Giáo án Lớp 5 - Buổi chiều - Tuần 1 đến 6 - Trường Tiểu học Nguyễn Du

TuÇn 1

˜™–—˜™

LUYỆN TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I. Muïc tieâu:

Giúp HS:

- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

II.Caùc hoaït ñoäng daïy- hoïc:

Việc 1- GV giới thiệu bài: Ở lớp 4, các em đã được học chương phân số. Tiết học đầu tiên của chương trình toán lớp 5 chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập: Khái niệm về phân số.

Việc 2. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:

Việc 3. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:

a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số:

GV hỏi thêm: Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?

b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:

Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?

- GV hỏi HS khá, giỏi: Vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ

- GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.

- GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào ?

- GV có thể hỏi HS khá, giỏi: Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ

- GV nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số

- GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào ?

 

docx 73 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Buổi chiều - Tuần 1 đến 6 - Trường Tiểu học Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : Luyện thêm
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Bài tập 1: : Tính : Làm vở
- Yêu cầu học sinh làm vào bảng con, rồi làm lại vào vở Toán.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2: : Vườn rau nhà Hà có diện tích trồng rau cải, diện tích trồng su hào. Hỏi :
a/ Diện tích trồng rau cải và su hào bằng bao nhiêu phần của diện tích vườn.
b/ Diện tích trồng su hào nhiều hơn diện tích trồng cải bao nhiêu phần của diện tích vườn? Làm vở
- HS làm vào vở	 
- GV chữa bài, nhận xét.
* Hoạt động 4: Ứng dụng
- HS nhắc lại cách trừ các phân số.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau
- Nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT :
LUYỆN ĐỌC 	
I. MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc cho học sinh.
Góp phần hình thành nhân cách con người mới cho học sinh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sgk Tiếng Việt 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (Thời gian dự kiến 40phút)
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới: Luyện thêm
* Hoạt động 3: Luyện đọc bài tập đọc
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
- HS đọc 2 bài tập đọc tuần và trả lời các câu hỏi trong bài tập đọc 
* Hoạt động 4: Luyện đọc bài chính tả
- GV đọc bài chính tả
- HS đọc bài chính tả tuần 26
- HS trao đổi lỗi chính tả thường gặp
- Cả lớp nhận xét cách viết các lỗi chính tả.
- GV nhận xét
 * Hoạt động 5: Ứng dụng
- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm
- Nhận xét tiết học
Lịch sử 
Bài 4: XÃ HỘI VIỆT NAM 
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh  biết:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để giới thiệu các vùng kinh tế )
- Tranh ảnh, tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A- Kiểm tra bài cũ:
B- Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
Giới thiệu bài theo hướng: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó có tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta?
Nhiệm vụ học tập của học sinh:
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX.
+ Đời sống của công nhân, nông dân thời kì này.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
Gợi ý:
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu ? Những ngành kinh tế nào mới ra đời ? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+ Trước đây xã hội Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp nào, tầng lớp mới nào? Đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam ra sao?
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
C- Củng cố:
D- Nhận xét – Dặn dò:
LUYỆNTOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện nhân hai phân số, nhân phân số với một số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
- Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên: Phép nhân phân số với số tự nhiên chính là phép cộng liên tiếp các phân số bằng nhau.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục HS tính ham học toán và ứng dụng trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng, vở, nháp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (Thời gian dự kiến 40phút)
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : Luyện thêm
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Bài tập 1: Tính rồi rút gọn: Làm vở
 =  =  =  =  
- HS làm vào vở.
+ Bài tập 2: : Tính bằng cách thuận tiện nhất. Làm vở
- HS làm vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Hoạt động 4: Ứng dụng
- HS nhắc lại cách chia cho hai số có ba chữ số.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau
- Nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT :
LUYỆN VIẾT 
I. MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Góp phần hình thành nhân cách con người mới cho học sinh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sgk Tiếng Việt 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (Thời gian dự kiến 40phút)
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới: Luyện viết
* Hoạt động 3: Làm miệng 
 Đề bài: : Em hãy viết một đoạn kết bài mở rộng về tả cây cối mà em thích
- HS làm miệng bài tập làm văn
- GV theo dõi sửa từ ngữ, câu văn
* Hoạt động 4: Thực hành
- HS viết vào vở 
- HS đọc bài viết của mình
- Cả lớp nhận xét bài viết.
- GV nhận xét
* Hoạt động 5: Ứng dụng
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm
 - Nhận xét tiết học
KHOA HỌC
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu 
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
Kns: + Tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
II. Chuẩn bị
- HS sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và nghề nghiệp khác nhau.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng nói về lứa tuổi trong hình vẽ.
- GV nhận xét đánh giá lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn: Vị thành niên, trưởng thành, tuổi già.
Mục tiêu: HS nêu được 1 số đặc điểm của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già
Cách tiến hành:
- Chia HS thành nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ các hình 1, 2, 3, 4 như SGK và nêu yêu cầu.
+ Tranh minh hoạ giai đoạn nào của con người?
+ Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó?
- Cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét kết quả thảo luận của HS, cho HS mở SGK đọc các đặc điểm của từng giai đoạn.
- Kết luận: Tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Tuổi trưởng thành, được đánh dấu bằng sự phát triển về mặt sinh học và xã hội. Tuổi già, cơ thể suy yếu dần. 
Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh
Mục tiêu : Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thàh và tuổi già
Cách tiến hành
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm theo gợi ý: Họ là ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì nổi bật?
- Gọi HS giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi những HS ghi nhớ ngay bài học.
Hoạt động 3: Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ?
+ Việc biết được các giai đoạn phát triển của con người có ích lợi gì?
- Kết luận: Các em đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. Biết được đặc điểm của mỗi giai đoạn rất có lợi cho cuộc sống của chúng ta.
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
- Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
 - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu chương trình và bài mới:
 Việc 1: HS ghi và đọc tên bài.
 Việc 2: Cá nhân đọc mục tiêu.
 Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển trao đổi mục tiêu và cách thực hiện
Hoạt động 3 Thực hành
 Việc 1: LV CN- nhóm
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 16.
 - GV hỏi : Các bạn trong hình đang làm gì
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành nghe và đếm nhịp tim, số lần mạch đập của nhau trong vòng một phút.
 Việc 2: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung thực hành được in trang 16, SGK và thực hiện theo, GV bấm giờ cho HS cả lớp thực hành.
 Việc 3: LV cả lớp
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành của mình. 
 Việc 4: 
- Gv kết luận
Hoạt động 4 Làm việc với Sách giáo khoa
 Việc 1: -Trưởng Ban tự quản HD
GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 17 và trả lời các câu hỏi SGV trang 35.
 - CN tự tìm hiểu, trao đổi với bạn. nhóm
Việc 2 -Trưởng Ban tự quản HD
+ Đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp
 + GV chốt lại
Việc 3: Đọc mục bạn cần biết trong SGK
IV. Hoạt động : Ứng dụng
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài mới: 
 LUYỆN TOÁN:
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
- Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. 
- Giáo dục HS tính ham học toán và ứng dụng trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng, vở, nháp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (Thời gian dự kiến 40phút)
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : Luyện thêm
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Bài tập 1: : Lớp 4B có 28 học sinh, trong đó có số học sinh mười tuổi. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh mười tuổi? Làm vở
- GV hướng dẫn, tóm tắt
- Yêu cầu học sinh làm phép tính vào bảng con, rồi làm lại bài giải vào vở Toán.
- GV nhận xét.
+ Bài tập 2: : Sân trường hình chữ nhật có chiều rộng 80m. Tính chiều dài của sân trường, biết chiều dài bằng chiều rộng.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở, học sinh lên bảng sửa bài.	 Làm vở
- GV chữa bài, nhận xét.
* Hoạt động 4: Ứng dụng
- HS nhắc lại cách trừ các phân số.
- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau
ĐỊA LÝ
 SÔNG NGÒI
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số đặc điểm chính về vai trò của sông ngòi Việt Nam: 
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện,...
- Xá lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ vị trí một số con sông: Hồng, Thái bình, Tiền, Hậu, Cả, Mã Đồng Nai trên lược đồ.
- HS trên chuẩn : Giải thích vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. Biết được những ảnh hưởng do nước sông lên , xuống theo mùa tới đời sống sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên gây lũ lụt.
GDBVMT: Đặc điểm vai trò của sông ngòi. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Khí hậu có ảnh hưởng như thé nào tới đời sống sản xuất của nhân dân ta?
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa.
- Treo lược đồ sông ngòi VN và hỏi: Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì?
- Nêu yêu cầu: hãy quan sát lược đồ sông ngòi VN và nhận xét về hệ thống sông của nước ta theo các câu hỏi.
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của VN?
+ Đọc tên các con sông lớn của nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì? vì sao?
+ ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thấy nước của các dòng sông có màu gì?
- Giảng: Màu nâu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo nên.
+ Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi VN.
- Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành bảng thống kê trên phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- Vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sông ngòi và khí hậu, giảng cho HS mối quan hệ này.
- Kết luận: Sự thay đổi lượng mưa theo mùa của khí hậu VN đã làm thay đổi chế độ nước của các dòng sông ở VN thay đổi theo mùa. Nước sông lên gây khó khăn cho SX nông nghiệp, giao thông đường thuỷ, hoạt động của nhà máy thuỷ điện và đời sống của nhân dân ven biển.
Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi.
- Tổ chức cho HS kể về vai trò của sông ngòi. 
- Gọi HS tóm tắt lại vai trò của sông ngòi. 
- KL: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho sx và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
+ Quê em có những dòng sông nào? 
+ Em đã làm gì để dòng sông quê mình không bị ô nhiễm?
- Liên hệ giáo dục ý thức BVMT.
3. Củng cố dặn dò
+ Sông ngòi ở miền trung có đặc điểm gì? Vì sao?
- Tổng kết bài, nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
 KHOA HỌC
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì
Kns: + Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần tuổi dậy thì.(HĐ3)
+ Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể (HĐ1)
+ Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi tập làm diễn giả về những việc nêm làm ở thuổi dậy thì (HĐ2)
Gdmt: Liên hệ giáo dục môi trường con người cần đến thức ăn nước uống từ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Các hình minh hoạ trong SGK/18, 19.
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nêu các đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên?
+ Biết được đặc điểm của con người ở từng thời điểm có lợi gì?
- GV nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- Ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển, ở nữ có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam có hiện tượng xuất tinh. Trong thời gian này chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
- Phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập trong phiếu.
- Gọi HS trình bày, GV đánh dấu vào phiếu to trên bảng lớp.
1. Cần rửa bộ phận sinh dục vào thời gian nào?
2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú gì? 
3. Khi thay quần lót phải chú ý gì? 
4. Con gái khi có kinh nguyệt phải thay băng vệ sinh thế nào? 
Hoạt động 2: Trò chơi "cùng mua sắm".
- Giới thiệu trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
- Chia HS thành 4 nhóm nhỏ (2 nhóm nam, hai nhóm nữ).
+ Cách chơi: GV cho tất cả đồ lót của từng giới vào rổ, sau đó cho HS đi mua sắm trong vòng 5 phút.
+ Gọi các nhóm kiểm tra sản phẩm mình lựa chọn.
- Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp?
- Như thế nào là 1 chiếc quần lót tốt?
- Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
- Nữ giới cần chú ý điều gì khi mua và sử dụng quần áo lót?
- Kết luận: Đồ lót rất quan trọng đối với mỗi người.
Hoạt động 3: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
+ Quan sát các hình minh hoạ trong SGK/19.
+ Hoạt động hay đồ vật trong hình có ích lợi hay tác hại đến tuổi dậy thì. Kể tên những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV kết luận 
3. Củng cố dặn dò
- Khi có kinh nguyệt, nữ giới cần làm gì?
- Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt?
- Gọi HS nhắc lại các kĩ năng sống được giáo dục.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (T8)
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần 
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
- Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu chương trình và bài mới:
 Việc 1: HS ghi và đọc tên bài.
 Việc 2: Cá nhân đọc mục tiêu.
 Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển trao đổi mục tiêu và cách thực hiện
Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận
 Việc 1: LV CN - cả lớp
GV cho HS chơi trò chơi “Con thỏ”
Sau khi cho HS chơi xong, GV hỏi : Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
GV cho HS chơi một trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như trò chơi đổi chỗ cho nhau
Việc 2: - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý.
 Sau khi cho HS vận động mạnh, GV cho HS thảo luận câu hỏi : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
Việc 3: CN trả lời- Gv kết luận
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm
Việc 1: -Trưởng Ban tự quản HD
CN tự tìm hiểu, trao đổi với bạn, nhóm
Việc 2 -Trưởng Ban tự quản HD
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trang 19 SGKvà kết hợp với hiểu biết của bản thân đê thảo luận các câu hỏi trang 38 SGV.
+ Đại diện nêu ý kiến trước lớp
 + GV chốt lại
Việc 3: Đọc mục bạn cần biết trong SGK
IV. Hoạt động : Ứng dụng
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài mới: 
 LUYỆN TOÁN 
 ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
I/ Mục tiêu: Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ các đơn vị đo khối lượng thông dụng. Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bảng đơn vị đo khối lượng.
III/ Hoạt động học:
1/ Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi kể tên các đơn vị đo khối lượng và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Giáo viên giới thiệu bài rút ghi bảng học sinh viết vào vở.
2/ Hoạt động thực hành.
Việc 1: Học sinh đọc mục tiêu của bài 2 lần.
Việc 2: Thảo luận thống nhất mục tiêu của bài.
HĐ 1: Bài 1: Hoạt động nhóm lớn ( Hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng).
Việc 1: Các nhóm thảo luận điển hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng.
Việc 2: Nêu câu hỏi về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề.
H? Hai đơn vị đo khối lượng lền kề nhau thì đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần?
H? Một đơn vị bé bằng bao nhiêu đơn vị lớn hơn liến trước?
Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất và thư kí ghi vào bảng nhóm.
Báo cáo kết quả với thầy giáo.
HĐ 2: Bài 2: Hoạt động cá nhân.
Việc 1: Nhóm trưởng cho bạn đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài.
Việc 2: Cho bạn nêu cách đổi đơn vị đo.
Việc 3: Cá nhân làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
Giáo viên chốt lại bài.
HĐ 3: Bài 4: Hoạt động cá nhân.
Việc 1: Cho bạn đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
Việc 2: Nêu câu hỏi cho bạn trả lời.
Việc 3: Thảo luận và thống nhất cách giải bài toán.
Việc 4: Cá nhân làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
Giáo viên thu bài chấm, nhận xét sửa sai cho học sinh.
3/ Hoạt động ứng dụng: 
 ˜™–—˜™
LUYỆN TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG VỐN TỪ:NHÂN DÂN 
 I. MỤC TIÊU: 
- Biết thêm một số từ ngữ , tục ngữ , thành ngữ thông đụng về chủ đề Nhân dân
- Làm các bt liên quan đúng yêu cầu bài
III. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài : Luyện thêm
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Bài tập 1: Ra đề cho hs làm bài theo Nhóm đôi
- Hs báo cáo kq 
- GV Nhận xét. Sửa bài 
+ Bài tập 2: Ra đề cho hs làm bài cá nhân vào vở nháp 
- HS trao đổi nháp kiểm tra bài cho nhau.
- Hs báo cáo kq 
- Gv Nhận xét. Sửa bài 
+ Bài tập 3: Ra đề cho hs làm bài cá nhân vào vở 
Gv chấm vở của 1 số hs
- Hs lên bảng sửa bài
- Gv Nhận xét. Sửa bài . Tuyên dương 
* Hoạt động 4: Ứng dụng
- GV nhận xét tiết học.
LUYỆN TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Biết so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số. Giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II/ Hoạt động học:
1/ Khởi động: BHT cho lớp hát một bài.
Giáo viên giới thiệu bài rút ghi bảng học sinh viết vào vở.
2/ Hoạt động thực hành:
Việc 1: Học sinh đọc mục tiêu bài 2 lần.
Việc 2: Thảo luận thống nhất mục tiêu bài.
Bài 1: Hoạt động nhóm.
Việc 1: Học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu.
Việc 2: Học sinh làm bài vào vở.
Việc 3: Đổi vở kiểm tra chéo và nêu cách làm.
Bài 2: Hoạt động nhóm lớn.
Việc 1: Học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu.
Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu cách làm.
Việc 3: Học sinh làm bài vào vở đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
Bài 4: Hoạt động nhóm lớn.
Việc 1: Học sinh đọc bài và nêu yêu cầu.
Việc 2: Nhóm trưởng cho bạn xác định dạng toán.
Việc 3: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho bạn trả lời.
Việc 4: Học sinh tóm tắt bài toán và giải vào vở.
Báo cáo kết quả với thầy giáo.
Giáo viên thu vở chấm nhận xét.
TuÇn 5
˜™–—˜™
LUYỆN TOÁN 
 ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG(TT)
I/ Mục tiêu: Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ các đơn vị đo khối lượng thông dụng. Biết chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bảng đơn vị đo khối lượng.
III/ Hoạt động học:
1/ Khởi động: BHT tổ chức cho các bạn thi kể tên các đơn vị đo khối lượng và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Giáo viên giới thiệu bài rút ghi bảng học sinh viết vào vở.
2/ Hoạt động thực hành.
Việc 1: Học sinh đọc mục tiêu của bài 2 lần.
Việc 2: Thảo luận thống nhất mục tiêu của bài.
HĐ 1: Bài 1: Hoạt động nhóm lớn ( Hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng).
Việc 1: Các nhóm thảo luận điển hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng.
Việc 2: Nêu câu hỏi về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề.
H? Hai đơn vị đo khối lượng lền kề nhau thì đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần?
H? Một đơn vị bé bằng bao nhiêu đơn vị lớn hơn liến trước?
Việc 3: Nhóm trưởng thống nhất và thư kí ghi vào bảng nhóm.
Báo cáo kết quả với thầy giáo.
HĐ 2: Bài 2: Hoạt động cá nhân.
Việc 1: Nhóm trưởng cho bạn đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài.
Việc 2: Cho bạn nêu cách đổi đơn vị đo.
Việc 3: Cá nhân làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
Giáo viên chốt lại bài.
HĐ 3: Bài 4: Hoạt động cá nhân.
Việc 1: Cho bạn đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
Việc 2: Nêu câu hỏi cho bạn trả lời.
Việc 3: Thảo l

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an theo Tuan Lop 5 luyen buoi chieu HAU_12207097.docx