Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

Toán

Luyện tập chung

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức – kĩ năng: Chuyển được phân số thập phân thành số thập phân. So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.

1.2. Năng lực: Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học.

GV: Phấn màu.

HS: SGK, VBT, bảng con.

3. Các hoạt động dạy học.

 

docx 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 (theo định hướng phát triển năng lực học sinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át – chú bác.
+ Lẫn âm ư – â.
 Ngân dài.
 Ngưng lại – ngừng lại.
 Tưng bừng – bần cùng.
+ Lẫn âm điệu.
 Bột gỗ – gây gổ
- HS đọc các từ đã ghi vào sổ tay chính tả.
Hoạt động lớp
- HS đọc.
- Thi đua viết đúng trên bảng con
Khoa học
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Nêu một số một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học
GV: Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông . Hình vẽ trong SGK trang 40, 41 .
HS: SGK, VBT, sưu tầm các thông tin về an toàn giao thông.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình. HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
Bước 1: Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 , 3 , 4 trang 40 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình.
- Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
- Tại sao có vi phạm đó?
- Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
à GV chốt: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ (vỉa hè bị lấn chiếm, đi không đúng phần đường quy định, xe chở hàng cồng kềnh).
Hoạt động 2. HS nêu được 1 số biện pháp an toàn giao thông.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 37 SGK và phát hiện những việc cầm làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS nêu các biện pháp an toàn giao thông.
à GV chốt.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Thi đua (2 dãy) Trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm - cả lớp
- HS quan sát, hỏi và trả lời nhau theo gợi ý.
- Đại diện nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.
- Không tuân thủ luật giao thông .
- Gây tai nạn cho mình và người khác 
Hoạt động cá nhân
- HS làm việc nhóm đôi.
- 2 HS ngồi cặp cùng quan sát H 5, 6 , 7 Tr 41 SGK – đại diện trình bày 
- Hình 5 : Thể hiện việc HS được học về Luật Giao thông đường bộ
- Hình 6: Một bạn đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm
- Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định 
Hoạt động nhóm
- HS thi đua.
Thứ ba, ngày 7 tháng 11 năm 2017
Buổi sáng
Toán 
Kiểm tra giữa kì I
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì I (tiết3)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ,đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Trang ảnh minh họa nội dung các bài văn miêu tả đã học .
HS: SGK, VBT . 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS ôn các bài văn miêu tả.
- Nhiệm vụ các em là đọc lại các bài tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mu .
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
à Lưu ý: Khi đọc mỗi bài, các em cần chú ý những hình ảnh, chi tiết sinh động, hấp dẫn của mỗi bài .
Hoạt động 2. HS biết chọn những chi tiết hay và có lời giải thích thuyết phục .
- Yêu cầu HS đọc bài 2 .
- Trong 4 bài văn miêu tả em vừa đọc, em thấy chi tiết nào em thích nhất. Em hãy ghi lại chi tiết đó và giải thích rõ vì sao em thích ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét – tuyên dương
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc BT 1
- HS lắng nghe.
 - HS đọc lại các bài tập đọc.
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc bài 2 – Lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
- HS lần lượt trình bày .
- Lớp nhận xét.
- HS thi đọc diễn cảm .
- Lớp nhận xét.
Buổi chiều
Tập làm văn
Ôn tập giữa học kì I (tiết 4)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học(BT1).
1.2. Năng lực: Biết tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.	
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ , bút dạ .
HS: SGK , VBT.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS hệ thống hóa vốn từ ngữ về 3 chủ điểm đã học (Việt Nam – Tổ quôc em; Cánh chim hòa bình; Con người với thiên nhiên) , tìm danh từ, động từ, tính từ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1.
- Nêu các chủ điểm đã học?
- Nội dung thảo luận: lập bảng từ ngữ theo các chủ điểm đã học.
- Bảng từ ngữ được phân loại theo yêu cầu nào?
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2. HS củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hướng vào các chủ điểm ôn tập .
Bài 2:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Từ trái nghĩa?
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 6.
- Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ: bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông.
- GV nhận xét – chốt lại 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa tìm
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Yêu cầu HS thi đua tìm từ đồng nghĩa với từ “bình yên”.
