Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 49: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính tổng nhiều số thập phân; Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán liên quan đến số thập phân.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS thực hiện phép các tính sau:

 7,69 + 3,02 ; 6 + 5,94

- HS và GV nhận xét.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 49: tổng nhiều số thập phân
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết tính tổng nhiều số thập phân; Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán liên quan đến số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS thực hiện phép các tính sau:
 7,69 + 3,02 ; 6 + 5,94
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Ví dụ
- GV nêu bài toán.
? Làm thế nào để tính được số lít dầu trong cả 3 thùng?
- GV yêu cầu HS dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân để làm bài.
? Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào?
- 1 HS đọc lại.
+ Để tính được ta lấy:
 27,5 + 36,75 + 14,5 
- HS thực hiện: 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
- HS trả lời.
HĐ 2: (8 phút)
Bài toán
- Nêu bài toán.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác.
- Yêu cầu HS nêu cách tính tổng: 8,7 + 6,25 + 10.
- GV nhận xét.
- HS nêu.
- 1 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- 1 HS làm, cả lớp làm nháp.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
 Đáp số: 24,95 dm.
- HS nêu.
HĐ 3: (15 phút)
Thực hành
+ Bài 1 (a, b)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
? Khi viết dấu phẩy ở tổng chúng ta phải chú ý điều gì?
- 1 HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS chữa bài
a) 5,27 b) 6,4 
+ 14,35 + 18,36 
 9,25 52 
 28,87 76,76 
- HS trả lời.
+ Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
? So sánh giá trị của hai biểu thức.
- Giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
a
b
c
(a+b) + c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
(2,5+6,8)+1,2
 = 10,5
10,5
1,34
0,52
4
(1,34+0,52)+4
= 5,68
5,68
- (a+ b) + c = a + (b+c)
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Bài 3 (a, c)
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp lamg bài vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ.
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 
 = 14 + 5,89 
 = 19,89 
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
 = (5,75 + 4,25) + (7,8 +1,2)
 = 10 + 10
 = 20
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
ôn tập giữa học kì i (tiết 7)
Kiểm tra
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Kiểm tra đọc - hiểu và kiểm tra kiến thức kĩ năng về từ và câu. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng về từ và câu.
3. Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc khi làm bài.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bút, nháp.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV nhận xét.	
3. Tiến hành kiểm tra (30 phút)	
Đề bài
Đáp án
A. Đọc thành tiếng.
B. Đọc thầm bài “mầm non”. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng. Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hè ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
 a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
 b. Nhờ sự im ắng của mọi cảnh vật trong mùa xuân.
 c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoâ lá trong mùaxuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
Rừng thưa thớt vì ít cây.
Rừng thưa thớt vì cây không có lá.
Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. ý chính của đoạn văn là gì?
Miêu tả mầm non.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc?
	a. Bé đang học ở trường mầm non.
	b.Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c.Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghĩa là gì?
Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào?
 a. Danh từ ; b. Tính từ ; c. Động từ
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt
 b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách
 c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
a. Lặng im ; b. Nho nhỏ ; c. Lim dim
 - GV thu bài.
* Phần A: Tối đa 5 điểm.
* Phần B: (5điểm)
Mỗi lần khoanh vào trước câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 * Kết quả: 
1 - d
2 - a
3 - a
4 - b
5 - c
6 - c
7 - a
8 - b
9 - c
10 - a
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét giờ học kiểm tra.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
ôn tập giữa học kì i (tiết 8)
Kiểm tra
I. mục tiêu
- Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng giữa học kì I.
- Nghe viết đúng chính tả tốc độ khoảng 95 chữ /15 phút không mắc quá 5 lỗi.
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu của đề bài.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra.
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Tìm hiểu 
đề bài
- GV viết đề bài lên bảng: Hãy tả ngôi trường thân yêu của em.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi.
HĐ 2: (25 phút)
HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV bao quát lớp, hướng dẫn HS yếu kém hoàn thành bài.
- Cả lớp làm bài.
Bài văn trình bày theo 3 phần:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
HĐ 3: (2 phút)
Thu bài, 
nhận xét bài
- Sau khi HS làm xong bài GV thu bài của HS.
- Nhận xét chung về bài viết của HS.
- HS nộp bài.
- HS nghe.
4. Củng cố (3 phút)
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Tập viết lại nhiều lần bài văn tả cảnh.
- Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 20-21: ôn tập: con người và sức khỏe 
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về con người và sức khỏe.
2. Kĩ năng: Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh; Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
3. Thái độ: Biết tự bảo vệ sức khỏe, phòng tránh một số bệnh.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 42-43 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy vẽ, bút màu.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Làm việc với SGK
* Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu như bài tập 1,2,3 trang 42-SGK.
- GV quan sát giúp đỡ những HS yếu.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời lần lượt 3 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
Đáp án:
- Câu 1: Tuổi dậy thì ở nữ: 10-15 tuổi; Tuổi dậy thì ở nam: 13-17 tuổi.
- Câu 2: ý d
- Câu 3: ý c
- 3 HS lên chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (15 phút)
Trò chơi 
Ai nhanh, ai đúng ?
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1-SGK trang 43, sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
- Vẽ xong các nhóm mang bài lên bảng dán. Nhóm nào xong trước đúng, đẹp thì thắng cuộc.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc, nhận xét tuyên dương các nhóm.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm mang bài lên dán và trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiếp).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
2. Kĩ năng: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
3. Thái độ: Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- HS nêu yêu cầu và cách luộc rau.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- GV cho HS quan sát hình 1-SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Mục đích của việc bày món ăn là gì?
+ Nêu tác dụng của các dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?
- GV nhận xét tóm tắt ý trả lời và giải thích của HS.
+ Hàng ngày gia đình em thường bày các món ăn như thế nào?
- GV nêu: Việc bày bàn ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn thướng là: sắp xếp món ăn, bát ăn, đũa vào mâm và đặt mâm lên bàn ăn hoặc chiếu  
- GV cho HS quan sát 1 số tranh minh hoạ về cách bày bàn ăn (cả vùng nông thôn và thành thị.)
- Yêu cầu HS tự trao đổi với bạn bên cạnh về cách bày bàn ăn trong tranh.
- Mời một số HS nêu ý kiến nhận xét.
- HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát 1 số tranh minh hoạ về cách bày bàn ăn (cả vùng nông thôn và thành thị).
- HS trao đổi nhóm 2.
- 2, 3 HS nêu ý kiến.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn 
- GV nêu mục đích của hoạt động.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 theo câu hỏi gợi ý:
+ Khi ăn xong ai là người thu dọn bữa ăn?
+ Nêu cách thu dọn sau bữa ăn của gia đình em?
- GV quan sát hướng dẫn các nhóm trao đổi.
- Hết thời gian gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- HS trao đổi nhóm 4 theo câu hỏi.
- 3 nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp nghe và nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức bài học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Thực hiện bày, dọn thức ăn giúp ông bà, cha mẹ.	
- Chuẩn bị bài sau: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; Đọc đúng: leo trèo, xoè lá, lá nâu, săm soi.
3. Thái độ: Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài SGK; Bảng phụ câu dài: Cây hoa ti gôn ... bé xíu.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ 
- Không.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV chia đoạn: 
Đoạn 1: Câu đầu.
Đoạn 2: Tiếp đến  không phải là vườn. 
Đoạn 3: Còn lại.
- GV ghi bảng: leo trèo, lá nâu, săm soi.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn 
- HS đọc từ khó.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2, từ ngữ (chú giải)
- Luyện đọc cặp.
- Thi đọc đại diện cặp.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, tìm hiểu các câu hỏi SGK.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hồng biết?
 + Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào? 
- Yêu cầu HS đọc lướt bài tìm nội dung.
- HS đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc, nêu nội dung bài.
HĐ 3: (10 phút)
Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn 3.
- GV hướng dẫn đọc.
- GV nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- 2 HS đọc
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo phân vai (người dẫn chuyện, ông, Thu).
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 HS nêu lại nội dung của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Luyện đọc diễn cảm toàn bài.	
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/11/2015
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2015
Tiết 1 + 2 
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
Tiết 50: ôn tập
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố một số kiến thức về số thập phân.
2. Kĩ năng: Thực hiện được các bài toán liên quan đến số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảng làm bài sau:
a) 3,8 + 4,2 + 5,2 + 5,8
b) 12,54 + 23,67 + 7,16 + 38,13 
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Ôn tập 
- GV hướng dẫn HS ôn lại các nội dung kiến thức về:
+ Đọc, viết số thập phân.
+ So sánh số thập phân.
+ Viết số đo dộ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Cộng hai hay nhiều số thập phân.
- HS xem lại kiến thức đã học.
- Nêu cách đọc, viết, so sánh, tính tổng số thập phân.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
- GV đưa ra một số bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân vào vở.
- Mời một số em lên bảng chữa bài.
- Cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV chốt lại các kiến thức qua mỗi bài.
- HS làm một số bài tập sau:
+ Bài 1:
a) Số "Mười phẩy bốn mươi hai" viết là:
A. 107,402 B. 17,402
C. 17,42 D. 107,42.
b) Viết dưới dạng số thập phân được:
A. 1,0 B. 10,0
C. 0,01 D. 0,1.
c) Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là:
A. 8,09 B. 7,99
C. 8,89 D. 8,9.
d) 6 cm2 8 mm2 = ... mm2.
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 68 B. 608
C. 680 D. 6800
+ Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 6m 25 cm = ... m 
 38m 5cm =  m b) 25 ha = ... km2 
 4578 m =  km
+ Bài 3: Mua 12 quyển vở hết 18000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung kiến thức liên quan đến số thập phân.	
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
Tuần 10
I. mục tiêu 
 - GV giúp HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình sau tuần học.
 - HS thấy được trách nhiệm của bản thân.
II. Nội dung 
1. Kiểm điểm tuần 10
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần 10 về: Học tập, nề nếp, lao động vệ sinh.
- Các tổ trưởng báo cáo theo dõi tuần qua của tổ mình.
- Các tổ cho ý kiến, nhận xét, đóng góp.
- Cá nhân HS đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
2. Phương hướng tuần 11
- Duy trì tốt nề nếp và học tập.
- Thực hiện “Nói lời hay, làm việc tốt”.
- Tập luyện văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.2.2015.doc