Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1/ KT, KN:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc đọc khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bản thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1-9 theo mẫu trong SGK

 2/ TĐ : Thái độ bình tĩnh, tự tin khi đọc và TLCH.

II. Chuẩn bị :

- Bút dạ, 5 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT 2.

- Bảng phụ.

- Phiếu thăm viết tên bài thơ, câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học tập của học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 + Mùa thu năm 1945 có sự việc gì diễn ra ? 
 + Thắng lợi của cách mạng tháng tám có ý nghĩa thế nào với dân tộc ta ? 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày lịch sử Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình 
- Y/C HS: nắm được quang cảnh và những sự việc diễn ra trong ngày 2 - 9 - 1945
- Gợi ý và giao việc : 
 + Hãy đọc SGK và dùng tranh ảnh SGK 
để miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945. 
 + Nhận xét tuyên dương những bạn tả hay
Kết luận:
 + Hà Nội tưng bừng cờ và hoa.
 + Toàn thể đồng bào Hà Nội không kể già trẻ, gái trai, mọi người đều xuống đường tiến về phía Ba Đình chờ dự lễ.
 + Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến buổi lễ Tuyên bố độc lập, nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 -1945.
- Y/C HS nắm được những diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta, nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 -1945.
 a) Tìm hiểu diễn biến buổi lễ
- Gợi ý và giao việc 
+ Buổi lễ diễn ra tại đâu ? Vào thời gian nào?
 + Buổi lễ diễn ra gồm có những ai? 
 + Trong buổi lễ diễn ra các sự việc chính nào?
 + Buổi lễ kết thúc ra sao?
- Nhận xét kết luận :
H. Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dừng lại làm gì ? 
 + Việc làm ấy thể hiện điều gì ? 
b)Nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập. 
- Gọi 2 HS đọc đoạn trích bản Tuyên ngôn Độc lập 
- Cho biết nội dung chính của hai đoạn trích là gì ?
- Nhận xét chốt lại ý kiến :
 Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định :
 * Quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
* Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy. 
 c) Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 -1945.
+ Sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc ta?
- Nhận xét chốt lại :
 Ngoài ra sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 -1945 còn một lần nữa khẳng định tinh thần bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.
- HS hoạt động theo nhóm đôi nghiên cứu, trình bày và sửa chữa cho nhau.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Lớp theo dõi nhận xét; bình chọn bạn tả hay, hấp dẫn nhất lớp
- Thảo luận : Nhóm /4 h cùng nghiên cứu SGK thảo luận để xây dựng diễn biến 
+ Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận 
+ Lớp nhận xét bổ sung 
 + 14 giờ ngày 2tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình 
 + CT Hồ Chí Minh và các vị trong Chính phủ lâm thời và toàn thể nhân dân 
 + Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập . Các thành viên trong chính phủ lâm thời ra mắt tuyên thệ trước đồng bào quốc dân.
 + Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập còn vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam.
- 2 HS đọc đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập
- Đọc thầm và trao đổi cặp đôi 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp theo dõi bổ sung 
- Trao đổi cặp đôi và nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- Trình bày 
 Sự kiện lịch sử ngày 2 – 9 – 1945 đã khẳng định :
Quyền độc lập của dân tộc ta. 
Khai sinh chế độ mới.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
 3/ Củng cố - Dặn dò
 - HS đọc lại ghi nhớ 
 - Nhắc HS về đọc lại bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 _________________________________
BUỔI CHIỀU: 
 Tiết 2: ÔN VỀ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Thiên nhiên.
- Học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn nói về chủ đề.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?
Bài tập 2 : 
H: Tìm các từ miêu tả klhông gian
a) Tả chiều rộng: 
b) Tả chiều dài (xa):
c) Tả chiều cao :
d) Tả chiều sâu : 
Bài tập 3 : 
H: Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.
a) Từ chọn : bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
d) Từ chọn : hun hút 
4. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
- Muốn ăn chiêm tháng năm thì trông trăng rằm tháng tám.
