Giáo án soạn Tuần 17 - Lớp 5

TuÇn 17

 LỊCH SỬ: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

I- MỤC TIÊU:

 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bản đồ Hành chính Việt Nam .

- Bảng thống kê các niên đại và sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 15)

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn Tuần 17 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012.
TuÇn 17 
	LỊCH SỬ: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I- MỤC TIÊU:
 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Hành chính Việt Nam .
Bảng thống kê các niên đại và sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 15)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TL
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
30’
5’
1-Phương pháp chủ yếu của bài này là đàm thoại. Giáo viên gợi ý dẫn dắt học sinh ôn lại những sự kiện, niên đại, tên đất, tên người chủ yếu... được đề cập đến trong cuộc vận động giải phóng dân tộc hơn 80 năm.
2-Để khích lệ tinh thần hăng hái học tập của học sinh, giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung chính: 
Thời gian diễn ra sự kiện 
Diễn biến chính .
Chú ý hướng học sinh vào những sự kiện lịch sử sau :
Năm 1858 :Nước ta có sự kiện gì? 
Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta
Nửa cuối thế kỷ XIX : phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương .
Đầu thế kỷ XX : phong trào Đông Du của Phan Bội Châu .
Ngày 3-2-1930 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời .
Ngày 19-8-1945 : khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
Ngày 2-9-1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập . Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập .
19-12-1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Thu –Đông 1947 Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp.
Chiến thắng biên giới thu-đông 1950.
3-Tập trung vào 2 sự kiện : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
- Cách mạng tháng 8 thành công có ý nghĩa gì?
-Học sinh thảo luận trình bày ý kiến của mình.
- Âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc để làm gì?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới 1950.
	3- Củng cố dặn dò : Giáo viên tổng kết nội dung bài dặn HS ôn lại bài chuẩn bị kiểm tra định kì cuối học
 kì I.
Lớp chia thành 2 nhóm một nhóm nêu câu hỏi nhóm kia trả lời và ngược lại.
HS thảo luận nhóm trả lời nêu ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện lịch sử c/m tháng 8 thành công và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
HS nêu lớp nhận xét bổ sung.
HS ôn lại bài ở nhà.
 .
	ĐỊA LÍ (Tiết 17): 	ÔN TẬP 
I-MỤC TIÊU : 
Học xong bài này, học sinh biết:
Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế nước ta ở mức độ đơn giản .
Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các bản đồ : phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
Bản đồ trống Việt Nam.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TG 
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5’
20’
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
-Treo các bản đồ trên lớp cho học sinh đối chiếu.
Có thể chọn một trong hai phương án sau theo tình hình của lớp học:
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
-Làm việc cá nhân hoặc theo cặp theo nhóm. 
-Trình bày trước lớp 
Phương án 1 : 
Phương án 2 :
 -Cùng làm các bài tập trong SGK sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Học sinh chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
-Mỗi nhóm hoàn thành một bài tập, sau đó trình bày kết quả và hoàn thiện kiến thức. Học sinh chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
10’
Kết luận :
1-Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi .
2-Câu a sai; câu b đúng; câu c đúng, câu d đúng ; câu e sai.
3-Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
*Có thể tổ chưc đố vui, đối đáp, tiếp sức.
5’
3-Củng cố – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Khoa häc:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kiến thức:
	- §Æc ®iÓm giíi tÝnh.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- TÝnh chÊt vµ công dụng của một số vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Hình minh họa trang 68 SGK.
- Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TL
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
3’
10’
8’
9’
7’
3’
A. Bµi cò
 Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS.
A. Bµi míi :
 * Hoạt động 1 : Con đường lây truyền một số bệnh 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến.
- GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời.
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
* Kết luận: Trong các bệnh mà chúng ta đã tìm hiểu, bệnh AIDS được coi là đại dịch. Bệnh AIDS lây truyền qua con đường sinh sản và đường máu.
*Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và cho biết:
+ Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- Gọi HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu.
+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận , yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GV có thể gọi những nhóm chọn vật liệu khác đọc kết quả thảo luận của mình.
- Hỏi lại kiến thức của HS bằng các câu hỏi:
1. Tại sao em lại cho rằng làm câu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?
2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
3. Tại sao phải dùng tơ sợi để may quần áo, chăn màn?
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
 - GV treo bảng cài có ghi sẵn các ô chữ và đánh dấu theo thứ tự từ 1 – 10.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
- Người dẫn chương trình cho người bốc thăm chọn vị trí.
- Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai mất lượt chơi.
- Nhận xét, tổng kết điểm. 
C. Cñng cè dÆn dß:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS.
HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến.
HS quan sát tranh minh họa 
HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
 ..
	LUYỆN TOÁN 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Củng cố về các phép tính số thập phân, giải toán phần trăm..
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hướng dẫn HS làm bài.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
7’
8’
9’
10’
5’
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
 a. 10,53 + 7,85 + 15 b. 27,08 + 19 + 4,5 
 c. 0,48 + 0,37 + 0,09 d, 0,45 +0,08 + 0,06
 e, 81,99 : 0,9	 g, 177,32 : 3,41
 HD HS đặt tính để tính. Lưu ý HS đặt các hàng sao cho thẳng cột với nhau.
Bài 2. 
Thùng to có 20,5 lít dầu, thùng bé có 15,5 lít dầu.Số dầu đó được đổ vào chai, mỗi chai có 0,75 lít. Hỏi có bao nhiêu chai dầu?
Gợi ý HS tính tổng số lít dầu sau đó lấy số dầu chia cho số dầu 1 lít thì tìm được số chai dầu.
Bài 3. 
 Lớp 5Ccó 32 học sinh trong đó học sinh nam chiếm 75 %. Hỏi lớp 5Ccó bao nhiêu học sinh nữ?
Gợi ý HS tìm số HS nam rồi mới tìm số học sinh nữ. HS nam chiếm 75% tức là tìm 75% của 32 em.
Bài 4:
 - Một người bỏ ra 84000 đồng tiền vốn mua hàng để bán.Sau khi bán hết số hàng đó thì người đó thu được 105000 đồng. Hỏi:
Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
 Người đó lãi bao nhiêu phần trăm?
HD. a. Lấy số tiền bán chia cho số tiền vốn.
b- Tìm số tiền lãi rồi lấy số lãi đó chia cho vốn thì tìm được số % tiền lãi.
2- Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
4 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
HS ôn lại bài ở nhà.
..
	 Chiều Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2012. 
DẠY LỚP 5A
	ĐÃ SOẠN BUỔI SÁNG THỨ 5 BỔ SUNG MÔN THỂ DỤC
	..
	THỂ DỤC 
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP-TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN.
 I - MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái, cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được..
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn. Còi 
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’
20’
7’
1-Phần mở đầu: 
GV nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. 
Ôn lại các động tác: tay, chân, vặn mình, toàn thân, nhảy của bài thể dục mỗi động tác 2x 8 nhịp. 
2,Phần cơ bản: 
*Ôn đi đều vòng phải vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 
 GV chia lớp thành tổ tập luyện theo đội hình và khu vực đã quy định. Các tổ trưởng diều khiển tổ của mình tập, GV quan sát để sửa sai hoặc giúp đỡ những HS thực hiện chưa tốt. 
Thi đi đều theo hai hàng dọc. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp GV cần biểu dương. 
Chọn một tổ tập tốt nhất lên biểu diễn cho cả lớp quan sát: 1 lần x 15-20m.
*Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn “
GV cho HS khởi động thêm các khớp, nhắc lại cách chơi rồi mới cho HS tiến hành chơi.
-GV trực tiếp điều khiển, chú ý nhắc nhở đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. 
3,Phần kết thúc: 
Cho HS đi thường theo nhịp bài hát. 
gv cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học. 
