Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Hoàng Thị Hạ - Trường Tiểu học Ngọc Liên

Tiết 1: CHÀO CỜ

Học sinh tập trung sinh hoạt dưới cờ

Tiết 2:TOÁN

Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong 1 số tình huống đơn giản.

II- Đồ dùng dạy- học:

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Gọi HS chữa bài tập giờ trước.

. Bài mới: a. GTB.

b. Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1:

- GV hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để làm bài.

- GV và HS chữa bài.

Bài 2

- GV yêu cầu HS nêu cách tính rồi tự làm bài

- GV đánh giá bài làm của HS

Bài 3

- GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho

- GV đánh giá bài làm của HS

- HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng.

- HS làm bài và chữa bài.

- HS thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp.

 

docx 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Hoàng Thị Hạ - Trường Tiểu học Ngọc Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của châu Âu, so sánh dân số của châu Âu với dân số của châu Á.
+ Châu Âu có dân số đứng hàng thứ 4 trong các châu lục trên thế giới và bằng 1/5 dân số của châu Á
 + Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào ?
+ Chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu, mắt sáng.
 + Kể tên những hoạt động sản xuất của châu Âu mà em biết.
+ Trồng cây lương thực; sản xuất hóa chất, ô tô, mĩ phẩm, dược phẩm
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
Trưởng ban học tập điều hành.
- Quan sát hình, thông tin và thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu:
- Chỉ bản đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát hình và thực hiện với bạn ngồi cạnh. 
- Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. 
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình, thông tin và thảo luận và tiếp nối nhau trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
3.Củng cố- Dặn dò: 
- Giáo viên chốt lại bài.
- Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phía đông của bán cầu Bắc. Cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như cư dân ở các châu lục khác.
- Nhận xét tiết học.
- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ và xem lại bài.
_________________________________________
Tiết3:TIẾNG VIỆT (tăng)
Luyện tập nối các vế trong câu ghép
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo câu ghép cho HS.
- HS xác định được các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong câu ghép, điền cặp quan hệ từ hoặc quan hệ từ còn thiếu vào câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Có mấy cách để nối các vế trong câu ghép? Đó là những cách nào? Lấy ví dụ về câu ghép.
2. Bài mới: a. GTB
b. Hướng dẫn HS luyện tập theo nội dung sau:
Bài 1: Phân tích cấu tạo các câu ghép sau:
a. Ở đâu, Mô- da cũng được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt nhưng Mô- da không hề tự mãn.
b. Vì người chủ quán không muốn cho Đan- tê mượn cuốn sách nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc.
c. Mặc dầu kẻ ra người vào ồn ào những Đan- tê vẫn đọc được hết cuốn sách.
d. Nếu cuộc đời của thiên tài âm nhạc Mô- da kéo dài hơn thì ông sẽ còn cống hiến được nhiều hơn nữa cho nhân loại.
- Các câu ghép trên các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Bài 2: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp.
a. ....... Nam kiên trì tập luyện ...... cậu ấy sẽ trở thành một vận động viên giỏi.
b. ...... trời nắng quá ........... em ở lại đừng về nhé.
c. ......... hôm ấy anh cũng đến dự ..... chắc chắn cuộc họp mặt sẽ càng vui hơn.
d. ........ Hươu đến uống nước ..... Rùa lại nổi lên.
Bài 3: Xác định các vế câu và cặp quan hệ từ trong mỗi câu ghép sau:
a. Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.
b. Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan.
c. Tuy Nam không được khỏe những Nam vẫn đi học.
d. Mặc dù nhà nó xa những nó không bao giờ đi học muộn.
Bài 4: Đặt câu theo cấu trúc sau.
- Nếu .......... thì...........
- Tuy ....... nhưng........
- Vì ........... nên...........
- Mặc dù ........... nhưng..........
 - Trưởng ban học tập điều hành. - HS tự làm bài và chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS tự làm bài và trình bày kết quả.
- Lớp và GV nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò: GV chốt lại kiến thức tiết học.
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_______________________________________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018
* Buổi sáng
Tiết 1: KĨ NĂNG SỐNG
Giáo viên chuyên soạn giảng
_____________________________________________
Tiết 2: TIẾNG ANH
Đồng chí Trang Nhung soạn giảng
_____________________________________________
Tiết 3+4: MĨ THUẬT
Đồng chí Lê Hương soạn giảng
_______________________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: TOÁN
Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
I. Mục tiêu
- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được qui tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Vận dụng được qui tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải 1 số bài tập liên quan
II. Đồ dùng dạy học
	Chuẩn bị 1 số hình lập phương có kích thước khác nhau
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
2. Bài mớia. GTB
b. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan.
Thực hành
Bài 1
- Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
- GV đánh giá bài làm của HS
Bài 2
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán
- GV đánh giá bài làm của HS
- HS rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt
- HS tự rút ra kết luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- HS làm 1 bài tập cụ thể
- HS tự làm bài tập theo công thức
- Các HS khác nhận xét
3- Củng cố, dặn dò: Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HLP ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_____________________________________________
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu:
HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện giả thiết, kết quả.
- Biết tạo ra các câu ghép mới bằng cách đảo vị trí các vế câu, chọn quan hệ từ thích hợp, thêm về câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành một câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả, giả thiết – kết quả.
- Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
KTBC: 
- HS chữa bài tập giờ trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: a. GTB
b. Luyện tập.
Bài 1: HS đọcnội dung và yêu cầu bài tập
- Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
HD HS : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: HS đọcnội dung và yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 3: HS dọc nội dung và yêu cầu bài tập
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- HS làm bài tập cá nhân
1b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
 Điều kiện - Kết quả
 Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Điều kiện - Kết quả
 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
 Điều kiện - Kết quả
 Là người, tôi sẽ chết cho quê hương..	
Điều kiện - Kết quả
- HS làm bài và báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét.
 Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b. Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c. Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
- HS làm bài và báo cáo kết quả miệng.
- Lớp nhận xét.
Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ mừng vui.
b. Nếu chúng ta chủ quan thì nhất định chúng ta sẽ thất bại.
c. Nếu chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_____________________________________________
Tiết 3:THỂ DỤC
Nhẩy dây- Phối hợp mang vác- trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
I. Mục tiêu:
- Ôn tung bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi:Trồng nụ trồng hoa .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. Địa điểm và phương tiện: 
	1 còi, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Yêu cầu HS tập các động tác khởi động 
 2. Phần cơ bản:
1- Ôn tung và bắt theo nhóm 2-3 người
 - Các tổ tung chia nhóm 2-3 người ôn tậm tung bóng 
GV quan sát, sửa sai và nhắc nhở, giúp đỡ những HS chưa thực hiện đúng. 
2- Ôn tập bật cao và tập chạy – mang vác 
	GV làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chẩun, sau đó HS bật thử một số lần. 
Tập phối hợp chạy mang vác theo từng nhóm 3 người 
	GV làm mẫu, sau đó HS làm theo. 
Trò chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa " 
GV hướng dẫn lại cách chơi, qui định cách chơi, cho. Chia lớp thành 4 tổ thi đấu 
GV chí ý HS chơi phải tuyệt đối an toàn. 
GVphân định thắng thua giữa các tổ. 
3. Phần kết thúc:
- Cho HS thả lỏng.
- Hát 1bài theo nhịp vỗ tay.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
6-10’
18-22’
6-8;
6-8'
4-6’
HS tập hợp điểm số, báo cáo. 
Tập các động tác khởi động, 
Xoay các khớp, chạy nhẹ tại chỗ
Các tổ trưởng chỉ huy tổ mình ôn tập 
HS thi đua nhau chơi giữa các tổ
HS tập bật cao theo tổ 
Các nhóm 3 người phối hợp chạy , mang vác theo sự điều hành của tổ trưởng. 
Lớp chia thành 4 nhóm cùng chơi 
- Cả lớp chạy đều (theo thứ tự 1,2,3,4) thành vòng tròn lớn sau khép thành vòng tròn nhỏ.
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
* Buổi sáng
Tiết 1: KỂ CHUYỆN 
Ông Nguyễn Khoa Đăng 
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GVvà tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi ông Nguyễn Đăng Khoa thông minh, tài giỏi, xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
- Lắng nghe, nhớ, kể lại chuyện.
- Nghe bạn kể, NXvà kể tiếp
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia làm ở tiết trước.
- GV đánh giá, nhận xét.
- HS lên kể lại chuyện theo yêu cầu của GV.
- HS khác nhận xét
2.Dạy bài mới: a. GTB
b. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1
Giải nghĩa từ :truông, sào huyệt, phục binh,..
 - GV kể lần 2
c. HS tập kể chuyện
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp
- Gọi đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện 
Nhóm khác có thể hỏi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện
- Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn lớp bình chọn nhóm nào có giọng kể hay nhất.
HS lắng nghe
HS lắng nghe và nhìn tranh minh hoạ 
Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm 
Tập kể toàn bộ câu chuyện
Nhóm khác NX:
+Nội dung câu chuyện có đầy đủ không
+giọng kể, nét mặt, cử chỉ.
+sáng tạo 
VD:câu 3 SGK
+ Ông Nguyễn Đăng Khoa
- Đại diện các cặp kể trước lớp.
Củng cố, dặn dò: Em hãy nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
________________________________
Tiết 2: TOÁN 
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải bài tập trong 1 số tình huống đơn giản.
II- Đồ dùng dạy- học: Tài liệu giảng dạy.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gọi HS chữa bài tiết trước.
- HS trả lời và chữa bài.
- GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới: a. GTB.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS áp dụng công thức để làm bài.
- GV giúp đỡ HSY làm bài.
- GV và HS nhận xét và chốt kết quả đúng. 
Bài 2
- Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
- GV yêu cầu HS giải thích kết quả
Bài 3
- Phối hợp kĩ năng vận dụng công thức tính và ước lượng
- GV đánh giá bài làm của HS 
- HS đọc nội dung và yêu bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS làm bài và báo cáo kết quả 
3- Củng cố- dặn dò: Nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
- GV nhận xét tiết học và giao việc về nhà
_______________________________________
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
 Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- HS được củng cố kiến thức văn kể chuyện.
- Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu 1 truyện kể.
II .Đồ dùng học tập:Bảng phụ BT 1, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh tiết trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
- HS trình bày bài.
2.Dạy bài mới: a. GTB.
b.Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
BT yêu cầu em làm gì?
- Em hiểu thế nào là kể chuyện?
- Theo em, tính cách nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
- Dựa vào ghi nhớ của tiết tập làm văn tuần 4 ( cốt truyện) và tuần 11, 12 hãy cho biết cấu tạo của bài văn kể chuyện?
Bài 2:
- Em phải thực hiện nhiệm vụ gì ở bài tập 2?
- GV phát phiếu học tập cho HS .
- GV giúp đỡ HS tiếp thu bài chậm làm bài.
- GV và HS nhận xét và chốt kết quả đúng.
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện.
- HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài bằng phiếu học tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả.
3- Củng cố, dặn dò: HS nêu lại ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học giao việc về nhà.
_________________________________________
Tiết4: KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt .
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh, thôngtin SGK trang 88, 89
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên và nêu công dụng chất đốt.
- GV đánh giá, nhận xét.
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b, Hoạt động 3: Thảo luận về sử dụng an toàn , tiết kiệm các loại chất đốt .
* Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt .
* Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
- Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
- Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp làm giảm tác hại đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV rút ra kết luận :(SGK trang 89)
- Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
3- Củng cố dặn dò: Tại sao ta phải tiết kiệm chất đốt ?
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_________________________________________
* Buổi chiều
Các đồng chí giáo viên chuyên soạn giảng
_______________________________________________________________
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2018
* Buổi sáng
Tiết 1: KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
Đồng chí Phạm Lý soạn giảng
_________________________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Cao Bằng 
Đồng chí Phạm Lý soạn giảng
_____________________________________
Tiết 3: TOÁN 
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Học sinh làm bài tập 1, 3 – các bài khác học sinh làm thêm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, hình vẽ 2 hình lập phương ở bài tập 3
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa bài tập giờ trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV chú ý các đơn vị đo.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Muốn tính chiều rộng ta làm thế nào?
Bài 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV treo hình minh hoạ.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- HS chữa bài 
- HS thảo luận theo cặp
- HS chữa bài.
- Lớp nhận xét 
- HS làm bài và chữa bài.
-(1)CV đáy:14m; DTxq:70m2; DTtp: 94m2
-(2)CR:2/5cm; DTxq:2/3cm2; DTtp:86/75cm2
-(3)Cvđáy:1,6dm;DTxq:0,64dm2; DTtp:0,96dm2 
Cách tính:
- HS tự nêu.
- Thảo luận nhóm đôi
Khi số đo 1 cạnh của hình lập phương tăng gấp 3 lần thì diện tích xung quanh của hình lập phương là:
( 3 x a x 3 x a ) x 4 = 9 ( a x a ) x 4 
tức là gấp lên 9 lần; tương tự S tp cũng tăng lên 9 lần 
- HS báo cáo kết quả
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại công thức quy tắc tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
- Nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_________________________________________
Tiết4: KĨ THUẬT
Lắp xe cần cẩu (tiết 1)
I.Mục tiêu: 
 HS cần phải: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. 
II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu xe cần cẩu , bộ lắp ghép kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Nhắc lại nội dung tiết trước.
2. Bài mới: GTB
a. HĐ1. Quan sát và nhận xét. 
- GV cho học sinh quan sát và nhận xét.
b. HĐ2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Hướng dẫn chọn chi tiết .
- GV cùng HS chọn đúng đủ các chi tiết.
- Xếp các chi tiết cón lại vào hộp.
*Lắp từng bộ phận
*Lắp giá đỡ cẩu (H2 sgk)
* Lắp cần cảu (H2 sgk)
*Lắp các bộ phận khác (H4 sgk)
- GV nhận xét và bổ sung.
* Lắp ráp xe cần cẩu.
c.HĐ3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng.
Quan sát mẫu.
- Nhận xét các chi tiết.
- HS các nhóm chọn các chi tiết.
- HS sắp lại các chi tiết.
- Lắp các chi tiết như hướng dẫn của sách giáo khoa.
- Thực hành theo nhóm.
3. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
________________________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1:CHÍNH TẢ (nghe- viết)
Hà Nội
I. Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ Hà Nội.
- Biết tìm và viết đúng danh từ riêng.
II .Đồ dùng học tập:
VBTTV Bảng phụ viết qui tắc viết hoa.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết từ khó bài trước,làm BT 
- GV nhận xét và ghi điểm.
- HS viết 
- HS khác nhận xét
2. Bài mới:a. GTB
b.HĐ1 : Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc toàn bài 
- Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó 
- GV đọc bài
- GV đọc bài – lưu ý từ khó 
c. HĐ2 : Chấm ,chữa bài 
GV chấm nhanh 1 số bài trước lớp
- GV chữa một số lỗi sai tiêu biểu.
d. HĐ3 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2
- Gọi HS đọc bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
Câu a ?
Câu b ?
Bài 3:
HS làm việc cá nhân
Gọi HS trình bày
- HS theo dõi.
- HS tự nêu nội dung của bài.
- HS viết bảng con (giấy nháp )
- HS viết vào vở
- HS soát lỗi
- HS đổi chéo bài soát lỗi và báo cáo kết quả.
Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài
Các nhóm thảo luận
Nhóm khác , bổ sung
+Nhụ
 Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
+Như bảng phụ 
+
Lớp NX, sửa sai
3. Củng cố, dặn dò:
- Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài
- Nhắc lại qui tắc viết hoa. 
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_________________________________________
Tiết 2:TOÁN (Tăng)
Luyện tập tính diện tích xung quanh và diện toàn phần HLP
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương cho HS.
II. Đồ dùng dạy-học:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng chữa bài tập tiết học trước.
2. Bài mới: a. GTB
b. Hướng dẫn HS luyện tập theo nội dung sau:
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình hộp chữ nhật 
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Sxq
Stp
9dm
6dm
4dm
5,6m
3,4m
3,5m
m
m
m
- GV nhận xét và chốt kết quả.
- Em hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương
Cạnh 
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
17cm
8,6dm
m
- GV nhận xét và chốt kết quả.
- Em hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
Bài 3: Một hòm gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 7dm5cm, chiều rộng 6dm, chiều cao 4,5dm. Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài của cái hòm đó. Tính diện tích quét sơn.
- Diện tích quét sơn của cái hòm đó chính là diện tích phần nào của cái hòm?
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 4: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3m và diện tích xung quanh là 56m2. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- HS làm bài và báo cáo kết quả.
- HS tự nêu.
- HS làm bài và báo cáo kết quả.
- HS tự nêu quy tắc.
- HS đọc nội dung bài toán.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS đọc nội dung bài toán.
- HS làm bài và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV chốt lại kiến thức tiết học và hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
_____________________________________
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết tạo ra các câu ghép mới thể hiện quan hệ tương phản bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ hoặc thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
- Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng chữa bài tập giờ học trước.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới : a. GTB
b: Luyện tập.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của câu ghép.
- Giáo viên nhận xét v

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 22 Lop 5_12265001.docx