Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Đồng Xuân

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra:

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. ND bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?

- GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.

- Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?

- Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?

- Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?

 

docx 47 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Đồng Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi của từng HS vào cột trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. 
- Bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
+ Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
* Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng 
* Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu truyện buổi học thể dục
* Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích dưa hấu.
* Truyện kể về anh Quốc trong truyện cổ tích Sự tích con Cuốc.
+ Em đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, SGK tiếng Việt 4, xem ti vi, đọc trên báo
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe các tiêu chí đánh giá:
+ Nội dung câu truyện đúng chủ đề
+ Câu chuyện ngoài SGK
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phốo hợp cử chỉ, điệu bộ
+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
*HS nghe trả lời theo các nội dung:
+ bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì?
* HS kể trả lời theo các nội dung:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì?
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp.
- Nhận xét bạn kể.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: ............................
Mĩ thuật
CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (TIẾT 4)
I. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động: Hoàn thành câu chuyện, tiểu phẩm
B. Nội dung chính:
1. Hướng dẫn tìm hiểu:
- Cho HS kể câu chuyện của mình trong nhóm
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh con vật của các nhóm và kể chuyện trong nhóm.
2. Hướng dẫn thực hiện
-Yêu cầu HS quan sát con vật, bức tranh các con vật của các nhóm về cách thức tạo hình các con vật sau đó các nhóm kể chuyện, thực hiện tiểu phẩm của nhóm mình
3. Hướng dẫn thực hành:
- Đại diện các nhóm nêu tên câu chuyện/ tiểu phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm kể câu chuyện, đóng vai diễn tiểu phẩm của nhóm mình.
- Cùng với các nhóm khác thảo luận đưa ra ý nghĩa của câu chuyện/ tiểu phẩm.
C.Tổng kết chủ đề
Tuyên dương các bạn tích cực, động viên các bạn chưa hoàn thành bài+
.
- HS làm cá nhân hoàn thành câu chuyện
- Các nhóm kể câu chuyện, đóng vai thể hiện tiểu phẩm về các con vật.
- HS đưa ra các câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau về cách xây dựng câu chuyện và cách kể chuyện.
- Các nhóm kể câu chuyện/ đóng vai thể hiện tiểu phẩm của nhóm mình.
Ví dụ câu chuyện: Một ngày đẹp trời, các bạn Rùa, Ca, bạch tuộc, Ốc,rủ nhau đi chơi trong công viên dưới đáy đại dương. Bạn Ốc chậm chạp nên bị lạc. Các bạn Bạch Tuộc, Rùa và Cá rất lo lắng và chia nhau đi các ngả để tìm Ốc. Rùa phát hiện ra bạn Ốc đang bị gã Cua Càng chặn lại bắt nạt. Rùa liền gọi các bạn lại, cùng nhau bênh vực và giải cứu Ốc khỏi gã Cua Càng hung dữ. Tình bạn của họ ngày càng gắn bó.
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý nghĩa câu chuyện/ tiểu phẩm.
- Lắng nghe.
II. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: ............................
Toán +
ÔN LUYỆN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu 
- Ôn tập về số tự nhiên và bài toán có biểu thức chứa chữ
- Giải các bài toán về tìm số trung bình cộng
II. Chuaån bò:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu + ghi đầu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu BT: Biết x là số tròn chục, tìm x với 2020 < x < 2035
- Y/C hs làm bài
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- Y/c hs làm cá nhân vào vở
- GV thu, chấm một vài bạn
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 3:
- Gọi hs đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu hàng ta cần tìm gì trước?
- Y/c hs làm bài
- Mời 1 bạn lên bảng chữa bài
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS đọc: Tính giá trị biểu thức 
- HS làm
984 + 468 : 3
= 984 + 156
= 1140
Bài giải
( 984 + 468) : 3
= 1452 : 3
= 484
- Cho biết ô tô thứ nhất chở được 4 tạ 25 kg , ô tô thứ hai chở nhiều hơn ô tô thứ nhất 4kg nhưng ít hơn ô tô thứ ba 3yến 7kg.
- Hỏi trung bình mỗi ô tô chở được bao nhiêu ki lô gam hàng ?
- Tìm tổng số hàng 3 ô tô chở được.
- HS làm bài
Bài giải
Đổi 4 tạ 25 kg = 425 kg
 3 yến 7 kg = 37 kg
Ô tô thứ hai chở được số ki lô gam hàng là: 425 + 4 = 427 ( kg)
Ô tô thứ ba chở được số ki lô gam hàng là: 427 + 37 = 464 ( kg)
Tổng số hàng 3 ô tô chở được là:
425 + 427 + 464 = 1326 ( kg)
Trung bình mỗi ô tô chở được số hàng là:
1326 : 3 =442 ( kg )
Đáp số: 442 kg
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: .............................
.
Thể dục
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ. 
TRÒ CHƠI: “ KẾT BẠN”
I. Muïc tieâu:	
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
- ĐCND: 
+ Có thể không dạy quay sau.
+ Thay đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.
II. Chuẩn bị: Còi
III. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Trò chơi"Diệt con vật có hại"
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. Dạy bài mới:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển,GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
+ Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua.
+ Cả lớp tập do GV điều khiển để củng cố.
- Trò chơi"Kết bạn".
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, cho cả lớp cùng chơi.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