Về nà ôn lại các động tác đi đều.
HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
Chơi trò chơi khởi động. 
Luyện tập theo tổ do tổ trưởng diều khiển
Các tổ trưởng diều khiển tổ của mình tập 
Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng từ 15-20m.
Trình diễn trước lớp
Các tổ thi đua với nhau 
 Sáng Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2012. 
	DẠY LỚP 5A.
	KHOA HỌC:	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
i. môc tiªu:
Củng cố lại các kiến thức đã học trong học kì 1
 - §Æc ®iÓm giíi tÝnh.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- TÝnh chÊt vµ công dụng của một số vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Hình minh họa trang 68 SGK.
- Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
3’
10’
8’
9’
 7’
3’
A. Bµi cò
 Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS.
A. Bµi míi :
 * Hoạt động 1 : Con đường lây truyền một số bệnh 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến.
- GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời.
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
* Kết luận: Trong các bệnh mà chúng ta đã tìm hiểu, bệnh AIDS được coi là đại dịch. Bệnh AIDS lây truyền qua con đường sinh sản và đường máu.
*Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và cho biết:
+ Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- Gọi HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu.
+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận , yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GV có thể gọi những nhóm chọn vật liệu khác đọc kết quả thảo luận của mình.
- Hỏi lại kiến thức của HS bằng các câu hỏi:
1. Tại sao em lại cho rằng làm câu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?
2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
3. Tại sao phải dùng tơ sợi để may quần áo, chăn màn?
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
 - GV treo bảng cài có ghi sẵn các ô chữ và đánh dấu theo thứ tự từ 1 – 10.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
- Người dẫn chương trình cho người bốc thăm chọn vị trí.
- Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai mất lượt chơi.
- Nhận xét, tổng kết điểm. 
C. Cñng cè dÆn dß:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS.
HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến.
HS quan sát tranh minh họa 
HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
- HS nghe ,chuẩn bị bài ở nhà.
 ..
LUYỆN KHOA HỌC: LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU: - Giúp hS nắm chắc kiến thức đã học trong học kì 1 chuẩn bị kiểm tra học kì.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
35’
5’
1-GV nêu câu hỏi HS trả lời
Câu 1
 Nêu sự khác biệt giữa nam và nữ?
Câu 2 
 Chỉ nên dùng thuốc khi nào? Khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?
Câu 3
 Để đề phòng bị xâm hại em cần phải làm gì?
Câu 4 Đá vôi có tính chất gì? Đá vôi có tác dụng gì?
Câu 5 Cao su có mấy loại là những loại nào? Hãy nêu tính chất của cao su?
Câu 6: 
-Nêu nguồn gốc và công dụng của sắt;gang;thép?
Câu 7 
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng sắt gang thép?
Câu 8: 
- Cho biết nguồn gốc tính chất và công dụng của thuỷ tinh?
2- Củng cố dặn dò; GV nhận xét tiết học dặn HS học bài ở nhà.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS học bài ở nhà chuẩn bị kiểm tra.
 .
	THỂ DỤC:
 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi " Chạy tiếp sức theo vòng tròn".
II/ Địa điểm, phương tiện:
-Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
22’
5’
1/ Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Kiểm tra bài cũ.
2/ Phần cơ bản:
a/ Hoạt động 1: Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
- Yêu cầu HS tập luyện theo tổ. GV đi đến từng tổ sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện.
b/ Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
- GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi.
- GV điều khiển làm trọng tài cho HS khi chơi.
3/ Phần kết thúc:
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học.
- HS chạy chậm thành một hàng ngang theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi khởi động.
- Tập luyện theo tổ ở khu vực được phân công.
- Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV.
- HS chơi thử rồi sau đó chơi chính thức.
- Đi thành một hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.
 ..
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học trong kì I, luyện viết bài 17.
II. Hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
7’
7’
15’
10’
1’
Bài 1:Cho 5 câu sau:
Em rất cố gắng , kết quả không cao.
