chốt lại giờ học 
- Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài Bốn anh em (tt). 
- GV nx tiết học, biểu dương HS học tốt.
-Nêu lại nội dung bài thơ.
-HS thực hiện
------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN
PPCT 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu :
1- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
2- Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành
3- Yêu thích học hình .
II.Chuẩn bị:
GV: bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, tứ giác.
HS: chuẩn bị giấy màu có kẻ ô vuông 1 cm x 1 cm.
III.Các hoạt động dạy học:	
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
5’
Hoạt động1: Cá nhân
- GV yêu cầu 1HS làm bài tập 1.
 300dm2 = ....m2
 10km2 = .....m2
 9000000m2 = ....km2
- GV yêu cầu 1HS làm bài tập 5.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Hình bình hành.
- HS thực hiện theo yêu cầu của Gv.
 300dm2 = 3m2
 10km2 = 10000000m2
 9000000m2 = 9km2
 Giải
a) TP. Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b) TP. Hồ Chí Minh có mật độ dân số gấp khoảng 2 lần Hải Phòng.
- HS nhắc lại tựa.
15’
Hoạt động1: Cá nhân, lớp
(GQMT 1)
Giới thiệu khái niệm hình bình hành
- GV đưa bảng phụ & giới thiệu hình bình hành có trên bảng phụ
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình dạng của hình vẽ trên bảng phụ? (có phải là tứ giác, hình chữ nhật hay hình vuông không?)
- GV giới thiệu tên gọi của hình vẽ là hình bình hành.
- Hình bình hành có các đặc điểm gì?
Yêu cầu HS tự mô tả khái niệm hình bình hành?
Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tế có hình dạng là hình bình hành & nhận dạng thêm một số hình vẽ trên bảng phụ.
 A B
 D C
-HS quan sát hình.
-HS nêu. 
-Cạnh AB song song với cạnh đối diện CD
Cạnh AD song song với cạnh đối diện BC
Cạnh AB = CD, AD = BC
-Vài HS nhắc lại.
-HS nêu
-Từng cặp HS TL & thống nhất kết quả
20’
Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm 2, lớp
(GQMT1, 2*, 3)
Bài 1: Nhận biết hình bình hành
- GV yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu và tự ghi tên hình.
 * Vì sao em khẳng định H.1, 2,5 là hình bình hành ?
 * Vì sao các hình 3, 4 không phải là hình bình hành ?
Bài 2:
- Yêu cầu đọc đề.
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ.	 
- GV chỉ hình và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD, của hình bình hành MNPQ.
* Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
- GV cho HS TL nhóm đôi, nêu kết quả bài.
- GV khẳng định: hình bình hành có các cặp cạnh song song và bằng nhau.
Bài 3* (Dành cho học sinh năng khiếu)
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 1. 
- HS làm bài vào vở, nêu miệng kết quả: Hình 1, 2, 5 là hình bình hành.
*Vì các hình này có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
* Vì các hình này chỉ có hai cặp cạnh song song với nhau nên chưa đủ điều kiện để thành hình bình hành.
Bài 2
- Đọc và xác định yêu cầu đề.
- Hình bình hành MNPQ có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Bài 3*:
-HS vẽ hình vào vở, 2HS lên bảng vẽ.
a, b,
5’
HĐ3: kết thúc
-Cùng hs chốt lại giờ học.
-Yêu cầu chuẩn bị bài: Diện tích hình bình hành. Làm bài trong VBT.
-Nhận xét tinh thần học tập của học sinh.
---------------------------------------------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
PPCT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
Nắm vững 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật ( BT1)
Viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học ( BT2) . 
3. Tự giác luyện tập .
II CHUẨN BỊ:
-Thầy: Bảng phụ, phấn màu, phiếu
-Trò: SGK, bút, vở, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
Hoạt động 1: Cá nhân
- Bài Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn tả đồ vật.
Gọi hs đọc đoạn văn miêu tả bên ngoài, bên trong chiếc cặp -> đoạn thân bài. 
-Nhận xét chung 
-Giới thiệu bài: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. - Ghi tựa.
- HS đọc đoạn văn miêu tả bên ngoài, bên trong chiếc cặp -> đoạn thân bài. 
- HS nhắc lại tựa.
17’
Hoạt động 2: Cá nhân (GQMT 1 và 3)
Hướng dẫn luyện tập
-GV nêu vấn đề: 
+ Một bài văn đầy đủ gồm mấy phần? Nêu ra?
+ Có mấy cách mở bài?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp?
+ Thế nào là mở bài gián tiếp?
-GV nhận xét và chốt lại 2 cách mở bài.
Luyện tập
Bài 1:
-Gọi lần lượt 3 hs đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn mở bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
-Gọi hs đọc thầm lại nội dung.
-GV nêu yêu cầu và cho hs trao đổi, thảo luận với nhau theo nhóm nội dung yêu cầu.
-Gọi hs nêu ý kiến thảo luận.
-Cả lớp, gv nhận xét chốt ý.
-HS trả lời
-3 hs đọc to
-Cả lớp đọc thầm 3 đoạn văn sgk
-HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi
-Vài nhóm đại diện nêu ý kiến 
VD: 
- Giống nhau: Giới thiệu chiếc cặp sách (giới thiệu đồ vật cần tả)
- Khác nhau: 
+Câu a, b: Mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đồ vật cần tả)
+Câu c: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật cần tả)
18’
Hoạt động 3: Cá nhân (GQMT 2 và 3)
Bài 2:
-Hãy viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
+ Mở bài trực tiếp. 
+ Mở bài gián tiếp.
-Gọi vài hs đọc mở bài trực tiếp
-Cả lớp, gv nhận xét và chỉnh sửa.
-Gọi tiếp vài hs đọc mở bài gián tiếp.
-Cả lớp cùng gv nhận xét, chỉnh sửa và bình chọn ra những đoạn viết hay, đầy đủ ý, tuyên dương.
-3 hs đọc đề bài
-HS thực hiện làm bài vào VBT và trình bày trước lớp
-HS khác nhận xét, bổ sung
5’
Họat động 4: kết thúc
-Gọi hs nhắc 2 cách mở bài.
-Dặn dò HS về nhà xem lại bài, làm bài tập trong vở bài tập. Chuẩn bị bài cho giờ học sau.
-Nhận xét chung tiết học.
- HS nêu lại: MB trực tiếp, gián tiếp
=========================================
NGÀY SOẠN: 5.01.2018
NGÀY GIẢNG: 11.01.2018
SÁNG:
TIẾT 1+2: KĨ THUẬT
(GV chuyên dạy)
---------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN
PPCT 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I.Mục tiêu :
1- Biết cách tính diện tích của hình bình hành .
2- Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
*Làm BT 2 và BT3b
3- Cẩn thận, khoa học trong làm bài.
II.Chuẩn bị:
GV: bảng phụ & các mảnh bìa có dạng như hình trong SGK
HS: chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, ê ke & kéo cắt.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
5’
Hoạt động 1: Cá nhân
? Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
-GV yêu cầu 1HS lên bảng làm bài tập 2/ 102.
* Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
-Nhận xét, tuyên dương.
-Giới thiệu bài: Diện tích hình bình hành.
-1 HS nêu 
-Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS nhắc lại tựa.
15’
Hoạt động 2: Cá nhân, lớp (GQMT1)
-GV đưa mảnh bìa hình bình hành, giới thiệu tên gọi của từng thành phần trong hình vẽ.
 A B 
 Chiều cao
 D H C
 Đáy
- Sau đó, lấy hình tam giác ADH ghép sang bên phải để được hình chữ nhật ABIH. Các em hãy nêu cách tính diện tích hình chữ nhật này?
 A B 
 h
 D 
 H C
 a 
 A B
 h
 H C	I
 a 
- Diện tích của hình bình hành bằng với diện tích của hình chữ nhật. Vậy hãy nêu cách tính diện tích của hình bình hành?
- GV ghi công thức bằng phấn màu lên bảng, yêu cầu vài HS nhìn vào công thức & nêu lại cách tính diện tích hình bình hành?
Shbh = a x h
CT:
Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (với cùng một đơn vị đo)
-HS theo dõi
HS nêu: S = số đo chiều dài x số đo chiều rộng (a x h)
HS nêu. Vài HS nhắc lại.
20’
Hoạt động 2: Cá nhân, lớp (GQMT2,*, 3)
Bài 1: 
HD HS tìm hiểu đề rồi cho 1 hs lên bảng, lớp làm vở.
*Bài 2: Tính diện tích HBH và HCN. 
- Gv hỏi: 
Diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Diện tích của hình bình hành là bao nhiêu?
Bài 3:
HS nêu yêu cầu của đề sau đó tự làm và sửa bài. 
-GV nhận xét, chữa bài 
Bài 1
-3HS làm bài trên bảng phụ, HS dưới lớp theo dõi và kiểm tra bài của bạn.
 Diện tích mỗi hình bình hành là:
 5 x 9 = 45 (cm2)
 13 x 4 = 52 (cm2)
 7 x 9 = 63 ( cm2)
*Bài 2. (dành cho học sinh NK)
- HS làm bài vào vở.
a. Diện tích HCN là: 10 x 5 = 50(cm2)
b.Diện tích HBH là: 10 x 5 = 50(cm2)
Bài 3a
-HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm 
GIẢI
 a/ 4dm = 40 cm
 Diện tích hình bình hành là:
 40 x 34 = 1360 (cm2)
 Đáp số : a/ 1360cm2
Bài 3b (Dành cho học sinh NK)
-HS tự làm BT3b trình bày kết quả.
Giải
 b/ 4m = 40dm
 Diện tích hình bình hành là.
 40 x13 = 520(dm2)
 Đáp số : b/ 520dm2
5’
HĐ3: kết thúc
-Cùng hs chốt lại giờ học.
-Yêu cầu làm BT VBT và chuẩn bị bài: Luyện tập cho giờ học sau.
-NX giờ học. 
-2 HS nêu lại công thức, quy tắc.
---------------------------------------------------------------------
TIẾT 4: LỊCH SỬ
PPCT 19: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu :
1.1- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều một số quan lại bất bình Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
1.2- Biết được hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
*HS năng khiếu:
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
2- Giải thích và đánh giá đúng về các sự kiện lịch sử xảy ra vào nửa cuối thế kỉ XIX.
3- Có thái độ, quan điểm đúng đắn về các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. Chuẩn bị :
PHT của HS. Tranh minh hoạ như SGK nếu có .
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
Hoạt động1: Cá nhân
-Nhận xét bài kiểm tra cuối kì I của HS.
-Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược mông- nguyên, Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần , vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. “Nước ta cuối thời Trần”
- HS nhắc lại tựa
17’
Hoạt động2: Nhóm, lớp (GQMT 1.2) 
1. Tình hình nước ta cuối thời Trần 
 GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 + Vào nửa sau thế kỉ XIV :
- Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
- Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?
- Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
- Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
- Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét phần trình bày của các nhóm.
-Nêu khái quát tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV, dưới thời Trần như thế nào?
-HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả .
- Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt dân đào hồ trong hoàng thành, chất đá & đổ nước biển để nuôi hải sản
- Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu; đê điều không ai quan tâm
- Bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nhà phải bán ruộng, bán con, xin vào chùa làm ruộng để kiếm sống
- Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh; một số quan lại thì tỏ rõ sự bất bình
- Quân Chiêm quấy nhiễu, nhà Minh hạch sách
+ Đại diện các nhóm trình bày tình hình nuớc ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
18’
Hoạt động 3: Nhóm (GQMT 1.2; 2,*)
Nhà Hồ thay thế nhà Trần 
-GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
- Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
-Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? (Dành cho HS NK)
-Theo em, việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao?
-Nêu nguyên nhân chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại? (Dành cho HS NK) 
* GV kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ suy sụp, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Là 1 vị quan đại thần, có tài của nhà Trần.
- Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu thay thế nhà Trần xây dựng Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đổi tên nước là Đại Ngu. 
-Ông đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
- là đúng, vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dan đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.
- Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội nên đã thất bại.
-Lắng nghe
5’
Hoạt động 4: kết thúc
- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
- Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
- GV giáo dục HS Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước.
-Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Chiến thắng Chi Lăng”
- Nhận xét tiết học.
-3 HS đọc bài học.
-HS trả lời câu hỏi.
-Thực hiện.
------------------------------------------------------------------------
CHIỀU:
TIẾT 2: THỂ DỤC
(GV chuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3: LTVC
PPCT 38. MRVT: TÀI NĂNG
I. Mục tiêu :
1- Biết thêm 1 số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người. (BT3, 4)
2- Xếp đúng các từ Hán Việt theo 2 nhóm nghĩa và đặt câu với 1 từ đã xếp. (BT1, 2)
3- HS yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt .
II. Đồ dùng dạy học :
- Từ điển tiếng Việt .
- 2 tờ phiếu khổ to kẻ Bảng phân loại từ ở BT1 .
- Vở BTTV.
III. Hoạt động dạy học : 
TG
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
5’
Hoạt động 1: Cá nhân
-YCHS làm BT1, 2 trong bài Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
-Nhận xét, tuyên dương học sinh làm bài đúng.
GTB: Mở rộng vốn từ: Tài năng.
-HS làm theo YCGV.
-HS nhắc tựa bài.
17’
Hoạt động 2 : Nhóm 5, cá nhân 
(GQMT 2, 3)
Bài 1 : 
- Hãy phân loại các từ theo nghĩa của tiếng “tài”?
+ Phát phiếu và từ điển cho các nhóm làm bài .
-Cho HS dán bảng, trình bày
-Nx, bổ sung.
 Bài 2: Em hãy đặt câu với một trong các từ nói trên?
-YCHS làm việc cá nhân
Bài 1. HS đọc y/c, làm bài trong VBT, 2 HS làm tờ phiếu khổ to
Có khả năng hơn người bình thường
Tài hoa, tài giỏi, tài nghẹ, tài ba, tài đức, tài năng
Có nghĩa “ Tiền tài”
Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
B2: 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự đặt câu
- HS nối tiếp nêu câu mình đặt
VD: 
-Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa.
-Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên ở vùng núi phía Bắc.
-Trần Đại Nghĩa là một con người tài năng.
18’
Hoạt động 3: Lớp, cá nhân
(GQMT 1, 3)
Bài 3: GV cho HS đọc đề bài
-Gợi ý: tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. 
-GV chốt lại ý đúng : Câu a và câu c.
Bài 4: Y/C HS đọc đề.
-Em thích câu tục ngữ nào ở BT3? Vì sao?
-Cho HS nx, bổ sung.
Bài 3. HS đọc đề bài
-HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. 
a/ Người ta là hoa đất.
c/ Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Bài 4
- Tiếp nối nhau nói câu tục ngữ mình thích, giải thích lí do.
5’
Hoạt động 4: HĐ kết thúc
-Chốt nội dung tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ. 
-Chuẩn bị bài sau
-GV nhận xét tiết học.
-HS nêu nội dung bài học.
-T

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 4_12247638.doc