 X X
III. Kết thúc:
- Cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn tập đội hình đội ngũ.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
Bổ sung: .............................
.
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017
Chính tả ( Nghe – viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
- Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3)a/b hoặc BT do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- GV gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết: lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, nên non
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. ND bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung truyện
- Gọi HS đọc truyện.
+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
* Hướng dẫn trình bày:
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
* Nghe-viết;
- GV nhận xét bài
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập (nếu có)
- Thu một số bài chữa của HS.
- Nhận xét.
 Bài 2:
a/ Gọi HS đọc.
+ Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm (có thể dùng từ điển)
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
- Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất.+
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
- Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
- HS viết bài
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
- 1 số HS nộp vở.
+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: ............................
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 27.
- GV nhËn xÐt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. ND bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, 
- Cho HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài làm của các nhóm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán đã cho ta biết gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn.
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV nhận xét.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
+ Muốn tính trung bình mỗi ngày
ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải trước hết ta cần tìm gì?
- Gọi HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- GV yêu cầu HS làm vào vở
- GV thu vở nhận xét . 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét chung.+
- Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
a) D. 50 050050
b) B. 8000 
c) C. 684752 
d) C.4085 
đ) C. 130 
- 1 HS đọc bài toán
 a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách.
 c) Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là:
 40 – 25 = 15 (quyển sách)
- 1 HS đọc bài toán
- HS trả lời,làm bài vào vở
Bài giải
Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là:
 120 : 2 = 60 (m)
Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 (m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
 (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: ............................
................................................................................................................................
____________________________
Tập đọc
CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (trả lời được các CH trong SGK)
*KNS:
+ Tự nhận thức về bản thân.
+ Thể hiện sự cảm thông.
+ Xác định giá trị.
+ Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng truyện thơ Gà trống và Cáo.
- GV nhËn xÐt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. ND bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn câu truyện (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
Có thể yêu cầu HS đặt câu hỏi với những từ đó để giúp các em hiểu rõ nghĩa của từ.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô bé có đi học thậy không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Thái dộ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói đến chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
- GV cho HS xem tranh minh hoạ.
+ Đoạn 2 nói về chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3 và TLCH:
+ Vì sao cách làn của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
- GV giảng như SGV.
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV Nêu và ghi ý chính của bài: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình.
Hoạt động 3: Luyện Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài để cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi HS đọc bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét.
- HS nối tiếp đọc bài theo trình tự.
+ Đ 1: Dắt xe ra cửađến tặc lưỡi cho qua.
+ Đ 2: Cho đến một hôm đến nên người.
+ Đ 3: Từ đó đến tỉnh ngộ.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Cô xin phép ba đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
+ Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối.
+ Cô rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
+ Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối , phụ lòng tin của ba.
Ý 1: Nhiều lần cô chị nói dối ba.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Cô bắt chước chị cũng cói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
+ Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng nỏ thậm chí đánh hai chị em.
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
Ý 2: Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Vì cô em bắt chướt mình nói dối.
* Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em.
* Cô sợ mình chểnh mảng việc học hành khiến ba buồn.
- Lắng nghe.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
+ Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu.
+ Nói dối đi học để đi chơi là rất có hại.
+ Nói dối làm mất lòng tin ở mọi người.
+ Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng đến các em.
- 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đọc bài, tìm ra cách đọc.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Nhiều lượt HS tham gia.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: ............................
 Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được : Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trong ý kiến của người khác .
* GDKNS : 
+ Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bài, cha mẹ dành cho con cháu.
+ Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
+ Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
* GD BVMT : Học sinh bày tỏ ý kiến của mình về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh .
* SDNLTK: Biết bày tỏ, chia sẽ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, vận động mọi người cùng thực hiện.
* ĐCND: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án : tán thành và không tán thành.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh, đồ dùng hóa trang.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. ND bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ho¹t ®éng 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
- Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Xem SGV).
- Cho HS thảo luận nhóm
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời
- GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên ”.
- Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
+ Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:
+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: Trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10)
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) 
- GV kết luận chung:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện...
+ Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.+
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận 
+ Nhận xét về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa
+ Ý kiến giúp đỡ gia đình của bạn Hoa 
+ Nêu cách giải quyết của bản thân
- Đại diện trả lời.
- Lắng nghe.
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của “phóng viên”
- Tình hình vệ sinh của trường, lớp 
- Nội dung sinh hoạt của lớp chi đội
- Những hoạt động muốn được tham gia, những công việc muốn được nhận làm.
- Địa điểm muốn được đi tham quan, du lịch.
- Giới thiệu một bài hát, bài thơ ưa thích.
- Nêu tên người yêu quý nhất
- Nói về sở thích
- Nói về điều quan tâm nhất hiện nay
- HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10)
- HS lắng nghe.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: .............................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt +
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu 
- Củng cố , ôn tập về từ láy và từ ghép
- Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng 
- Luyện tập về đoạn văn trong bài văn kể chuyện
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu + ghi đầu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Xếp các từ sau thành hai nhóm : Từ ghép và từ láy
a) Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.
b) Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
- Y/C học sinh thảo luận nhóm đôi
- Gọi hs trả lời lần lượt các từ trong mỗi nhóm từ .
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
-Phát phiếu học tập in sẵn nội dung bài: Cho một số từ sau:
Thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên đây vào ba nhóm:
a)Từ ghép tổng hợp
b)Từ ghép phân loại
c)Từ láy
- Cho hs làm vào bảng đã in trong phiếu học tập 
- Gọi 3 bạn lên bảng chữa trên phiếu to dán bảng
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
- GV chữa bài, đánh giá
Bài 3:
- Y/C học sinh đọc đề bài
- Cho hs làm bài vào vở
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 4: 
GV nêu y/c: Hãy viết đoạn văn kể lại một sự việc trong một câu chuyện cổ tích mà em biết
- Gọi một vài bạn đọc bài làm trước lớp
a)
Từ ghép
Từ láy
Mẫu: mong ngóng, tươi tốt, .
Mẫu: chậm chạp, mê mẩn .
- HS làm bài
- Chữa bài
Từ ghép tổng hợp
Bạn bè, hư hỏng, san sẻ, gắn bó
Từ ghép phân loại
Bạn học, bạn đường
Từ láy
Ngoan ngoãn, khó khăn
- HS đọc: Em hãy tìm 1 từ ghép hoặc 1 từ láy cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với từ đó.
- HS làm bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung: .............................
.
Thể dục
ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. 
TRÒ CHƠI: “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. Muïc tieâu:
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
- HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
- ĐCND: Thay đi đều ,vòng phải, vòng trái, đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.
II. Chuẩn bị: Còi
III. Các hoạt đông dạy học:
I. Khởi động:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Trò chơi: "Thi đua xếp hàng"
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. Cơ bản:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
+ GV điều khiển lớp tập.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, sửa chữa sai sót cho các tổ.
+ Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV nhận xét, biểu dương các tổ.
+ Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố.
- Trò chơi "Ném trúng đích".
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một số HS lên chơi thử. Sau đó cho cả lớp cùng chơi.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X
X ¢
X
 r
III. Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trò chơi"Diệt các con vật có hại"
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn đội hình đội ngũ.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
Bổ sung: .................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng anh
GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
Toán
PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ y

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 6 Lop 4_12294920.docx