Giáo án Lớp 5, 6 tuổi - Chủ đề: Quê hương đất nước - Đề tài: Lễ hội lồng tồng xuân 2017

GIÁO ÁN HỘI THẢO CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

Hoạt động : TCDG

Chủ đề : Quê hương đất nước

Đề tài: Lễ hội lồng tồng xuân 2017

Độ tuổi: 5-6 tuổi

Người dạy: Tô Thị Thân

I.Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết ý nghĩa của lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, biết chơi các trò chơi dân gian: kéo co, ném còn

- Biết được bản sắc dân tộc tày qua điệu hát then, hát cọi của các nghệ nhân

- Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo,mạnh dạn tự tin

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

II. Chuẩn bị

-Sân khấu, nhạc

- Dây kéo co, quả còn: 10 quả, cột để ném còn

III. Tiến hành

1. Hoạt động 1: Giới thiệu

Xin nồng nhiệt chào đón các bé đến với Lễ hội lồng tồng xuân 2017.Kính thưa quý vị Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ. Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5, 6 tuổi - Chủ đề: Quê hương đất nước - Đề tài: Lễ hội lồng tồng xuân 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI THẢO CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG
Hoạt động : TCDG
Chủ đề : Quê hương đất nước
Đề tài: Lễ hội lồng tồng xuân 2017
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Người dạy: Tô Thị Thân
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết ý nghĩa của lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, biết chơi các trò chơi dân gian: kéo co, ném còn
- Biết được bản sắc dân tộc tày qua điệu hát then, hát cọi của các nghệ nhân
- Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo,mạnh dạn tự tin
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
II. Chuẩn bị
-Sân khấu, nhạc
- Dây kéo co, quả còn: 10 quả, cột để ném còn
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Giới thiệu
Xin nồng nhiệt chào đón các bé đến với Lễ hội lồng tồng xuân 2017.Kính thưa quý vị Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. 
Lễ hội hôm nay gồm có 3 phần: 
Phần 1: Giao lưu cùng nghệ nhân
Phần 2: Bé đua tài qua trò chơi dân gian
Phần 3 : Bé du xuân
Hát cọi là thể loại hát trữ tình lúc nhẹ nhàng sâu lắng có lúc lại cao vút trong trẻo . Qua điệu cọi, ta có thể hiểu về lịch sử quá khứ của tộc người, con người với thiên nhiên, người trẻ với người người cao tuổi, con cái với cha mẹ, tình yêu nam nữ và các tập tục trong quan hệ dòng tộc, gia đình và xóm bản..có bài thuộc về truyền thuyết, có đoạn tả về cuộc sống lao động sản xuất, lễ hội dân gian của người Tày...Xã Yên Phong quê hương của các bé cũng là một cái nôi ươm mầm cho những nghệ nhân thể hiện giọng cọi của mình và Hôm nay chúng ta rất vui mừng được đón tiếp và giao lưu cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Hòe và sau đây xin mời nghệ nhân sẽ hát tặng các bé bài cọi ....................
Cảm ơn bài hát rất hay và ý nghĩa của bà.
Hát Then xuất hiện vào khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI vào thời nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng thành quách ở đó. Theo truyền thuyết, trong số quan lại của nhà Mạc có hai vị tên là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và thích ca hát, họ đã chế tạo ra tính tẩu và lập ra hai tốp hát để phục vụ cung đình. Về sau dân chúng thấy hay nên bắt chước và được lưu truyền trong dân gian. Theo thời gian, hát then - đàn tính được lan rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái.Tiếp sau đây xin mời quý vị thưởng thức ca khúc lời cây đàn tính do các cô giáo thể hiện
Hoạt động 2: Bé đua tài qua trò chơi dân gian
 Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng là một nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời. Chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian, và cũng chính là Lễ hội cầu mưa của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui.Trong lễ hội diễn ra rất nhiều trò chơi: Ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh yến, đánh sảng....
Trong lễ hội có rất nhiều trò chơi các bạn có muốn chơi không?
Hôm nay cô sẽ mời các bé cùng trải nghiệm qua 2 trò chơi đó là: kéo co, ném còn nhé
Cô cho trẻ tự chia đôi chơi
Cho 2 đội giới thiệu tên đội chơi
* Trò chơi 1: Kéo co
Cô cho trẻ nói cách chơi, luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô nhận xét 
Trò chơi 2: Ném còn
Cô nói cách chơi, luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Hoạt động 3: Bé vui xuân
Sau khi trải qua 2 màn tranh tài phần thắng đã thuộc về đội ....xin mừng sau đây xin mời BTC lên trao quà cho 2 đội.
Lễ hội lồng tồng xuân 2107 còn rất nhiều hoạt động sau đây xin mời các bé hãy cùng hòa mình vào lễ hội nhé.....
Kính thưa quý vị Lễ hội lồng tồng xuân 2017 xin được khép lại tại đây một lần nữa xin kính chúc quý vị một năm mới an khang thịnh vượng chúc cac bé chăm ngoan học giỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12174558.docx