- Đặt câu với từ tìm được.
- GV nhận xét + tuyên dương.
Hoạt động nhóm - lớp
- 1HS đọc – Lớp theo dõi.
- HS nêu tên các chủ điểm đã học.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm - cá nhân
- HS nêu. 
- HS hoạt động các nhóm bàn trao đổi, thảo luận để lập bảng từ ngữ theo 3 chủ điểm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Đại diện nhóm trình bày .
- Nhóm khác nhận xét – có ý kiến.
- 2 HS đọc lại bảng từ.
Hoạt động lớp 
- Lần lượt HS nêu bài làm, các bạn nhận xét (có thể bổ sung vào).
- Lần lượt HS đọc lại bảng từ.
- HS thi đua đặt câu.
® Nhận xét lẫn nhau.
Lịch sử
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập:
+ Ngày 2-9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều buổi lễ kết thúc.
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Hình ảnh SGK: Aûnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
HS: SGK, VBT, sưu tầm thêm tư liệu, ảnh tư liệu.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS thuật lại quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945 và diễn biến buổi lễ “ Tuyên bố Độc lập”.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn “Ngày 2/ 9/ 1945 bắt đầu đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Yêu cầu HS thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
Hoạt động 2. HS nêu được nội dung chính của bản Tuyên Ngôn Độc lập.
- Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận.
- Thuật lại những nét cơ bản của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Trình bày nội dung chính của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập , Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định điều gì?
GV nhận xét – chốt ý.
Hoạt động 3. HS củng cố kiến thức vừa học .
- Em hãy nêu ý nghĩa của buổi lễ tuyên bố độc lập ? 
- Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm ngày 2-9.
Họat động lớp
- 1 HS đọc – lớp theo dõi.
- Ngày 2 / 9 / 1945, Hà Nội tràn ngập cờ và hoa .quảng trường Ba Đình với niềm hân hoan, phân khởi.
- HS quan sát.
Hoạt động nhóm 
- HS đọc SGK, thảo luận và thuật lại cho nhau nghe đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
- Đúng 14 giờ ngày 2 / 9 / 1945, buổi lễ bắt đầu .đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi lễ kết thúc trong không khí vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập dân tộc.
- Tố cáo tội ác của chính quyền Pháp – Nhật .toàn thể dân tộc Việt Nam .
Gồm 2 nội dung chính.
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
+ Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Hoạt động lớp 
- Ý nghĩa:
Ngày 2/ 9/ 1945 trở thành ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm Việt Nam trở thành một nước độc lập.
- HS nêu + trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
 Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò. HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô giáo. 
1.2. Năng lực: Biết trình bày ý kiến của mình trước đám đông.
1.3. Phẩm chất: HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học.
2. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp. 
3. Tài liệu và phương tiện 
- Đầu DVD, tivi
- Các video clip về tình cảm thầy trò trong dịp khai trương, ngày 20/11 (nếu có) (xem ảnh số 4).
- Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ. 
- Cao dao, tục ngữ về người thầy
- Các câu chuyện về tình thầy trò
- Các bài hát ca ngợi thầy, nói về mái trường, lớp học
+ Lớp chúng mình rất vui - Nhạc và lời: Mộng Lân
+ Bụi phấn - Nhạc: Vũ Hoàn, lời: Lê văn Lộc 
4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- GV thông báo cho HS biết nội dung, kế hoạch về hoạt động trước 1-2 tuần. 
- Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ
- Hướng dẫn HS sưu tầm ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện về tình thầy trò. 
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ 
- Xây dựng chương trình hoạt động trong 1 tiết
Bước 2: Tiến hành 
- Cả lớp hát (hoặc nghe băng) bài hát “Bụi phấn”, Nhạc Vũ Hoàn, lời Lê Văn Lộc.
- GV trao đổi với HS: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Lòng kính yêu, biết ơn công lao người thầy cảu HS tình cảm của người HS dành cho người thầy)
- Liên hệ cá nhân. 
+ Các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thể hiện tình cảm yêu quý thầy giáo, cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của các thầy giáo, cô giáo như thế nào?
+ Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý (cử chỉ, lời nói yêu thương hoặc sự giúp đỡ chân thành) của các thầy giáo, cô giáo? Tâm trạng của em lúc đó ra sao? Điều đó có ảnh hưởng đối với em như thế nào? 
- GV đọc cho HS nghe một bài bức thư gửi thầy giáo cũ 
- Hướng dẫn HS viết thư, gửi thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ.
- HS viết thư hoặc làm thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ
- GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư, các bưu thiếp các em đã viết
- GV khen gợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với các thầy cô giáo cũ và nhấn mạnh các thầy cô giáo cũ sẽ rất vui và tự hào khi nhận được những bức thư, thiếp chúc mừng của các em. 
- HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy - trò. 
- Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ tư, ngày 8 tháng 11 năm 2017
Buổi sáng
Toán 
Cộng hai số thập phân
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS cộng được hai số thập phân. Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Phấn màu. 
HS: SGK, bảng con.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS biết cách cộng 2 số thập phân.
- GV nêu bài toán dưới dạng ví dụ.
- Gợi mở từng bước
- Chuyển lại để tìm kết quả bài toán trên.
- Hướng dẫn HS tự đặt tính và tính.
- GV theo dõi ở bảng con, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu ví dụ 2.
- Hỏi HS để giúp các em nhận thấy số chữ số ở phần thập phân của 2 số hạng không giống nhau nên phải lưu ý khi đặt tính. (có thể viết chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của 15,9 để có 15,90)
- GV nhận xét.
- GV nhận xét – chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2. HS thực hành phép cộng hai số thập phân, biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
Bài 1:
- Cho HS làm trên bảng con
- Khi chữa, GV cho HS nêu cách
thực hiện từng phép cộng. VD: +
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
Bài 2:
- GV lưu ý HS chú ý đặt tính và tính trường hợp ở 2 số hạng số các chữ số sau dấu phẩy không giống nhau (phần c)
GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3. Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
- GV cho HS thi làm toán nhanh : Cộng hai số thập phân : 
34. 76 + 57, 19 = ? 
104,5 + 27, 41 = ? 
Hoạt động lớp 
- HS thực hiện bảng con.
- HS nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
- HS nêu nhận xét cách đặt tính.
- HS nêu cách cộng.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát
- HS làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS sửa bài và nêu từng bước thực hiện .
- HS rút ra ghi nhớ.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm 
- HS đọc đề.
- HS làm bài trên bảng con.
- HS sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề.
- HS làm bài ở bảng con.
- HS sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề – phân tích đề.
- HS làm bài – sửa bài 
- Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp 
- HS thực hiện bảng con.
- Lớp nhận xét.
Tập đọc
Ôn tập giữa học kì I (tiết5)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”và bước đấu có giọng đọc phù hợp.
1.2. Năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác.	
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn kịch .
HS: SGK, VBT.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS ôn và làm được bài tập.
- Các em đọc vở kịch Lòng dân.
- Đọc lướt bài Nghìn năm văn hiến.
Hoạt động 2. HS làm được bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- Nêu tên các nhân vật có trong đoạn trích .- Nêu tính cách từng nhận vật .
- Chọn một cảnh trong đoạn trích và nhóm phân vai để tập diễn.
- GV theo dõi và chọn nhóm tập tốt nhất diễn kịch .
- GV nhận xét – tuyên dương .
Hoạt động 3. Củng cố đọc bảng thống kê số liệu.
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- Các em đọc thầm bài : Nghìn năm văn hiến.
- Chọn một đoạn trong bài đọc minh họa.
- Bài văn thuộc thể loại phong cách gì 
- Cần đọc bài đó với giọng thế nào?
- Khi đọc bài Nghìn năm văn hiến, em cần đọc với giọng thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc minh họa.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc.
- HS đọc thầm.
Hoạt động nhóm – lớp 
- 1 HS đọc bài 2 – Lớp theo dõi.
- Dì Năm , An , cai, lính , cán bộ.
- HS nêu tính cách từng nhân vật.
- HS làm việc theo nhóm . Phân vai cụ thể để tập một trong hai đoạn trích 
- HS diễn kịch – Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp 
- 1 HS đọc – lớp theo dõi.
- HS đọc thầm. 
- Thuộc thể loại văn xuôi chính luận – bàn bạc, trình bày về những vấn đề chính trị, thời sự .
- Cần đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát, đôi khi mạnh mẽ hùng hồn, đanh thép .
- Cần đọc với giọng tràn đầy niềm tự hào về truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc.
- HS tiếp nối đọc – Lớp nhận xét .
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức – kĩ năng:Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
1.2. Năng lực: HS vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Các sơ đồ trang 42 , 43 / SGK.Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng.
HS: SGK, VBT. 
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Ôn lại cho HS 1 số kiến thức trong các bài: Nam hay nữ; Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu bài tập 1, 2 , 3 trang 42/SGK.
- GV chốt.
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
- GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng bệng viêm gan A ở trang 43/ SGK.
- Phân công các nhóm: chọn một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó.
- GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ.
à GV chốt + chọn sơ đồ hay nhất.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa ôn ở trên.
