Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Sáng + Chiều)

Tập đọc

MỘT NGƯ¬ỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*Giáo dục kĩ năng sống:

- Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. - Tư duy phê phán.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh ở sgk, chì để chia đoạn

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 44 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 (Sáng + Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vần lặp lại nhau tạo thành?
- Theo dõi, giúp HS.
- Rút ra kết luận.
* Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
(HSNK)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* HĐ2: Luyện tập: 
Bài 1: (nhóm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận 
- GV theo dõi giúp HS và chốt lại: 
+ Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
+ Từ láy: nô nức; mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. 
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
- Cho HS thảo luận cặp.
- Theo dõi giúp các nhóm có học sinh chưa HT.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
III. Củng cố, dặn dò: 
 - Hệ thống bài
 - Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nghe và ghi tên bài
+ Là hai từ phức.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Từ khéo tay có âm, vần khác nhau. Từ khéo léo có vần eo giống nhau.
- Theo dõi.
+ Truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im.
+ Từ truyện nghĩa là tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến sự việc.
 Từ cổ nghĩa là từ xa xưa, lâu đời.
+ thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
 Thầm thì lặp lại âm đầu th.
 Chầm chậm lặp lại cả âm đầu và vần.
 Cheo leo lặp lại vần eo.
 Se sẽ lặp lại âm đầu và vần.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
+ HS tự nêu.
- HS tự rút ghi nhớ.
- Đọc lại ghi nhớ (3 em).
- 2 HS đọc.
- Chia nhóm và thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện lên trình bày.
+ Từ ghép: ngay thẳng, ngay thật, 
 thẳng băng, thẳng tắp, chân thật, thành thật 
+ Từ láy: ngay ngắn ; thẳng thắn ,
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 3 - 5 HS đọc ghi nhớ
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt đông sản xuất chủ yếu của người dân Hoàng Liên Sơn.
	+ HS biết ruộng bậc thang & một số nghề thủ công ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
	+ Khai thác khoáng sản ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
	- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
	- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	* Học sinh năng khiếu:
	- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người: phải làm ruộng bậc thang địa hình dốc; miền núi có nhiều khoáng sản nên nghề khai thác khoáng sản phát triển.
	- Yêu quý lao động - Bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. Chuẩn bị:
 	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
- PHT hướng dẫn ôn bài về Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét, mời cô nhận lớp.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Các hoạt động:
* Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
H: Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu? 
- GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
HSNK: Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm
H: Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? 
- Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
HSNK: Mô tả qui trình sản xuất ra phân lân.
- HSNK: Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
III. Củng cố – dặn dò:
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
- HS trả lời. HS khác nhận xét
- Nghe và ghi tên bài
- HS dựa vào kênh chữ ở mục 1 trả lời câu hỏi
- HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
- HS quan sát hình 1 & trả lời các câu hỏi
- Ở sườn núi
- Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
- HS trả lời
- HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS bổ sung, nhận xét
- HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
- Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
- HS trả lời
- Khai thác gỗ, mây nứa để làm nhà, đồ dùng,; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông, thủ công, khai thác khoáng sản, trong đó nghề nông là chủ yếu.
- HS lắng nghe.
Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC 
I. Mục tiêu: 
Học sinh 
- Nắm được một cách sơ lược cuộc khoáng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại .
* HSNK: Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
- So sánh sự khác nhau giữa nơi đóng đô của Văn Lang và Âu lạc.
- Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu lạc ( Nêu tác dụng của nỏ thần thành Cổ Loa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh trong SGK 
- Lược đồ Bắc bộ và Bắc trung bộ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động
- PHT hướng dẫn cả lớp ôn lại bài trước:
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và khu vực nào trên đất nước ta ? 
- Bạn hãy tả một số nét về đời sống thời đó ?
- GV nhận xét .
II. Bài mới 
1. Giới thiệu bài :
2. Bài giảng 
* Hoạt động 1: Cuộc sống của người Lạc việt và Âu Việt
- học sinh làm vở bài tập
- Em hãy điền dấu + vào ô vuông sau những điểm giống nhau về cuộc sống ngừời Lạc Việt và âu Lạc . 
+ Sống cùng trên một địa bàn 
+ Đều biết chế tạo đồ dùng 
+ Đều biết rèn sắt
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi .
+ Tục lệ có điểm giống nhau .
- GV kết luận : Cuộc sống của người Âu Lạc và Lạc Việt có nhiều điểm giống nhau họ sống hoà nhập với nhau 
* Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc
- Xác định trên lược đồ hình nơi đóng đô của nước Âu Lạc .
- Vì sao nước Âu lạc và người Lạc Việt hợp thành 1 nước?
- Nêu tác dụng của nỏ thần và thành cổ Loa qua sơ đồ?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : từ năm 207 TCN.. phương Bắc 
- Kể lại cuộc kháng chiến của Triệu Đà và của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược ? 
+ GV đặt câu hỏi lớp thảo luận 
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 197 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
- GV chốt ý chính của bài .
III. Củng cố - dặn dò:
- Nếu còn thời gian Giáo viên kể cho học sinh nghe về thành Cổ loa...
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảch nào ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau .
- 2- 3 HS trả lời câu hỏi 
- Nghe và ghi tên bài
- HS đọc SGK và dựa vào hiểu biết làm bài 
- HS lần lượt đánh dấu vào ô trống và trả lời kết quả .
- Lớp nhận xét bổ sung .
- 2 –3 HS lên xác định
- Trình bày, nêu được: Họ có nhiều điểm tương đồng và cần hợp sức lại để chống giặc ngoại xâm,...
- Thành cổ Loa được xây dựng vững chắc là thành tựu đặc sắc .
- Cả lớp đọc thầm 
- 2 – 3 HS kể lại 
- Người Âu Lạc đoàn kết một lòng .thành luỹ kiên cố vũ khí tốt .
- Do mưu kế của Triệu Đà đưa con sang làm rể, điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ 
- HS trả lời câu hỏi 
- HS nhận xét
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Múa hát sân trường
Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2017
Sáng:
Toán
YẾN, TẠ, TẤN 
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam.
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam .
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn .
- Học sinh làm được một số bài tập : Bài 1, 2, Bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính). Học sinh năng khiếu làm cả các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 17.
- GV chữa bài, nhận xét.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam.
 2. Giới thiệu yến, tạ, tấn: 
* Giới thiệu yến:
 - GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào ?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- GV ghi bảng 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo ? 
- Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám ? 
- Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau? 
 * Giới thiệu tạ:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.
+ 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ ?
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
+ 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam ?
- 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến ?
 * Giới thiệu tấn tương tự
3. Luyện tập, thực hành :
Bài 1 (nhóm 4)
 - GV cho HS làm bài theo nhóm 4, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam ?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ ?
 Bài 2
- GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài.
- Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg ?
+ Em thực hiện thế nào để tìm được 
1 yến 7 kg = 17 kg ?
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV sửa chữa , nhận xét.
Bài 3:
 - GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.
 - GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo 
Bài 4: (HSNK)
GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV: Có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến muối đầu và số muối của chuyến sau ?
- Vậy trước khi làm bài, chúng ta phải làm gì ? (HS chưa hoàn thành)
- GV yêu cầu HS làm bài .
- GV nhận xét và chữa bài cho học sinh.
III. Củng cố - Dặn dò:
 - GV hỏi lại HS về các đơn vị vừa học.
 - GV tổng kết tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- Gam, ki-lô-gam.
- HS nghe giảng và nhắc lại.
-
 Tức là mua 1 yến gạo.
- Mẹ mua 10 kg cám.
- Bác Lan đã mua 2 yến rau.
- HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
 1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.
100 kg = 1 tạ.
- 10 yến hay 100kg.
1 tạ hay 100 kg.
- 20 yến hay 2 tạ.
- HS làm bài theo nhóm, chữa bài được:
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Là 200 kg.
- 20 tạ.
- HS làm.
- Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg.
- Có 1 yến = 10 kg , 
vậy 1 yến 7 kg = 10 +7 = 17kg.
- 2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào nháp
- HS tính .
- Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.
- HS đọc.
- Không cùng đơn vị đo .
- Phải đổi các số đo về cùng đơn vị đo.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
- HS trả lời
Tập đọc
TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ) 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 41- SGK .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp.
- GV nhận xét.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV chuyển từ HĐ học sinh vào giới thiệu nội dung bài học (qua tranh vẽ ở SGK).
- GV ghi mục bài lên bảng, HS ghi vở. 
2. Các hoạt động chính:
* HĐ1: Luyện đọc:
- Nghe cô (hoặc bạn) đọc bài văn:
- Tìm hiểu nghĩa của từ:
- HS tìm thêm những từ cần giải nghĩa (nếu có) và GV giải nghĩa thêm.
- Cùng luyện đọc: (nhóm 4)
+ GV nhắc nhở HS chú ý phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý. Đồng thời giúp các nhóm đọc với giọng đọc phù hợp từng khổ thơ.
* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
Giáo viên giúp học sinh trả lời đúng các câu hỏi theo ý hiểu và đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
Kl: Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người ? (HSNK) 
- Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?
- Cây tre cũng như con người có lòng thương yêu đồng loại : khi khó khăn,“ bão bùng ” thì “ tay ôm tay níu ”, giàu đức hi sinh, nhường nhịn...
- Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi : 
- Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao ? (HSNK)
- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ?
- Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.
- Gợi ý cho HS nêu nội dung bài: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực.
- GV chốt lại (có thể trước nhóm hoặc trước lớp).
* HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
- Luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc và nêu ý kiến của mình vì sao em thích khổ thơ đó.
- Nêu cảm nhận về tiết học và kể một số cây và ích lợi của nó trong cuộc sống mà em biết. 
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- PHT hướng dẫn các bạn ôn lại bài Một người chính trực.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS ghi mục bài vào vở.
- Nhóm trưởng hướng dẫn các đọc thầm từ ngữ và lời giải nghĩa (lũy thành).
- Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa có ở sgk.
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm chia đoạn (bằng chì) và ! mỗi em đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. 
- Đổi lượt và đọc lại bài.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh nêu ý nghĩa của bài thơ (theo cách hiểu của các em). 
- Mỗi em chọn đọc một khổ thơ mà mình thích.
- Học sinh liên hệ thực tế.
Tự học
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Nhóm 1: Luyện đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc trong tuần.
- Nhóm 2: Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả ; không mắc 5 lỗi trong bài .
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- Phân nhóm: Giao nhiệm vụ
2. Các hoạt động:
Hoạt động Nhóm1: Luyện đọc. 
- Cho HS đọc.
- Yêu cầu đọc đoạn
- HD đọc câu văn dài.
- Ghi những từ khó lên bảng.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu:
- Giải nghĩa thêm nếu cần.
- Đọc diễn cảm bài.
b. Đọc diễn cảm. 
- Đọc diễn cảm bài và HD.
- Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động nhóm 2: Hướng dẫn nghe – viết .
*Chỉ định 2 em đọc toàn đoạn.
*Trao đổi về nội dung đoạn trích
- Hỏi: Đoạn trích cho em biết về điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết. 
* Soát lỗi và viết bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm - Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị : Mẹ ốm.
- Nhóm 1: Luyện đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc.
- Nhóm 2: Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả ; không mắc 5 lỗi trong bài .
- Mỗi HS đọc một đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc câu dài.
- Phát âm từ khó.
- Nghe.
- Nối tiếp đọc cá nhân.
- 2HS đọc cả bài.
- Nghe.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân 
- 2 em đọc.
- Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông, 
- 3 HS lên bảng viết
- Nghe GV đọc và viết bài vào vở
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2017
Sáng:
Thể dục :
BÀI 8 :TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU,
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ”
I. Mục tiêu :
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh 
 - Trò chơi: “Bỏ khăn” Yêu cầu HS tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 -2 chiếc khăn tay. 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu : 6- 10’
 - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. 
 - Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 
 - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản: 18-22’
 a) Đội hình đội ngũ :
 - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. 
 - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ .
 - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 
 - GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố .
 b) Trò chơi : “Bỏ khăn”:
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 - Nêu tên trò chơi. 
 - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 - Cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi. 
 - Tổ chức cho cả lớp chơi thử .
 - Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi nhiệt tình, không phạm luật.
3. Phần kết thúc: 4-6’
 - Cho HS chạy thường quanh sân tập 1 đến 2 vòng. 
 - HS làm động tác thả lỏng. 
 - GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 - GV hô giải tán. 
- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
====
====
====
====
5GV
- Đội hình trò chơi.
5GV
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. 
==========
==========
==========
==========
 5GV
- HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc.
====
====
====
====
====
 5GV
- Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
] ]
5GV
 ] ]
==========
==========
==========
==========
 5GV
- HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
- Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
===== = = 
===== = = 
===== = = 
===== = = 
5GV
-HS hô “khỏe”.
Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Nắm được tên gọi ký hiệu độ lớn của đề ca gam, héc tô gam và quan hệ giữa đề-ca-gam và gam
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
* Những bài tập cần làm: Bài 1, 2, bài 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:	
- Bảng lớp kẻ bảng chờ về đơn vị đo khối lượng, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động
- PHT hướng dẫn ôn lại kiến thức tiết trước. 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài
2. Giới thiệu dag, hg
a) Giới thiệu đề ca gam
- 1 Đề ca gam cân nặng 10g
- Đề ca gam viết tắt là dag
- 10 g = 1dag
- Mỗi quả cân nặng 1 gam hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1dag? 
b) Giới thiệu héc tô gam
1 héc tô gam cân nặng 1 dag =100g
- viết tắt là hg
- Viết lên bảng 1 hg = 10dag = 100g
- học sinh nhắc lại quan hệ đo của hg và dag
3. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
- Yêu cầu hs kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học
- Yêu cầu nêu các đơn vị trên theo thứ tự tăng dần
- Trong các đơn vị trên đơn vị nào nhỏ hơn kg? 
- Những đơn vị nào lớn hơn kg? 
- Hỏi tương tự các đơn vị khác để hoàn thành bảng.
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó?
- Hãy nêu vài ví dụ để làm sáng tỏ hơn về quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
4, Luyện tập thực hành
Bài 1: (cá nhân)
Viết lên bảng 7 kg = ...g và yêu cầu cả lớp thực hiện đổi và viết kết quả vào sgk (bằng chì)
- ! nêu kết quả, chữa bài
Bài 2: (cá nhân)
- Nhắc HS thực hiện phép tính bình thường...
- GV thu chÊm vµ nhËn xÐt, chữa bài.
Bµi 3, 4 ( HSNK)
- Nếu còn thời gian, hướng dẫn học sinh làm và chữa bài theo nhóm đôi và cá nhân.
III. Củng cố dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Thực hiện theo hướng dẫn của bạn.
- HS nghe và ghi tên bài
- Nghe
- 10 g = 1 dag
- Mỗi quả cân nặng 1g thì 10 quả cân như thế nặng 1 dag
- 1 hg =10 dag =100g
- Nêu nối tiếp
- 2 - 3 HS kể trước lớp
- Nêu các đơn vị đo khối lượng theo đúng thứ tự
- Nhỏ hơn k là:g, dag, hg
- Lớn hơn kg là: yến, tạ, tấn
- 10 g =1 dag ; 10 dag =1hg
- Trả lời
- Nêu nối tiếp
- Tự đổi và nêu kết quả
- theo dõi HD cách viết đơn vị đo khối lượng từ đơn vị vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn
- Chữa bài
- HS lắng nghe
- Tự làm bài vào vở ô li. (1 em làm bảng phụ)
- Làm bài vào vở ô ly, 1 em làm bảng phụ, nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe
Tập làm văn
CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Khởi động: 
- Trả lời câu hỏi về bố cục một bức thư. 
- Gọi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 4 Lop 4_12227756.doc