Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 96: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi các hình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, biết ứng dụng vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- 2 HS nêu cách tính chu vi hình tròn và viết công thức.

- GV nhận xét.

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.
Kết quả: a) 5 (m); 
 b) 3 (dm).
HĐ 3: (10 phút)
Bài 3 (a)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ chữa bài
- GV nhận xét bài làm của HS.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu cách làm.
- HS làm bài	.
Bài giải
a) Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 ´ 3,14 = 2,041 (m)
 Đáp số: 2,041m.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu HS: Nêu cách tính chu vi hình tròn, tính đường kính, bán kính hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Diện tích hình tròn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Tập đọc
Thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật. Hiểu nội dung: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài.
3. Thái độ: Hiểu biết thêm về nhân vật lịch sử, học tập phẩm chất nhân cách tốt đẹp của Thái sư Trần Thủ Độ.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK. Đoạn văn để luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 học sinh đọc bài “Người công dân số Một”, trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu yêu cầu bài đọc.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- GV ghi bảng từ khó
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- Gọi HS nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó
- 3 HS đọc
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lại bài và trả lời các câu hỏi của bài:
? Khi phu nhân của ông xin cho một người làm chức câu đương, Trần Thủ Độ có đồng ý không?
? Theo em Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
? Ông đã xử lí việc người quân hiệu như thế nào?
? Trần Thủ Độ đã làm gì khi có người nói ông lộng quyền?
? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
? Nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 cuối bài
+ ... Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.
+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.
- HS đọc lướt đoạn 2 , thảo luận cặp câu hỏi 2 cuối bài
- HS nêu ý kiến: ... không những không trách móc còn thưởng cho vàng, lụa.
- 1 HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
- HS đọc lướt bài, nêu nội dung.
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV treo bảng phụ đoạn 1. Hướng dẫn đọc phân vai. Đọc mẫu.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Lớp theo dõi tìm giọng đọc. - HS nêu giọng đọc.
+ Đọc theo cặp 3, thi đọc diễn cảm (3 nhóm), lớp nhận xét, đánh giá.
+ Bình chọn bạn đọc hay nhất.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hỏi: Qua bài em rút ra bài học gì? 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS luyện đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài sau: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của từ công dân; xếp được 1 số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu BT2; nắm được 1 số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.
2. Kĩ năng: Biết cách dùng từ thuộc chủ điểm đó.
3. Thái độ: Yêu tiếng Việt. Tôn trọng mọi người, tự hào vì bản thân là một công dân, ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân với đất nước.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. Bút dạ + vài tập giấy khổ to.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV hỏi: Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ. Chỉ ra các vế của câu ghép đó.
- Nhận xét.
3. Bài mới 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Bài tập 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài vào VBT.
- 3 em trình bày kết quả.
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
* Lời giải:
a) Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b) Công là “không thiên vị”: công băng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp. 
HĐ 3: (8 phút)
Bài tập 3
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải.
* Lời giải:
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
- HS làm vào vở.
- Một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 4: (8 phút)
Bài tập 4 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT 3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh.
- HS phát biểu ý kiến.
* Lời giải:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước đọc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
4. Củng cố (3 phút) 
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại bài, ghi nhớ các từ ngữ đã được tìm hiểu trong bài.
- Chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Đạo đức
bài 9: Em yêu quê hương (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Mọi người cần phải yêu quê hương.
2. Kĩ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 3 HS nêu ghi nhớ đã học ở Tiết 1.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 2- SGK
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành ý kiến: a, d.
+ Không tán thành ý kiến: b,c.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- HS nghe
HĐ 2: (8 phút)
Bài tập 3- SGK 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. 
- GV kết luận: SGV-tr44.
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (10 phút)
Bài tập 4- SGK 
- GV chia lớp thành 3 nhóm và hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
- HS nghe
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận
- Cả lớp lắng nghe.
4. Củng cố (2 phút)
- 1 HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- HS luôn phải yêu quê hương, thực hiện những việc làm có ích cho quê hương.
- Chuẩn bị bài sau: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Toán
tiết 97: diện tích hình tròn
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng tính toán diện tích hình tròn.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu: Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Hình thành công thức tính diện tích hình tròn
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tròn (như SGK)
- Nêu công thức : 
S = r ´ r ´ 3,14 (S là diện tích; r là bán kính) 
- GV nêu ví dụ : Tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm.
? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- HS đọc quy tắc
- HS áp dụng công thức làm nháp + 1 HS làm bảng phụ.
- Gắn bài, lớp nhận xét , đánh giá.
Bài giải
Diện tính hình tròn là :
2 ´ 2 ´ 3,14 = 12,56 (dm2)
 Đáp số: 12,56 dm2.
- HS nêu.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1( a, b )
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS làm vào nháp
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét
- 1 HS nêu
- HS theo dõi
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
Kết quả: a) 78,5 (cm2) 
 b) 0,5024 dm2)
+ Bài 2 (a, b)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng làm
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- 1 HS nêu
- HS nêu
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
Kết quả:
113,04 cm2
40,6944 dm2
Bài 3 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả.	
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu
- HS nêu
- HS làm bài
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn đó là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2.
4. Củng cố (3 phút) 
- GV hỏi: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào? (2 HS nêu cách tính diện tích hình tròn).
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- HS xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Chính tả (Nghe - viết)
cánh cam lạc mẹ
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Nghe và viết đúng chính tả bài “Cánh cam lạc mẹ”. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô. Làm BT 2(a/b).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Yêu chữ Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở viết chính tả, VBT Tiếng Việt.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS làm lại BT 2 tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (18 phút)
Bài viết
* Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ. 
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- HS luyện viết từ khó
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết
* Soát lỗi 
- GV đọc một lượt cho HS soát lỗi
* GV nêu nhận xét.
- 1 HS đọc
- HS nêu từ khó: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran, 
- HS viết 
- HS soát lỗi
HĐ 2: (12 phút)
Bài tập 2 
Phần a:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- Cho cả lớp làm bài cá nhân.
- GV dán 5 tờ giấy to lên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc
Phần b:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm vào bảng nhóm theo nhóm 7 
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cho 2 HS đọc lại đoạn văn.
- HS thực hiện yêu cầu theo sự hướng dẫn của G
- HS chia thành 5 nhóm, các nhóm lên thi tiếp sức. HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ câu chuyện.
- HS thực hiện yêu cầu
* Lời giải:
Các từ lần lượt cần điền là: 
a. ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
b. đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
4. Củng cố (3 phút) 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại nhiều lần từ còn viết sai.
- Chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn. 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
bài 18: ôn tập
 chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết: Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954. Lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). Biết sau cách mạng tháng tám nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ giặc: đói, dốt, ngoại xâm.
2. Kĩ năng: Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
+ 19 - 12 - 1946 toàn quốc kháng chiến
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Chiến dịch Biên giới 1950
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu). Phiếu học tập của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 2 HS: Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Làm việc theo nhóm 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
+ Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+ Nhóm 2:
 “Chín năm làm một Điện Biên. Lên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
+ Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy khiến em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?
+ Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà cho em là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
- Đại diện các nhóm trình bày.
HĐ 2: (12 phút)
Làm việc cả lớp
- Cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
- GV hướng dẫn chơi trò chơi.
- GV tổng kết nội dung bài học.
- HS nghe
Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- HS tham gia trò chơi.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ các sự kiện chính từ 1945 - 1954.
- Chuẩn bị bài sau: Nước nhà bị chia cắt.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/01/2016
Ngày dạy: 
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2016
Tiết 1
Toán
Tiết 98: luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết tính diện tích hình tròn khi biết: Bán kính của hình tròn, chu vi của hình tròn.
2. Kĩ năng: Tính được diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc chu vi, áp dụng vào giải toán.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 2 HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình tròn và viết công thức tính.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Bài 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS làm vào nháp
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu
- HS theo dõi
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
Kết quả : a) 113,04 (cm2)
 b) 0,384 (dm4)
- Lớp nhận xét.
HĐ 2: (18 phút)
Bài 2
- Mời 1 HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn 
- Cho HS làm vào vở	
- Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ 
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Đường kính của hình tròn là:
6,28 : 3,14 = 2 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2 : 2 x 3,14 = 3,14 (cm2)
 Đáp số: 3,14 cm2.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
2. Kĩ năng: Biết kể chuyện một cách tự nhiên. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng pháp luật.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đề bài; Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá. Một số câu chuyện về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Mời 2 HS kể lại một đoạn câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và nêu nội dung câu chuyện.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV ghi đề bài
- Hướng dẫn tìm hiểu đề:
Đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch chân những từ quan trọng của đề.
- Gọi HS nêu tên câu chuyện mình kể
- 1 HS đọc đề bài 
- HS đọc nối tiếp các gợi ý trong bài, lớp đọc thầm
- HS giới thiệu câu chuyện mình kể.
HĐ 2: (20 phút)
HS thực hành
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp
- Yêu cầu HS lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Tuyên dương HS kể hay.
- HS kể theo cặp, trao đổi nội dung, ý nghĩa của truyện.
- HS thực hành kể chuyện trước lớp (3-4 em). Sau mỗi lần HS kể xong, lớp trao đổi nội dung cau chuyện
- HS dựa vào tiêu chí đánh giá, bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã tài trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kỳ cách mạng gặp khó khăn về vấn đề tài chính.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
3. Thái độ: Biết học tập và noi gương những tấm gương yêu nước.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Mời 2 HS đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” và trả lời các câu hỏi: 
+ Khi có người muốn xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì? 
+ Nêu nội dung bài?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới 	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn: 5 đoạn
- Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp lần 1, GV chú ý sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- Gọi HS đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Gọi HS nêu chú giải
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài
- 5 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó đọc
- 5 HS đọc 
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc trong cặp
- 1 HS đọc
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi:
? Trước Cách mạng, ông Thiện đã có đóng góp gì cho cách mạng?
? Khi cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì?
? Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì?
? Hoà bình lập lại, gia đình ông đã có những đóng góp gì thật to lớn?
? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
? Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước?
? Nêu nội dung bài?
- HS đọc và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Trong Tuần lễ Vàng ông đã ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng.
+ Ông đóng góp cho Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng.
+ Đã ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu 2 hàng trăm tấn thóc.
+ Ông đã hiến toàn bộ đồn điền Chi - nê cho Nhà nước.
+ Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng tài sản lớn của mình cho cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
+ Người công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước. Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, vì đất nước.
+ Phải biết góp sức vào sự nghiệp đất nước.
HĐ 3: (10 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Cho HS đọc lại toàn bài
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS đọc
- Cho HS thi đọc	
- Nhận xét, khen HS đọc hay
- 2 HS đọc
- HS đọc đoạn
- Luyện đọc cặp đôi 
- 3 cặp thi đọc đoạn
- Lớp nhận xét
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 HS nêu lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- HS tự luyện đọc.
- Chuẩn bị bài sau: Trí dũng song toàn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) đún

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.1.2016.doc