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống.
a) Tả chiều rộng : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông
b) Tả chiều dài (xa) : xa tít, xa tít tắp, tít mù khơi, dài dằng dặc, lê thê
c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, vời vợi
d) Tả chiều sâu : thăm thẳm, hun hút, hoăm hoắm
a) Từ chọn : bát ngát.
- Đặt câu : Cánh dồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc,
- Đặt câu : Con đường từ nhà lên nương dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
- Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi.
d) Từ chọn : hun hút 
- Đặt câu : Hang sâu hun hút.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Toán (Thực hành)
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học=
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng kg :
a) 17kg 28dag =kg;	 1206g =kg;
 5 yến = tấn; 46 hg = kg;	 
b) 3kg 84 g = kg; 277hg = kg; 
 43kg = .tạ;	 56,92hg = kg.
Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào .
 a) 5kg 28g . 5280 g
 b) 4 tấn 21 kg . 420 yến 
Bài 3 : Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm
a) 7,3 m = ...dm 35,56m = ...cm
 8,05km = ...m 6,38km = ...m
b) 6,8m2 = ...dm2 3,14 ha = ....m2
 0,24 ha = ...m2 0,2 km2 = ...ha
Bài 4: (HSKG)
Một ô tô chở 80 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50 kg. 
a) Hỏi ô tô chở được bao nhiêu tấn gạo?
b) Nếu ô tô đó đã bán bớt đi số gạo đó thì còn lại bao nhiêu tạ gạo ?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
a) 17,28kg ; 1,206kg ; 
 0,05 tấn ; 4,6kg
b) 3,084kg ; 27,7kg
 0,43kg ; 5,692kg
Lời giải :
 a) 5kg 28g < 5280 g
 (5028 g)
 b) 4 tấn 21 kg > 402 yến 
 (4021 kg) (4020 kg)
a) 7,3 m = 73 dm 35,56m = 3556 cm
 8,05km = 8050 m 6,38km = 6380 m
b) 6,8m2 = 680 dm2 3,14 ha = 31400m2
 0,24 ha = 2400 m2 0,2 km2 = 20 ha
Lời giải :
 Ô tô chở được số tấn gạo là :
 50 x 80 = 4000 (kg) = 4 tấn.
 Số gạo đã bán nặng số kg là :
 4000 : 5 x 2 = 1600 (kg)
 Số gạo còn lại nặng số tạ là :
4000 – 1600 = 2400 (kg) = 24 tạ.
 Đáp số : 24 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Toán (Thực hành)
Tiết 2 :LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
Củng cố về cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: : Điền số vào chỗ chấm :
a) 2,35796 km2 =...km2....hm2...dam2..m2
 69,805dm2 = dm2...cm2...mm2
b) 4kg 75g = . kg
 86000m2 = ..ha
 Bài 2 : 
Mua 32 bộ quần áo hết phải trả 1 280 000 đồng. Hỏi mua 16 bộ quấn áo như thế phải trả bao nhiêu tiền
Bài 3 : 
Một máy bay cứ bay 15 phút được 240 km. Hỏi trong 1 giờ máy bay đó bay được bao nhiêu km?
Bài 4 : (HSKG)
Tìm x, biết x là số tự nhiên : 
 27,64 < x < 30,46.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Bài giải :
a) 2,35796 km2 = 2km2 35hm2 79dam2
 60m2
 69,805dm2 = 69 dm2 80cm2 50mm2
b) 4kg 75g = 4,075kg
 86000m2 = 0,086ha
Bài giải :
32 bộ quần áo gấp 16 bộ quấn áosố lần là :
 32 : 16 = 2 (lần)
Mua 16 bộ quấn áo như thế phải trả số tiền là : 1 280 000 x 2 = 2 560 000 (đồng)
 Đáp số : 2 560 000 (đồng)
Bài giải :
Đổi : 1 giờ = 60 phút.
 60 phút gấp 15 phút số lần là :
 60 : 15 = 4 (lần)
Trong 1 giờ máy bay đó bay được số km là : 240 x 4 = 960 (km)
 Đáp số : 960 km
Bài giải :
Từ 27,64 đến 30,46 có các số tự nhiên là : 
 28, 29, 30.
 Vậy x = 28, 29, 30 thì thỏa mãn đề bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Thứ tư ngày 08 tháng 11 năm 2017
Tập đọc
 ÔN TẬP (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được bảng từ ngữ ( DT,ĐT,TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
 - Tìm được từ đồng nghĩa , trái nghĩa theo y/c của BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 2 tờ giấy khổ to có kẻ sẵn bảng từ ngữ ; một số giấy A4; bút dạ. . .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học.
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố về danh từ, động từ, tính từ theo các chủ đề đã học.
- Y/C HS điền được các từ ngữ theo các chủ đề đã học.
Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS làm việc giao việc cho các nhóm.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm chậm.
- N/xét thống nhất những từ ngữ c/xác
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Trao đổi theo nhóm hoàn thành các từ ngữ theo yêu cầu vào giấy A 4
- Đại diện nhóm trình bày dán vào giấy khổ lớn. 
- Lớp theo dõi bổ sung.
Việt Nam – Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ 
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc hi, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân . . . 
Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước. . .
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược. . 
Động từ, tính từ 
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng , kiến thiết, khôi phục, vẻ vang giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất. . . 
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết hữu nghị. . . 
Bao la, vời vợi, bát ngát, mênh mông, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ , tươi đẹp, khắc mghiệt, lao động , chinh phục, tô điểm . . . 
Thành ngữ, tục ngữ
- Quê cha đất tổ.
- Quê hương bản quán.
- Nơi chôn nhau cắt rốn.
- Giang sơn gấm vóc.
- Non xanh nước biếc.
- Yêu nước thương nòi.
- Chịu thương chịu khó.
- Muôn người như một.
- Uống nước nhớ nguồn
- Lá rụng về cội.
- Bốn biển một nhà.
- Vui như mở hội.
- Kề vai sát cánh.
- Chung lưng đấu cật.
- Chung tay góp sức.
- Chia ngọt sẻ bùi.
- Nối vòng tay lớn.
- người với người là bạn 
- Lên thác xuống ghềnh.
- Góp gió thành bão.
- Muốn hình muôn vẻ.
- Thẳng cánh có bay.
- Cày sâu cuốc bẫm.
.- Chân cứng đá mềm.
- Mưa thuận gió hoà.
- Nắng chóng trưa , mưa chóng tối.
- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
-Y/C HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thành các bài tập.
- Nhận xét thống nhất chọn bảng có kết quả đúng nhất.
Bài 2 : Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Y/cầu HS thực hiện như yêu cầu bài tập 1. GV chọn một bảng tốt nhất để bổ sung.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận rồi viết kết quả vào bảng trên giấy khổ rộng.
- Các nhóm trình bày, đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
bảo vệ 
bình yên 
đoàn kết 
bạn bè 
mênh mông
Từ đồng nghĩa
- Giữ gìn, 
 gìn giữ 
- Bình an, 
 yên bình, 
 thanh bình,
 yên ổn . . .
- Kết đoàn, 
 đoàn kết. . .
- Bạn hữu, bầu bạn , bè bạn . . .
-Bao la, bát ngát, mênh mang . . .
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách, phá huỷ, huỷ hoại, huỷ diệt
Bất ổn, náo động, náo loạn . . . 
- Chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột . . .
- Kẻ thù, kẻ địch . . . 
- Chật chội, chật hẹp, hạn hẹp. . .
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - HS nhắc lại ND đã học
 - Nhận xét tiết học 
___________________________________________________
TOÁN
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Biết:
 - Cộng hai số thập phân.
 - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra.
 2/ Bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép cộng hai số thập phân
- Y/C HS nắm được cách thực hiện phép cộng hai số thập phân 
- Gợi ý và giao việc.
- Ví dụ 1: Hãy tính độ dài đường gấp khúc ABC có số đo như hình vẽ SGK.
H. Muốn tính độ dài đường gấp khúc trên, ta làm thế nào ?
- Ghi phép cộng 1,84m + 2,45m = ?
- GV nhận xét và chốt lại cách tính. 
- Vận dụng cách tính ở ví dụ 1 thực hiện phép tính ở ví dụ 2.
 Ví dụ 2: 15,9 + 8,75 = ?
- Gọi HS nêu cách tính.
- Nhận xét chốt lại cách tính đúng :
Hoạt động 2 : Luyện tập 
- Y/C HS vận dụng quy tắc hoàn thành các bài tập.
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu bằng lời kết hợp viết bảng cách thực hiện từng phép tính cộng.
- Nhận xét chữa bài thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: - HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- GV: đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
Bài 3:
- Cho HS đọc rồi tóm tắt bài toán, sau đó tự giải và chữa bài.
- 1HS đọc to VD. 
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận: nhóm bàn trao đổi tìm ra hướng giải quyết. 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét bổ sung. 
- Các nhóm tiếp tục thực hiện trao đổi nhau tìm ra cách giải quyết ở ví dụ 2.
- Một số HS nêu cách tính.
Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
 Cộng như cộng các số tự nhiên.
 Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng thực hiện. 
- Lớp theo dõi đối chiếu kết quả 
- Nhận xét bổ sung
- Nhắc lại quy tắc 
- 3HS lên bảng làm bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét chữa bài. 
- HS đổi vở chấm chéo bài của nhau. 
- 1HS đọc to đề bài. 
- 1 HS lên bảng tóm tắt rồi làm bài. Cả lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét chữa bài 
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhắc lại cách đặt tính, cách cộng hai số thập phân, 
 - Nhắc HS về nhà làm thêm bài tập ở vở bài tập.
 - Nhận xét tiết học
_______________________________________________
Tập làm văn
ÔNTẬP (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU: 
 - Mức độ y/c kỹ năng đọc như tiết 1.
 - Nêu dược một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
 - HS K, giỏi đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL ( như tiết 1)
 - HS : Trang phục, đạo cụ diễn kịch 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
 - HS lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi 1 trong 5 bài tập đọc.
Hoạt động 2 : Cho HS diễn vở kịch Lòng dân.
- GV lưu ý 2 yêu cầu :
 + Nêu tính cách một số nhân vật. 
 + Phân vai để diễn một trong 2 đoạn.
- Y/C HS nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân.
- Nhận xét và chốt lại:
+ Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo , dũng cảm bảo vệ cán bộ 
+ An: Thông minh nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính : Hống hách 
+ Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Y/C HS phân vai và thể hiện được đúng tính cách nhân vật và sinh động
- Yêu cầu các nhóm diễn kịch.
- Nhận xét thống nhất kết quả bình chọn. 
- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân.
- Lần lượt nêu tính cách từng nhân vật trong vở kịch. 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Các nhóm chuẩn bị phân vai tập diễn.
- Mỗi nhóm diễn một trong hai đoạn của vở kịch.
- Lớp theo dõi nhận xét 
- Bình chọn nhóm diễn giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Ôn tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
 - Nhận xét tiết học.
 ___________________________________________
KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: Ôn tập kiến thức về:
 Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Phiếu học tập, Giấy khổ to có vẽ sẵn các khung sơ đồ thể hiện phòng tránh các bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/AiDS.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao yhông ? 
 - Tai nạn giao thông thường để lại những hậu quả gì ? 
 2/ Bài mới : Giới thiệu: Theo em, con người có cái gì quý nhất ?
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn tập về con người (đặc điểm tuổi dậy thì ở con trai và con gái. .)
 Y/C HS xác định được những đặc điểm của con trai và con gái ở tuổi dậy thì.
- Gợi ý và giao việc: 
+ Phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thực hiện
* Nhận xét chữa bài cho HS làm bài trên bảng lớp. 
+ Tuổi dậy thì nam có những đặc điểm gì ?
+ Tuổi dậy thì nữ có những đặc điểm gì ?
+ Nêu quá trình hình thành một cơ thể người?
 + Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
Hoạt động 2: Ôn tập cách phòng tránh một số bệnh 
- Y/C HS vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học.
 + Hướng dẫn HS cách sử dụng sơ đồ phòng tránh các bệnh thường gặp đã học. 
 + Cho các nhóm bốc thăm một bệnh trình bày bằng sơ đồ. 
 + Nhóm nào xong trước là thắng và được trình bày trước.
* Nhận xét chốt lại các kết quả đúng :
 + Gợi ý : Có thể nêu một số câu hỏi :
 - Bệnh đó nguy hiểm thế nào ?
 - Bệnh đó lây truyền bắng cách nào ? 
+ Nhóm cặp đôi nhận phiếu học tập trao đổi hoàn thành phiếu. 
+ 1 HS làm bài trên bảng lớp. 
+ Nhận xét bài làm của bạn. 
+Trao đổi chữa bài đánh giá ... .
 (. . . phát triển nhanh về chiều caovà cân nặng ; cơ quan sinh dục phát triển. .. có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và có khả năng hoà nhập vào cộng đồng . . .)
 (. . . cơ thể phát triển nhanh về cân nặng và chiều cao ; cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có xuất hiện kinh nguyệt . . .. có nhiều biến đổi vềø tình cảm . . .)
+ Lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Lớp nhận xét bổ sung. 
+ Chú ý theo dõi 
+ Đại diện nhóm bốc thăm 
+ Cả nhóm cùng làm việc 
+ Lớp theo dõi nhóm bạn trình bày
+ Góp ý bổ sung cho nhóm bạn
+ Trao đổi về những bệnh các nhóm bạn trình bày. 
 3/Củng cố - Dặn dò: 
 - Về nhà tiếp tục ôn tập; tiết sau tiếp tục ôn tập tại lớp. 
 - Nhận xét tiết học; tuyên dương những nhóm có mhiều thành tích . 
Buổi chiều
ĐỊA LÍ
 NÔNG NGHIỆP
I / MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triền và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
 + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
 + Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên
 + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
 + Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta(lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn).
 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng, cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng
 - Học sinh khá, giỏi: Giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn. Giải thích được vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hâu nóng ẩm
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. Tranh minh hoạ ( SGK), Phiếu học tập của HS.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và tập trung sống ở đâu?
 + Các dân tộc ít người thường tập trung sống ở đâu? Nêu một vài dân tộc ít người mà em biết?
 2/ Bài mới: Giới thiệu: trong bài trước chúng ta biết 3/ 4 dân số nước ta sống ở các vùng nông thôn. Vậy sự tập trungdân cư ở nông thôn thể hiện điều gì về ngành nông nghiệp nước ta? 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt.
 a) Vai trò của ngành trồng trọt ở nước ta. 
- Hãy quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và dựa vào các kí hiệu cây trồng, con vật và cho biết số cây trồng nhiều hơn hay số con vật nhiều hơn?
- Cho biết vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ?
* Kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi; chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
 b) Các loại cây và đđ chính của cây trồng ở Việt Nam.
- Hãy quan sát lược đồ và nghiên cứu SGK thảo luận hoàn thành phiếu học tập. - Phát phiếu học tập cho các nhóm. 
* Nhận xét chữa phiếu học tập. 
c) Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
 - Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng ?
 - Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta ?
 - Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới ?
* N/xét câu trả lời và chốt lại kết hợp hình thành sơ đồ.
 + Loại cây nào được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên ?
 + Em biết gì về giá trị của những loại cây này?
 + Với những loại câycó thế mạnh như thế, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
* chốt :- Ở vùng núi và cao nguyên được trồng nhiều các cây công nghiệp như chè , cà phê, cao su. . .
- Các loại cây này có giá trị xuất khẩu cao; cà phê, chè, cao su . . của Việt Namđã nổi tiếng trên thế giới .
- Ngành trồng trọt đóng góp tới 3/4giá trị s/xt nông nghiệp.
d) Sự phân bố cây trồng ở nứơc ta. 
 - Hãy quan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc