Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm một bài vă với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)

 - Hiểu ND: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - GV: Tranh SGK phóng to, thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng.

 - HS: Đọc trước bài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ: “Ôn tập” Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 2/ Bài mới:

 Giới thiệu bài – Ghi đề.

Hoạt động1: Luyện đọc

- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.

- GV chia bài này thành 3 đoạn.

- Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.

- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

- Lần 3: GV Kết hợp giải nghĩa thêm.

- Cho HS luyện đọc theo cặN2.

- Gọi HS đọc.

- GV nhận xét chung việc đọc bài của HS.

- GV đọc toàn bài 1 lần.

Họat động 2: Tìm hiểu bài:

 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.

Đoạn 1: Từ đầu đến không phải là vườn.

 + Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

 + Hãy nói về những loài cây được trồng trên ban công nhà bé Thu?

 

doc 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trào Cần Vương.
 + Đầu thế kỉ XX, phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
 + Ngày 3-2-1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
 + Ngày 19-8-1945: Khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội.
 + Ngày 2 -9 – 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Bảng thống kê sự kiện lịch sử từ bài 1 đến bài 10
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập. 
 + Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập ngày tháng năm nào? Ở đâu? 
 + Em hãy thuật lại buổi lễ tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập?
 2/ Bài mới: GV nêu MĐ - YC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
- GV treo bảng thống kê lên bảng yêu cầu học sinh đọc và thảo luận nhóm bàn hoàn thành bảng thống kê.
- Học sinh đọc bảng và TLCH
- Học sinh thảo luận nhóm bàn hoàn thành bảng thống kê trên phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp b/s
Thời 
gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện.
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Mở đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.
1859 
-> 1864
Phong trào chống Pháp của Trương Định
- Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Pháp đánh chiếm Gia Định.
- Bình Tây đại nguyên soái Trương Định.
1859 
-> 1864
Phong trào chống Pháp của Trương Định.
- Phong trào diễn ra từ ngày đầu khi Pháp cvào chiếm đóng Gia Định; phong trào đang lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống thực dân xâm lược.
- Bình Tây đại nguyên soái Trương Định.
5/7/1885
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 - Để giành thế chủ động Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do đich còn mạnh nên kinh thành nhanh chống thất thủ. Sau cuộc phản công Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu cần Vương từ đó bùng nổ phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương.
- Tôn Thất Thuyết
Vua Hàm Nghi.
1905 
-> 1908
Phong trào Đông du
- Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã đưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam
PBC là nhà yêu nước của Việt Nam thế kỉ XX
5/6/1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, khác với con đường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX
Nguyễn Tất Thành.
3/2/1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành chiến thắng lợi vẻ vang.
1930 
-> 1931
-Phong trào xô viết Nghệ Tĩnh
- Nhân dân Nghệ Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12 tháng 8 là ngày kĩ niệm xô Viết Nghê Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công.
8/1945
Cách mạng tháng 8.
- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19 /8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng tám của nước ta.
2/9/1945
- Bác Hồ đọc bảng Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.
- Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết. Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do độc lập
- GV treo bảng tổng hợp đã hoàn chỉnh. Yêu cầu học sinh đọc lại.
Hoạt động 2:Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- GV giới thiệu trò chơi: Chúng ta cùng chơi trò Ô chữ kì diệu. Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc.
- GV nêu cách chơi:
+ Trò chơi tiến hành cho 3 đội chơi.
- GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên.
- Hai ba học sinh đọc.
+ Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang, cô sẽ đọc gợi ý của từ hàng ngang, 3 đội cùng suy nghĩ, đôi phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. Đúng được 10 điểm, sai không được điểm, đội khác được quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi như thế.
+ Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hàng dọc. Đội tìm được từ hàng dọc được 30 điểm.
+ Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung ôn tập. 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”
 - GV nhận xét tiết học
_________________________________________________
Buổi chiều:
Tiếng Việt (Thực hành)
 Tiết 1: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ chỉ ngôi.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ chỉ ngôi.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Thế nào là đại từ chỉ ngôi? Cho ví dụ?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Tìm đại từ chỉ ngôi trong đoạn văn sau và cho biết cách dùng đại từ xưng hô trong đoạn văn đối thoại đó cho em biết thái độ của Rùa và Thỏ đối với nhau ra sao?
 “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy mỉa mai bảo Rùa rằng:
- Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?
 Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
 Thỏ vểnh tai lên tự đắc :
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!”
Bài tập 2 :
H: Hãy tìm những đại từ và đại từ xưng hô để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho đúng :
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy,. biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm, nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi,  bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy  đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó  rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo  hỏi dùm tại sao  lại không thả mối dây xích cổ ra để  được tự do đi chơi như .” 
4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Bài giải :
- Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là:
 Ta, mày, anh, tôi.
- Thái độ của Thỏ và Rùa đối với nhau trong đoạn văn : Kiêu ngạo, coi thường Rùa
Bài giải :
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, tôi biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm, nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy tôi đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi dùm tại sao người ta lại không thả mối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi.” 
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Toán (Thực hành)
Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Phần 1: Ôn cách cộng 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân
 + Đặt tính 
 + Cộng như cộng 2 số tự nhiên
 + Đặt dấu phẩy ở tổng ...
Lưu ý: Bước 1 và bước 3 còn bước 2 HS đã thành thạo với phép cộng 2 số TN 
Phần 2: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 + 34,8	
b) 284 + 1,347
c) 0,897 + 34,5	
d) 5,41 + 42,7
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn
- HS tính 
- Gọi HS nêu KQ 
Bài tập 2: Tìm x
a) x - 13,7 = 0,896	
 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu cách cộng 2 số thập phân
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
a) 100,52
b) 285,347
c) 35,397
d) 48,11
Lời giải :
a) x - 13,7 = 0,896	
 x = 0,896 + 13,7
 x = 14,596
b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
 x – 3,08 = 34,32
 x = 34,32 + 3,08 
 x = 37,4
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
 (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
 Đáp số: 81 lít. 
Bài giải :
 Giá trị của số lớn là :
 26,4 + 16 = 42,4
 Đáp số : 42,4
- HS lắng nghe và thực hiện.
MÔN: TOÁN
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố kĩ năng trừ các số thập phân 
 - Củng cố về giải bài toán 
-Vận dụng vào tính toán trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- VBT 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hình thức tổ chức
Đối tượng
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 87,63 - 25,18 b) 457,5 - 328,07 
Bài 2: Tìm x 
 a) x + 5,47 = 63,18 + 1,56 b) 105,8 - x = 2,47 + 85,6 
Bài 3: Một thùng đựng 20,65l dầu. Người ta lấy ra ở thùng đó 5,5 l dầu sau đó lại lấy ra 2,7 l nữa. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu? 
 Giải 
Số lít dầu lấy ra hai lần là : 5,5 + 2,7 = 8,2 ( lít )
Số lít dầu còn lại trong thùng là:20,65 -8,2= 12,45( lít )
 Đáp số: 12,45 lít .
Bài 4: Tổng của ba số bằng 10. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 8,3. Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 4,5. Tính mỗi số.
Giải : Số thứ nhất là : 10 – 4,5 = 5,5 
 Số thứ hai là : 8,3 – 5,5 = 2,8
 Số thứ ba là : 4,5 – 2,8 = 1,7 
 Đáp số : 5,5 ; 2,8 ; 1,7
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
Toàn lớp 
Toàn lớp 
 Toàn lớp 
HS giỏi
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC
LUYỆN ĐỌC
I Mục tiêu:
Luyện đọc các bài: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng đàn ba-la- lai- ca trên sông đà, Cái gì quý nhất. 
II. Các hoạt động dạy học:
HS đọc từng bài- nối tiếp
Nhận xét –uốn nắn cách đọc cho từng em.
_______________________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết:
 - Trừ hai số thập phân.
 - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
 - Cách trừ một số cho một tổng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng nhóm. Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY– HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập sau
 + Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm thế nào?
 + So sánh hai số thập phân sau 145,64 và 145,579 
 2/ Bài mới: 
 - Giới thiệu bài, ghi đề “luyện tâp”
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, lần lượt 4 HS lên bảng.
 + Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào?
Bài 2: Tìm x: Y/cầu học sinh đọc đề tìm hiều đề, làm bài vào vở.
+ Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết?
Bài 3: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề nêu yêu cầu đề, làm bài voà vở.
Đáp số: 6,1kg
Bài 4: 
 a) Tính rồi so sánh giá trị của a – b – c và a – (b + c):
- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trên phiếu.
a
b
c
a – b – c
a – (b + c)
8,9
2,3
3,5
12,38
4,3
2,08
16,72
8,4
3,6
- Yêu cầu học sinh so sách kết quả và cách làm của từng bài.
 + Muốn trừ một số cho một tổng ta làm thế nào?
b) Tính bằng hai cách:(HS khá giỏi)
 8,3 – 1,4 – 3,6 8,3 – 1,4 – 3,6 
 18,64 – (6,24 +10,5) 18,64 – (6,24 +10,5)
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- HS đổi vở sửa bài.
- Học sinh trả lời.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân. 
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đổi vở sửa bài.
- Học sinh trả lời.
- HS nêu yêu cầu, làm bài cá nhân.- HS đổi vở sửa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài các bạn nhận xét.
- Học hoàn thành bài tập trên phiếu.
- Đại diện cá nhân lên bảng làm.
- HS cá nhân so sánh, n/xét.
- Cho HS thi giữa hai dãy
mỗi dạy cử 4 em lên làm một em làm một cách.
- Lớp nhận xét bổ sung.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Muốn Trừ hai số thập phân ta làm thế nào?
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính số hạng , số bị trừ, số trừ chưa biết?
 - Về ôn lại bài và làm bài tập ở nhà ở vở bài tập toán.
 - Nhận xét tiết học.
__________________________________________
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết rút kinh nghịêm bài văn ( Bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
 -Viết lai được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.	 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 Chấm bài, thống kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh? 
 2/ Bài mới: 
Hoạt động day
Hoạt động học
Hoạt động1: Nhận xét chung: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thể hiện phần tìm hiểu đề.
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
 + Ưu điểm:
- Nội dung: phong phú, lời văn hay,...
- Hình thức trình bày: Đủ ba phần, trình bày sạch, rỗ ràng
 + Hạn chế:
- Nội dung: Còn một số em diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa chính xác.
- Hình thức trình bày: Chưa sạch, thiếu, 
- Thông báo số điểm cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài:
 * Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
 * Hướng dẫn HS tự sửa lỗi:
- Trả bài cho HS.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đọc BT2 và thực hiện làm cá nhân: Chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
- Đọc một số đoạn văn, bài văn hay; gợi ý cho HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh qua đề văn cụ thể: Mở bài như thế nào sẽ hay hơn? Thân bài tả cảnh gì là chính? Tả theo trình tự nào thì hợp lí? Nên tô đậm vẻ đẹp nào của cảnh. Bài văn bộc lộ cảm xúc như thế nào? Những câu văn nào giàu hình ảnh, cảm xúc? 
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
- 2- 4 em thể hiện phần tìm hiểu đề.
 Thể loại: Miêu tả
 Kiểu bài: Tả cảnh.
 Trọng tâm: tả ngôi trường đã gắn bó với em.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 4- 5 em lên bảng lần lượt chữa lỗi, HS dưới lớp tự chữa trên nháp.
- Nhận xét.
- Theo dõi, chép kết quả đúng vào vở.
- Nhận vở.
- Từng cá nhân đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
- Đổi bài với bạn.
- 1 em đọc, từng cá nhân làm bài.
- 3- 4 em trình bày trước lớp – Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài Luyện tập làm đơn.
 - Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài.
_______________________________________________
KHOA HỌC
TRE - MÂY - SONG
I. MỤC TIÊU:
 - Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
 - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song
 - Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 - Thông tin và hình trang 46,47 SGK. Phiếu học tập.
 - Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 2/ Bài mới:
 Giới thiệu bài - Ghi đề.
Họat động dạy
Họat động học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
MT: Giúp HS lập được bảng so sánh đặc điểm công dụng của tre, mây, song.
- GV treo bảng phụ lên bảng đồng thời phát phiếu học tập cho HS yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc thông tin SGK kết hợp hiểu biết của mình nêu đặc điểm công dụng của tre, mây, song?
* Giáo viên kết luận.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng cao khoảng 10 –15m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng.
- Cứng, có t/chất đàn hồi.
Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ.
- Có loài thân dài đến hàng trăm mét.
Công dụng
- Làm nhà, làm đồ dùng trong gia đình..
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ.
- Làm dây buộc bè, làm bàn ghế,.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi.
- GV treo bảng phụ lên bảng đồng thời phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu HS quan sát tranh hình 4,5,6,7 nói tên từng đồ dùng trong mỗi hình, xác định đồ dùng được làm từ vật liệu tre, mây, hay song. Nhóm trưởng điều khiển ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
- GV treo bảng tổng hợp lên bảng.
Hình
Tên sản phẩm:
Tên vật liệu
Hình 4
- Đòn gánh.
- Ống đựng nước.
- Tre.
- Ống tre.
Hình 5
- Bộ bàn ghế tiếp khách.
- Mây, song
Hình 6
- Các loại rổ, rá.
- Tre, mây.
Hình 7
- Tủ, giá để đồ, ghế
- Mây, song
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
 + Kể tên một số đồ dùng bằng may, tre mà em biết?
 + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song trong nhà bạn?
* GV kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng của nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoăc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thông tin và quan sát tranh trang 46 SGK để thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 học sinh đọc lại.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thông tin và quan sát tranh trang 46 SGK để thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh nhắc lại.
- HS nêu ý kiến cá nhân 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
 3/ Củng cố - Dặn dò: 
 + Nêu đặc điểm, công dụng của tre, mây song?
 + Kể một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song? Nêu cách bảo quản?
 - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
____________________________________
Buổi chiều ĐỊA LÍ
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I . MỤC TIÊU: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiêp, thuỷ sản ở nước ta:
 +Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
 + Ngành thuỷ sản bao gồm các ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và những vùng có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
 - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
 - Học sinh khá, giỏi: Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: 
 + vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
 + Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
* Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: “Nông nghiệp”
 + Kể một số loại cây trồng ở nước ta? Cho biết loại cây nào được trồng nhiều nhất?
 + Kể một số vật nuôi ở nước ta? Lợn, bò, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng miền núi hay đồng bằng?
 - Nhận xét 
 2/ Bài mới: giới thiệu bài - ghi đề.
Họat động day
Hoạt động học
Hoạt động1: Kể tên các ngành chính của lâm nghiệp.
-Yêu cầu làm việc cả lớp.
- GV treo hình 1 sách giáo khoa kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
GV kết luận: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diện tích rừng và sự thay đổi diện tích rừng.
 - GV treo bảng số liêu yêu cầu học sinh đọc bảng số liêu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
 + Cho biết diện tích rừng của nước ta qua các năm?
 + So sánh sự thy đổi diện tích rừng?
 + Vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm có giai đoận diện tích rừng tăng?
- GV kết luận: Năm 1980: 10,6 triệu ha ; năm 1995 : 9,3 triệu ha; năm 2004: 12,2 triệu ha.
- Từ năm 1980 đến năm 1995 diện tích rừng giảm do khia thách bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
- Từ năm 1995 đến 2004 diện tích rừng tăng do nhà nước và nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
 + Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng có ở những đâu?
- GV treo hình 2 SGK cho học sinh quan sát và nêu nội dung từng hình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngành thuỷ sản.
- Yêu cầu học sinh trả lời cá nhân.
 + Hãy kể một số thuỷ sản mà em biết?
 + Nước ta có những điều kiện nào để phát triển thuỷ sản?
-Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi.
 + Quan sát lược đồ và so sánh lượng thuỷ sản của năm 1990 và năm 2003?
 + Quan sát hình 5 SGK và dựa vào những hiểu biết hãy kể tên các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều ở nước ta?
 + Ngành thuỷ sản nước ta phát triển mạnh ở vùng nào?
.GV kết luận: Sản lượng đánh bắt nhiều hơn sản lượng nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng.
- Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều: Nước ngot, cá ba sa, trắm, mè trôi.nước lợ : cá song, cá tai tượng, cá trình (các loại tôm: tôm sú, tôm hùm) , trai ốc
- Ngành thuỷ sản phát triển nhiều ở vùng ven biển và nơi cá nhiều sông hồ.
* Đặt câu hỏi rút ra bài học.
-Yêu cầu học sinh đọc bài học SGK.
- Học sinh quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh trả lời theo sự hiểu biết.
- Học sinh quát sát và trả lời.
 + Chủ yếu ở vùng miền núi, trung du và một phần ở ven biển.
- Học sinh trả lời cá nhân.
 + tôm, cá, cua, mực.
 + Vùng biển rộng, có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc
-Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày lớp bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- 2 học sinh đọc bài học SGK.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới “Công nghiệp”
 - GV nhận xét tiết học.
 ______________________________________
Kĩ thuật
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I/ Mục tiêu :
HS cần phải :
-Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
-Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gđ.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Một số bát, chén, đũa và dụng cụ, nướ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc