Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Đình Sứ - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

 TUẦN 12 Thứ hai, ngày 13/11/2017

Tập đọc :

MÙA THẢO QUẢ

Theo Ma Văn Kháng

 I- Mục tiêu:

 1) Đọc lưu loát và đọc diễn cảm toàn bộ bài văn .

 - Giọng đọc vui , nhẹ nhàng , thong thả; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy , nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.

 -Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo

 2) Hiểu các từ ngữ trong bài .

 -Thấy được cảnh rừng thảo quả khi vào mùa đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ .

 3)GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu dài + đoạn 1.

III- Các hoạt động dạy – học:

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Đình Sứ - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
åm nào? 
*Làm việc cả lớp .
 -GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- Một số HS trình bày bài làm của mình.
- Các HS khác góp ý.
Kết luận: 
 - Trong tự nhiên , sắt có trong thiên thạch & trong các quặng sắt .
 - Sự giống nhau giữa gang & thép :
 Chúng đều là hợp kim của sắt & các- bon .
 - Trong thành phần của gang có nhiều các-bon hơn thép . Gang rất cứng, giòn , không thể uốn hay kéo thành sợi. 
 - Trong thành phần của thép có ít các-bon hơn gang , ngoài ra còn có thêm một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo, Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không bị gỉ .
 HĐ 2: Quan sát & thảo luận . (12 phút)
@Cách tiến hành:
Giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt,. . . thực chất được làm bằng thép.
 -Yêu cầu HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì.
- Cho HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-Bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 + Kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang , thép có trong nhà bạn. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói công dụng của gang hoặc thép.
- HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
- HS kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác.
-HS nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang , thép có trong nhà mình.
Kết luận: 
 -Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi , chảo (được làm bằng gang ); dao, kéo , cày , cuốc & nhiều loại máy móc , cầu ,( được làm bằng thép 
 -Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng giòn , dễ vỡ .
 -Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao , kéo,  dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo . 
4 – Củng cố : (3 phút)Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 49 SGK.
5 – Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Đồng và hợp kim của đồng.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- HS xem bài trước
----------------------------------------
KỂ CHUYỆN 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ mội trường.
I - Mục tiêu :
	1- Rèn kĩ năng nói :
-HS kể lại được 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường .
-Biết trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện , thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
	2 - Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học: 
- GV và HS: Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường. 
III -Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1-Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 Gọi 2 HS kể câu chuyện Người đi săn và con nai (mỗi em kể một đoạn) và nói điều em hiểu được qua câu chuyện .
2- Bài mới : (25 phút)
 *-Giới thiệu bài : (1 phút) Hôm nay, các em sẽ thi kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
-2 HS kể chuyện 
-HS lắng nghe.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề : (14 phút)
-Cho 1 Hs đọc đề bài .
+ Nêu yêu cầu của đề bài .
-Gạch dưới những chữ: bảo vệ môi trường trong đề bài.
-Cho HS đọc nối tiếp nhau các gợi ý :1, 2, 3 .
-Cho Hs đọc đoạn văn trong bài tập1 (Tiết luyện từ và câu trang 115) để nắm vững các yếu tố tạo thành môi trường .
-Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể .
-Cho HS làm nháp dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể
-1 Hs đọc đề bài .
- HS nêu yêu cầu của đề bài .
-HS chú ý trên bảng .
-HS đọc nối tiếp nhau các gợi ý.
-1HS đọc.
-Một số HS phát biểu .
-Cả lớp lập dàn ý câu chuyện
* HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : (14 phút)
-GV nhắc HS kể chuyện tự nhiên theo tình tự hướng dẫn trong gợi ý 2
-Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS, uốn nắn, giúp đỡ HS.
-Thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
-GV nhận xét , tuyên dương.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-Đại diện nhóm thi kể chuyện và trả lời các câu hỏi của bạn.
-Lớp nhận xét bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất .
4 - Củng cố-dặn dò: (5 phút)
-Nhận xét tiết học.
-Xem bài cho tuần sau
-HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tập đọc :
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
 Nguyễn Đức Mậu
 	 I- Mục tiêu:
1) Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ .
- Giọng đọc vừa phải , biết ngắt nhịp thơ lục bát rõ ràng , nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm 
- Thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc : yêu mến , quý trọng những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong .
2) Hiểu các từ ngữ trong bài .
-Hiểu được những phẩm chất cao quý của bầy ong cần cù làm việc , tìm hoa gây mật , giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai , để lại hương thơm vị ngọt cho đời .
 -Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu .
 3) GDHS biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích, học tập đức tính chăm chỉ của loài ong. 
II- Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 	- Bảng phụ ghi sẵn 2 khổ thơ đầu.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra õ : (5 phút)
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? 
+ Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh
- GV nhận xét ghi điểm.
-Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. “Mùi thơm đó rải theo triền núi; bay vào những thôn xóm; làn gió thơm người đi rừng “.
 -Qua một năm bỏ mặc , “ hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người lấn chiếm không gian “
2) Bài mới: (25 phút)
a) Giới thiệu bài: (1 phút)Ong là loài vật nổi tiếng chuyên cần. Nhiều tác giả đã viết những vần thơ rất hay để ca ngợi công việc lao động hữu ích của loài ong . Để thấy được tình cảm của tác giả đối với loài ong như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài “Hành trình của bầy ong “
-HS lắng nghe
b) Luyện đọc: (8 phút)
 - Gọi 1 HS giỏi đọc cả bài .
 - Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
 - Luyện đọc từ ngữ khó đọc :hành trình, đẫm , sóng tràn , rong ruổi
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ .
 - HĐ4: GV đọc diễn cảm .
-HS lắng nghe .
-HS đọc nối nhau từng khổ thơ
-HS đọc từ ngữ khó
-1HS đọc chú giải 
- HS lắng nghe
c) Tìm hiểu bài: (8 phút)
 *Khổ1: Cho HS đọc thầm , 1HS đọc thành tiếng.
 +Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu của bài thơ nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? 
 *Khổ2: Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm 
 + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
 + Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?
1HS đọc to , lớp đọc thầm 
-Chi tiết “đôi cánh đẫm nắng trời“ và “không gian là nẻo đường xa”-chỉ sự vô tận về không gian .
+ Chi tiết “bầy ong bay đến trọn đời“, “thời gian vô tận” - chỉ sự vô tận về thời gian
1HS đọc to , cả lớp đọc thầm.
+Ong rong ruổi trăm miền :nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa
*Nơi rừng sâu : có bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
*Nơi biển xa : có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
*Nơi quần đảo : có loài hoa nở như là không tên
*Khổ 3: Cho HS đọc khổ thơ 3
 -Cho HS thảo luận nhóm đôi.
 + Em hiểu nghĩa câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào? 
-1HS đọc to , lớp đọc thầm.
 -Từng cặp trao đổi.
 + Đến nơi nào bầy ong chăm chỉ , giỏi giang , cũng tìm được hoa làm mật , đem lại hương vị ngọt ngào cho đời .
*Khổ 4: Cho HS đọc khổ thơ 4
 + Qua hai dòng thơ cuối bài , tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong ? 
-1 HS đọc to , lớp đọc thầm
 +Tác giả muốn nói : công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ ong đã chắt được trong vị ngọt , mùi hương của hoa những giọt mật tinh tuý . Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa không phai tàn
d) Đọc diễn cảm: (8 phút)
 -Đưa bảng phụ đã chép sẵn khổ thơ luyện đọc. 
-Hướng dẫn HS đọc.
-Đọc mẫu khổ thơ. 
- Cho HS luyện đọc diễn cảm .
 - Cho HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm 2 khổ thơ đầu .
 - GV nhận xét
-Lắng nghe.
-Thi đọc diễn cảm.
-Thi đọc thuộc lòng khổ thơ.
3) Củng cố : (3 phút)
 -Qua bài thơ tác giả đã ca ngợi những phẩm chất cao quý của bầy ong như thế nào? 
- Những phẩm chất cao quý của bầy ong : cần cù làm việc , tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại thơm vị ngọt cho đời.
4) Nhận xét, dặn dò: (2 phút)
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài sau Người gác rừng tí hon 
Hs thực hiện
----------------------------------------------
Toán :
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Nắm đựơc quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân .
- Bước đầu nắm đựơc tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụkẽ sẵn bảng bài tập 2a.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2– Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- Nêu cách nhân 1 số TP với 1 số tròn chục , tròn trăm ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : (25phút)
 a– Giới thiệu bài : (1 phút) 
- Hát
- HS nêu .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút) 
 * Hình thành Qtắc nhân 1 số TP với 1 số TP
- Gọi 1 HS đọc Vdụ 1 .