 Trời mưa to, em ướt hết quần áo.
Cố gắng từ đầu năm, em đạt học sinh giỏi.
Ngại học, kết quả học tập của em không tốt.
Yêu cha mẹ, thầy cô giáo, em chăm ngoan học tập.
Hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào mỗi câu và viết lại..
Bài 2.Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu tím, vàng.
Tím: tim tím, tím biếc, tím ngắt, tím đậm, tím hoa cà, tím Huế, tím sẫm....
Vàng: vàng tươi, vàng ươm, vàng hoe, vàng giòn, vàng xuộm, vàng đậm...
Bài 3: Tìm 10 cặp từ trái ngược nhau . Chọn 2 cặp rồi đặt 2 câu với hai cặp đó.
yếu - khoẻ; vui- buồn, sạch sẽ-bẩn thỉu, luộm thuộm- gọn gàng, ác - hiền, chậm – nhanh; xấu - đẹp; cứng - mềm, ngoan – hư
Đặt câu: Bố em rất khoẻ nhưng mẹ em lại yếu.
 Cả lớp rất vui nhưng mình em buồn vì bị điểm kém.
Bài 4- Viết đoạn văn ngắn tả hoạt động của một bạn lúc đang học bài.
GV gợi ý để HS viết đúng yêu cầu của bài. Gọi HS đọc bài trước lớp để cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Hướng dẫn chữa bài tập.
Gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài tập. GV bổ sung và cho HS chữa vào vở.
2- Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học
HS làm bài vào vở lần lượt nêu bài làm của mình lớp nhận xét .
(a. tuy – nhưng; b. vì –nên; c. nhờ - mà; d. vì – nên.e. càng- càng)
HS làm bài vào vở lần lượt nêu bài làm của mình lớp nhận xét .
HS làm bài vào vở lần lượt nêu bài làm của mình lớp nhận xét .
HS làm bài vào vở một số em nêu bài làm của mình mỗi em nêu 1 đoạn lớp nhận xét bổ sung.Một em khá đọc toàn bài .
HS chữa vào vở.
 .
 Chiều thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2012.
DẠY LỚP 5B
BÀI SOẠN SÁNG THỨ 6,BỔ SUNG LUYỆN TOÁN VÀ PĐHSYK.
BDHSYK TOÁN (T1) LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: 
Củng cố ôn tập lại các kiến thức đã học trong học kì một.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ôn lại một số kiến thức về số thập phân
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ.
5’
8’
10’
8’
8’
- Đọc viết số thập phân: Lưu ý HS đọc viết phần nguyên đến dấu phẩy rồi đọc viết phần thập phân. VD: Đọc số: 102,098 Một trăm linh hai phẩy không trăm chín tám
 Viết số gồm: hai đơn vị 5 phần mười: 2,5
 -Các phép tính số thập phân: lưu ý phép tính 
cộng và trừ khi đặt tính nhớ đặt làm sao cho dấu 
 phẩy của hai số thẳng hàng nhau và các hàng Cùng
c tên thì thẳng cột với nhau.
-Với phép nhân chú ý đếm đúng số chữ số ở phần thập phân của hai thừa số để đánh dấu phẩy ở tích cho đúng. Phép luôn luôn phải đưa về để có phép chia cho số tự nhiên thì mới thực hiện được, chú ý khi hạ chữ số ở phần thập phân hoặc thêm 0 ở số dư thì phải đánh dấu phẩy ở thương.
GV nêu ví dụ cho HS làm bảng con đặt tính với 4 phép tính số thập phân.
-Lưu ý một số cách nhân chia nhẩm số thập phân với 1 số trường hợp như: 0,2; 0,25; 0,5; 0,75; 0,125; 10; 100; 1000..; 0,1; 0,01, 0,001....
-Cách tìm tỉ số phần trăm, tìm số phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của số đó.
2-Cho HS làm một số bài tập sau:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện:
12,7 x 45,6 + 12,7 x 54,4 ( áp dụng nhân một tổng với một số)
 345,9 x 12,7 - 245,9 x 12,7( áp dụng nhân một số với một hiệu)
298,05 : 0,25 - 98;05 : 0,25 ( áp dụng chia một hiệu cho một số và chia nhẩm cho 0,25)
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a. 0,648 + 9,27 45,628 + 56,7; 345,67 + 87,9
b. 67,8 - 45,98 9,37 – 0,684; 191,5 - 69,345
c. 4,56 x 45 0,345 x 7,5 647,4 x 3,24
d. 906 : 75 36 : 28,8 41,6 : 2,56
Bài 3: Trung bình cộng của ba số là 5,4. Số thứ nhất là 3,6. Số thứ hai hơn số thứ ba là 2,8. Tìm số thứ hai và số thứ ba?
Gợi ý: Tìm tổng 3 số, sau đó tìm tổng số thứ hai và số thứ ba rồi tìm số 2 và số 3
Bài 4. Một hình chữ nhật có chu vi là 12,8 cm. Chiều dài gấp rưỡi chiều rộng .Tính diện tích hình chữ nhật
Gợi ý: Tìm nửa chu vi rồi vẽ sơ đồ để tính chiều dài và chiều rộng rồi mới tính diện tích hình chữ nhật.
HS theo dõi,nghe và nhớ lại cách thực hiện dạng toán đã học.
Vài em nhắc lại cách thực hiện.
cách nhân chia nhẩm số thập phân với 1 số trường hợp như: 0,2; 0,25; 0,5; 0,75; 0,125; 10; 100; 1000..; 0,1; 0,01, 0,001....
-Cách tìm tỉ số phần trăm, tìm số phần trăm của một số, tìm một số biết một số phần trăm của số đó.
3 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở lần lượt HS nêu kết quả lớp nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
 .
 PĐHSYK: LUYỆN TOÁN -LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Củng cố về các phép tính số thập phân, giải toán phần trăm..
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hướng dẫn HS làm bài.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ.
7’
8’
9’
10’
5’
Bài 1. Tính.
 a. 10,53 + 7,85 + 15 b. 27,08 + 19 + 4,5 
 c. 0,48 + 0,37 + 0,09 d, 0,45 +0,08 + 0,06
 HD HS đặt tính để tính. Lưu ý HS đặt các hàng sao cho thẳng cột với nhau.
Bài 2. Thùng to có 20,5 lít dầu, thùng bé có 15,5 lít dầu.Số dầu đó được đổ vào chai, mỗi chai có 0,75 lít. Hỏi có bao nhiêu chai dầu?
Gợi ý HS tính tổng số lít dầu sau đó lấy số dầu chia cho số dầu 1 lít thì tìm được số chai dầu.
Bài 3. Lớp 5Ccó 32 học sinh trong đó học sinh nam chiếm 75 %. Hỏi lớp 5Ccó bao nhiêu học sinh nữ?
Gợi ý HS tìm số HS nam rồi mới tìm số học sinh nữ. HS nam chiếm 75% tức là tìm 75% của 32 em.
Bài 4: Một người bỏ ra 84000 đồng tiền vốn mua hàng để bán.Sau khi bán hết số hàng đó thì người đó thu được 105000 đồng. Hỏi:
Tiền bán bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
 Người đó lãi bao nhiêu phần trăm?
HD. a. Lấy số tiền bán chia cho số tiền vốn.
b- Tìm số tiền lãi rồi lấy số lãi đó chia cho vốn thì tìm được số % tiền lãi.
2- CỦNG CỐ DẶN DÒ; GV nhận xét tiết học dặn học sinh học bài và làm bài ở nhà.
4 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
1 HS làm bài ở bảng cả lớp làm bài vào vở nhận xét chữa bài.
HS ôn lại bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuàn 17.doc