- Nêu giai đoạn tuổi dậy thì và đặc điểm tuổi dậy thì?
- Nêu cách phòng chống các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, phòng nhiễm HIV/ AIDS?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS chọn vị trí thích hợp trong lớp đính sơ đồ cách phòng tránh các bệnh.
- Nhận xét tiết học. 
Hoạt động nhóm - lớp
- HS vẽ lại sơ đồ và đánh dấu giai đoạn dậy thì ở con gái và con trai, nêu đặc điểm giai đoạn đó.	 
- Cá nhân trình bày với các bạn trong nhóm sơ đồ của mình, nêu đặc điểm giai đoạn đó.
- Các bạn bổ sung.
- Mỗi nhóm cử một bạn đem sơ đồ dán lên bảng và trình bày trước lớp.
Hoạt động nhóm - lớp
- Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
- Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
- Nhóm 3: Bệnh viêm não.
- Nhóm 4: Cách phòng tánh nhiễm HIV/ AIDS
- Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
- Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
(viết hoặc vẽ dưới dạng sơ đồ).
- Các nhóm treo sản phẩm của mình.
- Các nhóm khác nhận xét góp ý và có thể nếu ý tưởng mới.
Hoạt động lớp 
- HS lần lượt nối tiếp trả lời.
- HS đính sơ đồ lên tường.
Thứ năm, ngày 9 tháng 11 năm 2017
Buổi chiều
Toán
Luyện tập
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: HS ôn tập về:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
1.2. Năng lực: Biết tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn bè, thầy cô hoặc người khác.1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Phấn màu. 
HS: VBT, bảng con, SGK.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS thực hành tốt cộng 2 số TP, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chốt lại: Tính chất giao hoán: 
a + b = b + a
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2.
Yêu cầu HS làm bài.
GV chốt: vận dụng tính chất giao hoán.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- GV chốt: Giải toán Hình học: Tìm chu vi (P).
- Củng cố số thập phân.
Hoạt động 2. HS nhận biết tính chất cộng một số với 0 của phép cộng các số thập phân, và dạng toán trung bình cộng. 
- Đọc đề, tóm tắt đề.
- Nêu cách giải.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt ý: nêu cách giải phù hợp nhất.
- GV tổ chức sửa bài thi đua cá nhân.
Hoạt động 3. Ôn lại kiến thức vừa học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học.
- GV tổ chức cho HS thi đua giải nhanh: 14, 52 + 25, 48 = ? 
- GV nhận xét – tuyên dương. 
Hoạt động lớp
- HS đọc đề.
- HS làm bài.
- HS lần lượt sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu tính chất giao hoán.
- HS đọc đề.
- HS làm bài.
- HS sửa bài, áp dụng tính chất giao hoán.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề.
- HS tóm tắt.
- HS làm bài – 1 HS làm bảng phụ 
- HS sửa bài.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm 
- Lớp làm bài.
- HS sửa bài thi đua.
Hoạt động lớp 
- HS nêu lại kiến thức vừa học.
- HS làm bảng con.
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kì I (tiết 6)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức – kĩ năng: Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2(chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e). Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4).
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp. 
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Bút dạ , bảng phụ.
HS: SGK, VBT, từ điển.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS ôn luyện về nghĩa của từ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 1.
- Em hãy thay các từ: bê, bảo, vò, thực hành bằng những từ đồng nghĩa khác để đoạn văn hay hơn.
- GV nhận xét - chốt lại.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- GV dán phiếu, mời 2-3 HS lên thi làm bài. Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
- GV nhận xét - chốt lại.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 3.
- GV nhắc HS: mỗi em có thể đặt 2 câu ,mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm
- GV nhận xét - chốt lại.
Hoạt động 2: HS biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài 4.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét - chốt lại
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa học.
- GV tổ chức thi đua giữa 2 dãy.
- Tìm từ đồng nghĩa (trái nghĩa, đồng âm, từ nhiều nghĩa) và đặt câu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động nhóm – lớp 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài.
- HS trình bày – Lớp nhận xét.
- Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói : “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng thưa với ông : “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS thi đọc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa
- HS khác làm vở.
- HS đọc kết quả làm bài.
+ No; chết; bại; đậu; đẹp
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
HS làm bài.
HS nêu kết quả làm bài.
+ Giá cuốn sách này 12 000 đồng.
+ Giá sách của em làm bằng gỗ.
Hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 10Lop 5Dinh huong phat trien nang luc HS_12194299.docx