Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

2. Kĩ năng: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm . công học tập của các em.

3. Thái độ: Biết chăm học, nghe lời thầy cô, yêu quý bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- GV nêu một số điểm cần lưu ý về phân môn Tập đọc lớp 5.

 

doc 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 05/09/2015
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2015
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
	Thư gửi các học sinh
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
2. Kĩ năng: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm ... công học tập của các em.
3. Thái độ: Biết chăm học, nghe lời thầy cô, yêu quý bạn bè.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về phân môn Tập đọc lớp 5.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc 
- Yêu cầu 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
(Đ1:...nghĩ sao; Đ2:...còn lại)
- Sửa lỗi cho HS phát âm, cách ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GVgọi 1 HS đọc toàn bài,
- Yêu cầu HS tìm ý chính của từng đoạn.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Lớp theo dõi SGK
- HS đọc nối tiếp
- Đọc đúng: chuyển biến khác thường , sung sướng, siêng năng, kiến thiết
- HS đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa của các từ khó
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc bài. 
- HS tìm ý của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9. 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
+ Đoạn 2: Nhiệm vụ của dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
+ Sau CM tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm gì trong công cuộc kiến thiết đất nước?
=> Hãy nêu nội dung chính của bài?
- HS đọc thầm và TL: Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 
- HS đọc bài sau đó TLCH:
+ Xây dựng lại cơ đồ  trên hoàn cầu.
+ HS siêng năng học tập  để đưa dất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
=> Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn  xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm và HTL đoạn 2: “Sau 80 năm trời nô lệ... của các em.”
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn thư.
- Mời HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng.
4. Củng cố (2 phút)
? Bác Hồ khuyên HS điều gì và mong đợi ở HS điều gì qua bức thư gửi HS nhân ngày khai trường?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS luyện đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4
Toán
Tiết 1: Ôn tập Khái niệm về phân số
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số.
2. Kĩ năng: Ôn lại cách đọc, viết phân số, biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV giới thiệu nội dung chương trình Toán lớp 5.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Ôn tập kiến thức
a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- Hướng dẫn HS quan sát tấm bìa thứ nhất. Nêu tên gọi phân số chỉ số phần đã được gạch chéo và viết, đọc phân số.
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
b) Ôn tập cách viết thương hai số TN, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
- Yêu cầu HS viết thương của các phép chia: 1: 3, 4: 10, 9: 2 dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS viết các số tự nhiên trong SGK dưới dạng phân số có MS là 1.
- GV nêu chú ý 3 và yêu cầu HS tự lấy ví dụ.
- Yêu cầu HS viết số 0 dưới dạng phân số có tử số là 0, mẫu số khác 0.
- HS quan sát, giải thích, viết đọc
 phân số: 
- HS chỉ lần lượt vào các phân số và nêu:
 là các phân số 
- 3 HS lên bảng, lớp viết ra nháp
 1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- Rút ra chú ý 1 SGK (tr.4)
- 3 HS lên bảng viết, lớp theo dõi.
- HS lấy ví dụ
0 = ; 0 = ; 0 = 
HĐ 2: (18 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Gọi mỗi HS đọc 1 phân số, nêu tử số và mẫu số của phân số đó.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 3 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài rồi chữa bài.
 3 : 5 = 
 75 : 100 = 
9 : 17 = 
+ Bài 3
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS làm bài: 
+ Bài 4
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét, chữa bài. 
- HS làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả.
4. Củng cố (3 phút)
? Phân số có cấu tạo như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà học lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Đạo đức
bài 1: Em là học sinh lớp 5 (Tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng hợp tác, chia sẻ.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.	
2. Chuẩn bị của học sinh: Các bài hát về chủ đề Trường em.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- GV giới thiệu chương trình môn Đạo đức lớp 5.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Quan sát tranh và thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 3, 4 và TLCH:
+ Tranh vẽ gì?
+ Em có suy nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét.
- HS thảo luận theo cặp.
- 3 cặp trình bày trước lớp.
- Cặp khác bổ sung.
HĐ 2: (8 phút)
Làm bài tập 1 (SGK)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét, kết luận ý đúng: a, b, c, d, e.
- HS nêu yêu câu của bài tập, suy nghĩ và làm bài.
- HS nêu ý kiến, giải thích.
HĐ 3: (5 phút)
Tự liên hệ 
(BT2)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tâp và làm bài.
- GV nhận xét, kết luận: Các em cần phát huy những điểm đã đạt được và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS nêu yêu cầu của bài và tự liên hệ bản thân, sau đó trình bày theo cặp.
- HS khác nhận xét.
HĐ 4: (8 phút)
Trò chơi Phóng viên
- GV nêu cách chơi và cho HS chơi.
- GV nhận xét trò chơi.
=> Ghi nhớ (SGK - trang 6)
- Yêu cầu 2 HS đọc trước lớp
- HS thay nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn.
- 2 HS đọc Ghi nhớ.
4. Củng cố (2 phút)
? Là HS lớp 5 em cần phải như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, thực hiện tốt những điều đã học.
- Chuẩn bị bài: Em là học sinh lớp 5 (tiết 2).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
“Bình tây đại nguyên soái” trương định
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
2. Kĩ năng: Biết được một số đường phố, trường học mang tên Trương Định.
3. Thái độ: Biết kính trọng và biết ơn thế hệ cha ông đã chiến đấu vì Tổ quốc.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ Hành chính Việt Nam; Phiếu học tập của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tìm hiểu trước một số thông tin về nhân vật Trương Định.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu	
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (3 phút)
Tình hình đất nước
- GV dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- HS theo dõi.
HĐ 2: (15 phút)
Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống giặc
- Cho HS làm việc theo nhóm 4, các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng ta đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận ý đúng.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Trương Định nhận lệnh vua nhưng vẫn còn băn khoăn suy nghĩ vì nghĩ đến mong muốn của nhân dân.
+ Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định làm “ Bình Tây Đại nguyên soái”.
+ Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (10 phút)
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta đối với Trương Định
- GV nhấn mạnh những kiến thức cần lưu ý, sau đó đặt câu hỏi để HS trả lời:
+ Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình?
+ Em biết gì thêm về Trương Định?
+ Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định không?
- Nhận xét, kết luận.
- HS nghe sau đó trả lời câu hỏi:
+ HS nêu suy nghĩ của mình.
+ HS nêu những hiểu biết của mình về Trương Định.
+ HS nêu.
4. Củng cố (2 phút)
- Cho HS đọc mục cần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2015
Tiết 1 + 2 + 3 + 4
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)
Tiết 5
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 7
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.2015.doc