+ Muốn biết Dtích mảnh vườn đó bằng bao nhiêu m2 ta làm như thế nào ?
+ Nêu phép tính .
+ Để thực hiện phép nhân 1 số TP với 1 số TP ta làm thế nào ? 
+ Gợi ý HS đổi đơn vị đo để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân 2 số TN rồi chuyển Kquả để tìm được Kquả của phép nhân 6,4 x 48 .
+ Cho Hs đối chiếu Kquả của phép nhân 64 x 48 = 3072 (dm2 ) với Kquả của phép nhân 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) rồi nêu cách thực hiện phép nhân 6,4 x 4,8 .
+ Cho HS rút ra nhận xét cách nhân 1 số TP với 1 số TP .
- HS đọc Vdụ .
+ Muốn tìm Dtích mảnh vườn đó ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng .
+ 6,4 x 4,8 = ? (m2 ) .
+ Ta đưa phép tính trở thành phép nhân 2 số TN .
+ 6,4 m = 64 dm ; 4,8 m = 48 dm . 
 x 
 512
 256 
 3072 (dm2) = 30,72 ( dm2 ) 
Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 ( m2 ) .
 x x
 512 512
 256 256
 3072 (dm2) 30,72 (m2)
+Thực hiện phép nhân như nhân các số TN 
+Hai thừa số có tất cả 2 chữ số ở phần TP , ta dùng dâùu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số kể từ phải sang trái .
* GV nêu Vdụ 2 : 4,75 x 1,3 = ? .
+ Yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân .
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 1 số TP .
+ Gọi vài HS nhắc lại Qtắc .
-1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp. 
 x
 1425
 475 
 6,175
- HS nêu như SGK .
+ vài HS nhắc lại .
* Thực hành :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính .
- Gọi 4 Hs lên bảng cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét, sửa chữa .
Bài 2 : a) Tính rồi so sánh giá trị của
 a x b và b x a .
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS tính giá trị của a x b và b x a rồi so sánh 2 giá trị trong cùng 1 hàng .
- Cho HS rút ra nhận xét .
- Ghi bảng T/c giao hoán rồi cho HS nhắc lại .
b) Viết ngay Kquả tính .
- Gọi vài HS nêu miệng .
Bài 3 : Cho HS đọc đề toán .
- Gọi 1 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét , sửa chữa .
Bài 1
- HS làm bài .
a) x b) x 
 1290 11375
 258 9750
 38,70 108,875
c) x b) 
 168 39130
 96 31304
 1,128 35,2170
Bài 2
- HS tính rồi điền vào bảng .
+ Phép nhân các số TP có T/c giao hoán: Khi đổi chỗ 2 thừa số của 1 tích thì tích không thay đổi .
- Vài HS nhắc lại .
Bài 2 b: Nêu miệng
+ 4,34 x 3,6 =15,624 ; 9,04 x 16 =144,64 
+ 3,6 x 4,34 = 15,624 ; 16 x 9,04 =144,64 
Bài 3 -Hs đọc đề toán
- HS làm :
 Chu vi vườn cây hình chữ nhật : 
 (15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m) 
 Diện tích vườn cây hình chữ nhật là : 
 15,62 x 8,4 = 131,208(m2 ).
 ĐS: 48,04 m ; 131,208 m2 
4– Củng cố : (3 phút)
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 1 số TP ?
5– Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập
- HS nêu .
- HS nghe
-------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I - Mục tiêu :
1 / Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) của một bài văn tả người .
2 / Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý với những ý riêng , nêu được những nét nổi bật về hình dáng , tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả .
II - Đồ dùng dạy học : 
 + Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý 3 phần của bài văn tả người .
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Mở đầu : (5 phút)
+Cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh đã học .
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1 phút)
 -Tiết học này , các em sẽ học về văn tả người .Bài học mở đầu giúp các em nắm vững cấu tạo của bài văn tả người , biết lập dàn ý cho bài văn .
- HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
b-Phần nhận xét : (8 phút)
-Cho HS quan sát tranh trong SGK và đọc bài Hạng A Cháng .
-1 HS đọc phần giải .
-GV cho HS đọc nối tiếp 5 câu hỏi SGK .
-Cho HS trao đổi nhóm đôi để trả lời 5 câu hỏi .
-Cho đại diện nhóm phát biểu ý kiến .
-GV nhận xét bổ sung .Chốt lại ý đúng và treo bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý của bài Hạng A Cháng .
+ Từ bài văn tả người trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn .
c-Phần ghi nhớ : (8 phút)
-GV cho HS đọc ghi nhớ ở SGK .
- HS quan sát tranh trong SGK và đọc bài Hạng A Cháng , cả lớp đọc thầm .
-1HS đọc phần chú giải 2 từ : mổng , sá cày .
-Đọc nối tiếp nhau 5 câu hỏi SGK .
-Trao đổi cặp 
-Đại diện nhóm phát biểu ý kiến .
-Lớp nhận xét .
-HS trả lời phần ghi nhớ .
+ Bài văn tả người gồm có 3 phần:
*Mở đoạn.
*Thân đoạn.
*Kết đoạn.
-HS đọc ghi nhớ , lớp đọc thầm theo (ghi phần ghi nhớ vào vở )
d-Phần luyện tập : (8 phút)
-GV nêu yêu cầu bài tập .
-GV nhắc lại yêu cầu .
-Cho cả lớp làm bài.
-Cho HS trình bày bài làm.
-Cho cả lớp nhận xét từng bài .
-GV nhấn mạnh yêu cầu về cấu tạo của bài văn tả người 
-HS nêu yêu cầu bài tập .
-HS lắng ghe.
-HS làm việc cá nhân .
-Trình bày bài làm của mình.
-Nhận xét bài làm .
-HS lắng ghe.
5 - Củng cố , dặn dò : (5 phút)
-Gọi HS nhắc lại Ghi nhớ 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn tả người , chuẩn bị cho tiết TLV tới.
-HS nhắc lại .
-HS lắng nghe.
..
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
KHOA HỌC :
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I – Mục tiêu : Sau bài học , HS cần biết :
 	 - Quan sát & phát hiện một vài tính chất của đồng .
 - Nêu một số tính chất của đồng & hợp kim của đồng .
 - Kể tên một số dụng cụ , máy móc , đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng .
 - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng có trong gia đình .
II– Đồ dùng dạy học :
 	-Thông tin & hình tr.50, 51 SGK .
 - Một số đoạn dây đồng 
 - Sưu tầm tranh ảnh , một số đồ dùng được làm từ đồng & hợp kim của đồng .
 - Phiếu học tập .
III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2 – Kiểm tra bài cũ : (4 phút) “Sắt , gang , thép “
+ Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
 + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình ?
 - Nhận xét.
3– Bài mới : (25 phút)
 a – Giới thiệu bài : (1 phút) “ Đồng và hợp kim của đồng 
-Hát
- HS trả lời.
- HS nghe .
b – Hoạt động : (24 phút)
 *HĐ 1 : - Làm việc với vật thật 
@Cách tiến hành:
* Làm việc theo nhóm .
+ HS quan sát & phát hiện một vài tính chất của đồng .
-GV đi đến các nhóm để giúp đỡ.
* Làm việc cả lớp .
-GV theo dõi và nhận xét.
-Thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
 Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu , có ánh kim , không cứng bằng sắt , dẻo , dễ uốn ,dễ dát mỏng hơn sắt 
*HĐ 2 :-Làm việc với SGK .
@Cách tiến hành:
* Làm việc cá nhân .
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK
* Chữa bài tập.
 -Gọi một số HS trình bày bài làm của mình.
-Làm việc cá nhân
- HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK.
HS trình bày bài làm của mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
Kết luận: Đồng là kim loại . Đồng- thiếc , đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng .
* HĐ 3 : Quan sát và thảo luận 
@Cách tiến hành: Yêu cầu HS:
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
+Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
+Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đông trong gia đình
- HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Đồng được sử dụng làm: Đồ điện, dây điện,  Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,
- Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị sỉn màu, vì vậy người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho các đồ dùng đó được sáng bóng trở lại.
- HS nghe.
Kết luận:
 -Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển 
- Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đìng như nồi, mâm, ; các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng, hoặc để chế tạo vũ khí , 
 -Các đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại .
4 – Củng cố : (3 phút)
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK .
5 – Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Bài sau:” Nhôm”.
- HS đọc mục Bạn cần biết .
- HS lắng nghe
------------------------------------------------------
Toán :
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu : 
Giúp HS : 
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân 0,1; 0,01; 0,001;
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Củng cố kĩ năng đọc , viết các số thập và cấu tạo của số thập phân. 
II- Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ chép sẵn bài 1b.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2– Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 1 số TP .
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : (25 phút)
 a– Giới thiệu bài : (1 phút) luyện tập quy tắc nhân nhẩm một số thập phân 0,1; 0,01; 0,001;
- Nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Đọc , viết các số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
-Hát 
- HS nêu .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút)
 Bài 1 : 
a) Ví dụ : 142,57 x 0,1 = ? 
- Gọi vài HS nhắc lại Qtắc nhân 1 số TP với 1 số TP .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân :
142,57 x 0,1 , cả lớp làm vào vở nháp .
- Cho HS nhận xét thừa số thứ nhất với tích vừa tìm được .
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 0,1 .
* GV viết phép tính lên bảng:
531,75 x 0,01 .
- Cho HS thực hiện phép tính rồi rút ra nhận xét .
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 0,01 ? (Tương tự như trên )
* Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 0,1 ; 0,01; 0,001 ?
- Cho vài HS nhắc lại .
b) – Treo bảng phụ , chép sẵn đề câu b.
- Cho HS làm vào vở , gọi vài HS nêu miệng kết quả .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là km2 .
- Gọi vài HS nhắc lại quan hệ giữa ha và km2 .
- Hướng dẫn HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo diện tích rồi dịch chuyển dấu phẩy .
- Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét , sửa chữa .
Bài 3 : Cho HS đọc đề bài .
+ Nêu ý nghĩa của tỉ số 1 : 1000 000 .
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc