Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Sáng + Chiều)

Sáng:

Chào cờ đầu tuần

Tập đọc

THƯ THĂM BẠN

I. Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

*GDKNS :

- Giao tiếp:- ứng sử lịch sự trong giao tiếp .Thể hiện sự thông cảm

- Xác định giá trị

- Tư duy sáng tạo

*GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh ở SGK.

- Các bức ảnh về cứu đồng bào trong lũ lụt.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 34 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 (Sáng + Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu:
- Nhóm1: Ôn về đọc, viết số đến lớp triệu.
- Nhóm 2: Giá trị chữ số trong số đó.
- Nhóm 3: Viết số lớn nhất, bé nhất theo yêu cầu:
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định
2. Bài mới
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
Nhóm 1: 
Bài 1: Đọc số? (HS KK)
- 527342400; 5806000
 21546372 307000212
Nhóm 2:Bài 2: Viết số? (HS Cả lớp) 
- Một trăm ba mươi sáu triệu bốn trăm sáu mươi tư nghìn.
- Chín mươi lăm triệu hai trăm sáu tư.
- Bảy triệu một trăm linh chín nghìn hai trăm.
- Tám trăm sáu mươi triệu ba trăm linh một nghìn,hai trăm ba mươi sáu
Bài 3: Giá trị của chữ số 5 trong các số sau (Cả lớp) 
 529326642 854216
 365936 52326413
- HS nêu giá trị chữ số 5 ở từng số?
Nhóm 3: Bài 4: Viết số lớn nhất? Số bé nhất? Với cả sáu chữ số( HSNK)
 2,5,7,4,8,0.
3. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau
- HS nối tiếp đọc.
- Nêu cách đọc ?
- HS viết số 
- trình bày
- Nhận xét
- HS nêu giá trị chữ số 5 ở từng số?
- Nhận xét
- HS viết vào vở.
- Đọc số? 
Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017
Sáng
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về đọc viết các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 	Những bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 (a,b,c), 4 (a, b). Học sinh năng khiếu: làm toàn bộ bài tập.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ. 
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động
- CTTQ điều khiển lớp ôn lại kiến thức về triệu và lớp triệu.
- Nhận xét và mời cô nhận lớp.
B. Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài 
 2/ Ôn lại triệu và lớp triệu (cả lớp)
- Cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn 
H: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số? 
- Cho ví dụ về một số có đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu 
 3/ Thực hành :
Bài 1: (cá nhân) 
+ Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS phân tích mẫu.
+ Từmg HS thực hiện bài tập, điền vào ô trống.
 + Hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 2: (nhóm 2)
Viết từng số lên bảng, gọi từng HS đọc số 
Đến từng nhóm, giúp đỡ học sinh chưa HT 
Bài 3 a, b, c: (cá nhân)
Cho HS viết số vào vở, (1 em làm bảng phụ) sau đó thống nhất kết quả. 
* HS năng khiếu: làm cả bài
Bài 4 a, b: Viết cả 3 số lên bảng, cho 3 HS xung phong lên thi giải nhanh, tìm giá trị của chữ số 5 và nêu tên hàng của nó .
III. Củng cố – Dặn dò:
- 1 em nêu nội dung vừa ôn luyện
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- Nhận xét tiết học 
- Thực hiện theo hướng dẫn 
- Nghe và ghi tên bài.
- Lần lượt nêu: Lớp đơn vị có hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm –Lớp nghìn có hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn – Lớp triệu có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- 7, 8, 9 chữ số .
- Nêu được số có đến 8 chữ số, 9 chữ số.
- Phân tích mẫu để nắm yêu cầu, HS tự làm bài.
- 2 HS đọc to kết quả nêu rõ cách viết số, cả lớp tham gia nhận xét, xác nhận kết quả đúng, tự chữa bài.
- Tự làm bài tập theo nhóm 2. Thống nhất kết quả chữa bài theo hướng dẫn của GV
- Tự làm bài và chữa bài
- Thực hiện trò chơi thi giải nhanh bài 4 
- Cả lớp cổ vũ, sau đó nhận xét, tìm người thắng cuộc, tuyên dương .
- HS nghe
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- HS kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe , đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng , rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
* Học sinh năng khiếu kể được chuyện ngoài sách giáo khoa
II. Đồ dùng dạy – học
	 - Gợi ý 3 ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
- Gọi 1 HS kể lại chuyện Nàng tiên Ốc
- Nhận xét, chuyển tiếp bài mới
II. Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: Nêu tên bài
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- Mời 1 HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ quan trọng: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu
- 1 HS năng khiếu kể lại câu chuyện đã học tuần trước.
- Nghe giới thiệu và ghi tên bài
- 1HS đọc đề bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý ở SGK: Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu 
- Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu? 
- Kể chuyện 
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện .
- Cho cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1..
Cho cả lớp đọc thầm, GV giải thích thêm.
 b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Cho HS kể chuyện theo cặp để mọi em đều được kể. Kể xong, cả hai trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp: Mời những HS xung phong, lên trước lớp kể chuyện .Sau đó mời các nhóm cử đại diện thi kể. (HSNK).
Chú ý: Mỗi HS khi kể xong có thể nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi để trao đổi với các bạn về câu chuyện mình kể.
- Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay có sáng tạo. 
III. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn HS luyện tập kể lại câu chuyện 
- Nhận xét tiết học 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4 SGK – Cả lớp theo dõi bài ở SGK .
- Đọc thầm gợi ý 1 rồi nêu đề bài truyện kể của mình. 
 - Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS xung phong thi kể trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện thi kể. Sau khi kể có thể nói về ý nghĩa câu chuyện hoặc đặt câu hỏi để các bạn trao đổi về câu chuyện của mình vừa kể, như :
 + Bạn thích nhất chi tiết nào?
 + Vì sao bạn yêu thích nhân vật trong câu chuyện này?
 + Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì? 
- Chọn bạn kể tốt và có sáng tạo.
- HS nghe
Chiều
Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2. BT3).
 II. Đồ dùng
	- Bảng phụ.
 III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động:
- PHT điều khiển lớp ôn lại kiến thức:
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài: Dấu hai chấm ở tiết trước 
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu :
Cô hỏi: “Sao em không chịu làm bài?” 
- Nhận xét, mời cô nhận lớp. 
II. Dạy bài mới :
 1/ Giới thiệu bài 
 2/ Phần nhận xét: (cả lớp)
- Những từ nào trong câu chỉ có l tiếng? 
- Những từ nào trong câu có hai tiếng? 
- Theo em, tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? (HSNK)
- Gợi ý để HS nêu được tác dụng của tiếng, từ. 
 3/ Phần ghi nhớ:
4/ Phần luyện tập:
Bài tập1: Treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập, gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó cho HS làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài tập trên bảng phụ.
- Hướng dẫn HS chữa bài.
Bài tập 2: Giới thiệu từ điển Tiếng Việt: đây là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ (từ đơn hoặc từ phức). Cho HS tập tra từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và câu văn mẫu
- Cho HS nối tiếp nhau, mỗi em đặt 1 câu.
- Hướng dẫn, sửa sai cụ thể cho từng HS.
III. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi vài HS đoc lại nội dung cần ghi nhớ ở SGK.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học. 
- Hai HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét 
- Nghe giới thiệu, ghi tên bài.
- 1 HS đọc phần nhận xét 
- Tham gia thảo luận nhóm đôi rồi trả lời:
 - Từ có 1 tiếng: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
- Từ có hai tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Tiếng dùng để cấu tạo từ. Từ dùng để biểu thị ý nghĩa, cấu tạo câu .
- 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài tập 1 theo hướng dẫn của GV. Nhận xét, chữa được: 
 + Rất / công bằng ,/ rất / thông minh 
Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang 
 + Từ đơn: rất, vừa, lại.
 + công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang .
- Nghe giải thích rồi tra từ điển tìm ra 3 từ đơn, 3 từ phức. Ví dụ:
 + Từ đơn: ăn, uống, vui, 
 + Từ phức: anh hùng, độc lập, sân vận động,
- Từng HS nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó.
VD: ăn: Mỗi bữa em ăn hai bát cơm.
 sân vận động: Cả sân vận động đầy ắp người.
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe 
Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
 I. Mục tiêu :
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc dược may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ 
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 	- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
CTTQ hướng dẫn cả lớp ôn bài:
- Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu (chỉ rõ vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam?) Có những đặc điểm gì? 
- Những nơi cao của HLS có khí hậu như thế nào? (HSNK)
- Nhận xét, mời cô nhận lớp
II. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài. 
1/ Hoàng Liên Sơn nơi cư trú của một số dân tộc ít người 
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
- Cho HS đọc kĩ mục 1 ở SGK rồi thảo luận các ý sau :
H: Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng? 
H: Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao , dân tộc Mông, dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao ?
H: Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? (năng khiếu)
 2 / Bản làng với nhà sàn 
*Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 4 
- Cho HS thảo luận:
 H: Bản làng thường nằm ở đâu? 
 H: Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
 H: Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn? (HSNK)
 H: Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
HS, GV nhận xét
* GDMT: Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
3/ Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4
- Giới thiệu các tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục; Cho HS đọc kĩ mục 3 SGK, rồi thảo luận:
H: Nêu những hoạt động trong chợ phiên.
H: Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ?
H: Tại sao chợ ở đây lại bán nhiều hàng hoá này?
 H: Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS?
 H: Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
 - Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc ở đây (HSNK)
- GV nhận xét chốt kiến thức và nói về các trang phục của học sinh khi đến lớp.
III. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi một số HS đọc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
- HS trả lời câu hỏi 
- Nghe giới thiệu, ghi tên bài.
- Đọc mục 1, thảo luận chung cả lớp
- Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt.
- Ở Hoàng Liên Sơn có các dân tộc ít người như Thái, Dao, Mông (H mông). 
- Thái, Dao, Mông.
- đi bộ hoặc đi ngựa vì núi cao, đường giao thông chủ yếu là đường mòn đi lại khó khăn.
- Xem tranh ảnh, đọc bài ở SGK; thảo luận nhóm.
- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- Tiền hành như mục 2.
- Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- 2 HS đọc
Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện và nhà nước Văn Lang: Thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
+ Khoảng 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta 
ra đời. 
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công 
cụ sản xuất. 
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành làng bản. 
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, 
đấu vật 
* HSNK: Biết các tầng lớp xã hội Văn lang: nô tì, lạc dân, lạc hầu... Biết những tục lệ nào của người Lạc việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền,...
II. Chuẩn bị: 
- Hình trong SGK, bản đồ, trục thời gian về mốc lịch sử.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động
- Giáo viên khởi động lớp bằng 1 câu thơ
Dù ai ... 10 tháng 3
H: Ngày giỗ tổ đó là giỗ ai?
H: em biết gì về vua Hùng?
- GVchốt, chuyển tiếp bài mới.
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: làm việc cả lớp 
! học sinh đọc và xem lược đồ ở sgk
- GV giới thiệu về trục thời gian. Người ta quy định năm 0 là năm Công Nguyên, trái và phải là trước và sau CN.
- Xác định thời diểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian ?
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống? 
Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang
- học sinh đọc thông tin ở sgk và điền từ phù hợp vào ô trống vở Bt (1 em làm bảng phụ)
 - GV cho học sinh trình bày và chữa được:
Vua
Lạc hầu, lạc tướng
Lạc dân
Nô tỳ
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV ! học sinh thảo luận nhóm 4, tìm được nội dung:
+ Sản xuất : lúa khoai, ươm tơ 
+ Ăn uống : cơm ,xôi, bánh mắm 
+ Mặc và trang điểm : trang sức, búi tóc. 
+ Ở nhà sàn , quây quần thành làng 
+ Lễ hội : đua thuyền, đấu vật 
- Cho 1vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt .
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp .
H: Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?
- GV kết luận chung rút ra bài học.
* Giáo dục học sinh biết tham gia những trò chơi truyền thống và biết cần giữ gìn như thế nào...
III. Củng cố - Dặn dò:
H: nêu những truyền thống của người lạc việt tồn tại đến ngày nay?
- Dặn HS về nhà xem bài sau .
- Thực hiện
- HS lắng nghe và ghi tên bài
- Thực hiện
- xem
- Vào khoảng năm 700 trước Công Nguyên
- HS năng khiếu lên xác định ở lược đồ. 
- (HS năng khiếu ) 
- HS đọc SGK và điền vào các tầng lớp, vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì cho phù hợp.
- HS đọc và xem tranh điền nội dung hợp lí . 
 - Lớp nhận xét bổ sung .
- 2 HS năng khiếu nêu 
- HS năng khiếu nêu
- Làm bánh chưng, bánh dầy .
- Cả lớp bổ sung 
- HS lắng nghe 
Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016
Sáng:
Tiết 2: Tập đọc 
NGƯỜI ĂN XIN
I. Mục tiêu
 	- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
 	 - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được CH 1, 2, 3).
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Giao tiếp: ứng sử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự thông cảm, xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động:
CTTQ điều khiển lớp ôn lại kiến thức:
+ Gọi HS đọc tiếp nối nhau bài Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
- Nhận xét, mời cô nhận lớp. 
II. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc :
 - Gọi 1HS đọc cả bài.
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 + Đoạn 1:Từ đầu xin cứu giúp.
 + Đoạn 2: Tiếp ông cả.
 + Đoạn 3: Còn lại. 
 - Giúp HS hiểu nghĩa các từ: lom khom, đỏ đọc, giàn dụa, thảm hại, chằm chằm, tài sản, lẩy bẩy, khản đặc.
 - Hướng dẫn HS đọc đúng một số câu.
 - Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 - Cho HS luyện đọc theo cặp .
 - Cho HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi.
 - Gọi HS đọc từng đoạn trả lời câu hỏi.
 + Hinh ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
+ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
+ Sau câu nói của ông lão,cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông. Theo em cậu bé nhận gì ở ông lão?
 - GV kết luận
d. Đọc diễn cảm :
 - Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
 - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. 
 - Cho HS luyện đọc theo cặp, theo 2 vai.
 - GV sửa chữa uốn nắn.
III. Củng cố - Dặn dò:
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - Nhận xét tiết học.
+ HS quan sát tranh và lắng nghe. 
+ 1HS đọc.
+ HS đọc nối tiếp đến hết bài (đọc 2-3 lượt)
- HS luyện đọc.
- 1HS đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 1HS đọc cả bài.
- HS đọc.
+ Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ, giàn dụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.
+ Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó.
 Lời nói: Xin ông lão đừng giận
+ Ông lão nhận được tình thương,sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành.
+ Cậu bé nhận được ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm: 
Ông hiểu tấm lòng của cậu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc theo căp, theo vai.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
	_____________________________________________________
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Những bài tập cần làm: Bài 1(Chỉ nêu chữ số 3 trong mỗi số), 2(a,b), 3(a), 4. 
Học sinh năng khiếu: Làm toàn bộ 5 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động
CTTQ hướng dẫn cả lớp ôn lại bài trước:
- Cho số 785 306 412, nêu tên hàng và lớp của số ấy?
Đọc các số: 715 638; 802 400 000; 
50700 806
- Nhận xét, mời cô nhận lớp
II. Dạy bài mới:
 1/ Giới thiệu bài 
 2 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: (nhóm đôi)
! học sinh đọc số và nêu giá trị số theo nhóm 2
 - GV giúp học sinh làm tốt bài tập: mời từng HS đọc số, nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số.
 Bài 2: (cá nhân)
 - 1HS viết số vào bảng con, nhận xét, gắn bài hoàn thành lên bảng.
Bài 3a, b, c: (nhóm 2)
- Từng cặp HS đọc các số liệu trong SGK rồi luân phiên trả lời các câu hỏi ở SGK.
(1 em làm bảng phụ)
- Gọi vài HS nêu câu trả lời cho cả lớp cùng nghe, nhận xét chung rồi thống nhất kết quả.
Bài 4: Cho HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu
Hỏi: Nếu đếm như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào?
Nêu: Số 1000 triệu còn gọi là 1 tỉ, 1tỉ viết là 1 000 000 000
- Em hãy nêu nhận xét về cách viết số 1 tỉ? 
- Nếu nói 1 tỉ đồng tức là bao nhiêu triệu đồng? 
- Cho HS làm bài tập 4
(điền bằng chì vào sách giáo khoa)
Bài 5: (Nhóm 4)
! học sinh thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập (nếu còn thời gian)
III. Củng cố – Dặn dò:
H: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số? Số 1 tỉ có bao nhiêu chữ số?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu được tên hàng và lớp của từng chữ số trong số đã cho.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc số, đọc 2 lượt.
- Ghi tên bài.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- Từng cặp HS đọc số và nêu theo yêu cầu của GV. VD : Số 35 627 449
Đọc : Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín
Giá trị của chữ số 3 là ba mươi triệu
Giá trị của chữ số 5 là năm triệu.
- HS tự phân tích rồi viết số.
Kết quả viết được: 
a) 5 760 342 b) 5 706 342
c) 50 076 342 d) 57 634 002
- HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập. Kết quả nêu được : 
Nước có số dân nhiều nhất là Ấn Độ.
Nước có số dân ít nhất là Lào. 
Sắp xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều: Lào, Cam - pu - chia, Việt Nam, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ
- Vài HS đếm 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu,900 triệu .
- Số 1000 triệu 
- 1 HS nhắc lại.
- Viết chữ số 1, sau đó viết tiếp 9 chữ số 0
- Nói 1 tỉ đồng tức là nói 1000 triệu đồng 
- Làm bài tập 4, trình bày kết quả, đổi chéo kiểm tra kết quả cho nhau.
- Thực hiện, trình bày kết quả, nhận xét, chữa bài.
- HS nghe
Thứ 5 ngày 22 tháng 9 năm 2016
Sáng:
Tiết 1: Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
	I. Mục tiêu
	- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND Ghi nhớ).
	- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp, gián tiếp (BT mục III).
	II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bảng phụ.	
 	 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động: 
CTTQ hướng dẫn cả lớp:
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở bài tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
H: Khi cần tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì?
- Nhận xét, mời cô nhận lớp.
II. Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài 
2/ Phần nhận xét.
Bài tập 1, 2: (nhóm 4)
- Cho cả lớp đọc lướt bài Người ăn xin rồi viết nhanh vào vở nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. Sau đó nêu nhận xét: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? (năng khiếu)
- Gọi vài HS trình bày bài làm.
Nhận xét, chữa và chốt kiến thức bài tập.
Bài tập 3: (nhóm 2)
- Cho từng cặp HS đọc thầm lại các câu văn, suy nghĩ, trao đổi để trả lời câu hỏi: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau ?
- Gọi vài HS trình bày kết quả bài làm.
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 3/ Phần ghi nhớ :
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
 4 / Phần luyện tập :
Bài tập 1: Nhóm 2
- Hướng dẫn thêm cho HS trước lúc làm bài về:
+ Lời dẫn trực tiếp + Lời dẫn gián tiếp 
- Cho HS làm bài tập và hướng dẫn HS chữa bài.
Bài tập 2:
 * Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển :
 + Phải thay đổi từ xưng hô.
 + Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép (hoặc đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng).
- Cho HS làm bài. Phát bảng phụ cho 2 HS làm bài.
Bài tập 3: 
- Nêu gợi ý cách làm; Cho HS làm bài (như bài tập 2 )
III. Củng cố – Dặn dò :
- Gọi vài HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Chuẩn bị cho bài sau: Viết thư 
- Nhận xét tiết học 
- Hai HS trả lời câu hỏi, nêu được:
+ Nêu đúng phần ghi nhớ như SGK
+ chú ý tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Nghe giới thiệu và ghi tên bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2
- Làm bài tập 1, 2 theo yêu cầu của GV.
- 2 HS trình bày bài làm, cả lớp tham gia nhận xét 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
- Gọi 2 HS đọc nội dung bài tập 3
- Từng cặp HS trao đổi làm bài, ghi nhanh ra vở nháp rồi xung phong phát biểu, cả lớp nhận xét.
 - Trình bày
- 3 HS đọc
- 1HS đọc nội dung bài tập. HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn. Sau đó ghi vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 3 Lop 4_12227758.doc