Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 5

Khoa học

BÀI 62: MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm ban đầu về môi trường.

2. Kĩ năng: Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi học sinh đang sống.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 128, 129 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Yêu cầu 1 HS nêu tên một số loài thực vật có hoa; 1 HS nêu sự nuôi và dạy con của hổ và hươu.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật...) môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, ...)
- HS lập nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát các hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đáp án:
 Hình 1 - c ; Hình 2 - d 
 Hình 3 - a ; Hình 4 - b 
+ Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này.
- HS nghe.
HĐ 2: (12 phút)
Thảo luận cặp
- Bước 1: Làm việc theo cặp, thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
- HS thảo luận cặp đôi. 
- Đại diện 3 đến 4 cặp trình bày
- Các cặp khác theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường sống ?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại nội dung của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Tài nguyên thiên nhiên.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Trả bài văn tả con vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
2. Kĩ năng: Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu  cần chữa chung.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 1 HS nêu lại cấu tạo bài văn tả con vật.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét về kết quả làm bài của HS 
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số HS diễn đạt tốt: Nga, Ngọc Linh, Thơ.
+ Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp: Nga, Thơ.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều em hạn chế, một số em chữ viết còn chưa đẹp.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
HĐ 2: (10 phút)
Hướng dẫn chữa bài 
- GV trả bài cho từng học sinh.
1. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng.
- Mời HS chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
2. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, điều cần học tập của đoạn văn, bài văn.
4. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
- Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
- GV nhận xét.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại bài văn.
- Xem trước các đề bài trong bài: Tả cảnh (Kiểm tra viết) để giờ sau làm bài kiểm tra.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
	Địa lí
(Địa lí địa phương)
Bài 2: đặc điểm dân cư và kinh tế xã hội
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được:
 - Dân số Thái Nguyên tăng khá nhanh.
 - Thái Nguyên là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc.
2. Kĩ năng: Kể tên được một số ngành kinh tế chủ yếu ở Thái Nguyên.
3. Thái độ: HS biết yêu quê hương Thái Nguyên, tự hào về truyền thống và con người Thái Nguyên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên.	
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV mời 2 HS nêu vị trí, điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: ( 10 phút)
Đặc điểm 
dân cư 
- GV đọc thông tin cho HS.
? Nêu đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số của Thái Nguyên.
- Nhận xét, kết luận.
- HS nghe.
+ Dân số Thái Nguyên tăng khá nhanh, gây nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.
? Thái Nguyên có những dân tộc nào?
- Nhận xét, kết luận.
+ Thái Nguyên là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh.
- Dựa vào hình 2.1, hãy:
+ Xác định vùng tập trung đông dân cư.
+ Xác định các vùng thưa dân cư.
- Nhận xét, kết luận.
- Dân cư Thái Nguyên tập trung không đều, ở vùng núi mật độ dân cư thấp, ở vùng đồng bằng dân cư tập trung đông đúc. 
HĐ 2: (15 phút)
Đặc điểm về kinh tế, xã hội
* Nông nghiệp
? Ngành nông nghiệp ở Thái Nguyên có các sản phẩm gì? ở đâu?
- GV kết luận.
* Công nghiệp
? Kể tên một số ngành công nghiệp ở Thái Nguyên.
- Nhận xét.
* Du lịch
? Hãy kể tên các điểm du lịch ở Thái Nguyên?
- Nhận xét, kết luận.
+ Thái Nguyên trồng lúa, chè và có nhiều cây ăn quả. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, gà
+ Các ngành công nghiệp: Khai thác khoáng sản, Nhiệt điện, Luyện kim, Cơ khí, May mặc,
+ Hồ Núi Cốc, Bảo tàng Văn hóa Các dân tộc Việt Nam, An toàn khu ATK Định Hóa,
4. Củng cố (3 phút) 
- GV yêu cầu HS trả lời: 
+ Hãy nêu đặc điểm dân cư của tỉnh Thái Nguyên?
+ Thái Nguyên phát triển những ngành kinh tế nào?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 26/04/2016
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tiết 1
Toán
tiết 159: ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu các bài toán.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS lên làm bài tập sau: Tính
a) 5 phút 15 giây x 5 b) 36,8 giờ : 2
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Ôn tập về tính chu vi và diện tích các hình
- GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn.
- GV ghi bảng công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- HS nối tiếp nhau nêu lại.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1: 
- Mời 1 em đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 em lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Chiều rộng khu vườn là: 
 120 = 80 (m)
Chu vi khu vườn là:
(120 + 80 ) 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
120 80 = 9600 (m2)
9600 m2 = 0,96 ha
Đáp số: a) 400m
 b) 9600 m2 hay 0,96 ha.
+ Bài 2: 
- Mời 1 HS đọc nội dung bài.
- Mời HS nêu cách giải. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS nêu cách giải.
- Lớp làm vào vở.
- 1 HS làm bảng phụ sau đó gắn lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Đáy lớn mảnh đất là: 
5 1000 = 5000 (cm)
5000 cm = 50 m
Đáy bé mảnh đất là: 
3 1000 = 3000 (cm)
3000cm = 30 m
Chiều cao mảnh đất là: 
2 1000 = 2000 (cm)
2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(50 + 30) 20 : 2 = 800 (m2)
 Đáp số: 800 m2.
+ Bài 3:
- Mời 1 HS đọc bài toán. 
- Hướng dẫn giải toán.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- Mời 1 em làm bảng lớp
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- Lớp làm bài cá nhân.
- 1 em lên chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
Bài giải
a) Diện tích hình vuông ABCD là:
(4 4 : 2) 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
4 4 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần tô màu của hình tròn là:
50,24 - 32 = 18,24 (cm2)
 Đáp số: a) 32 cm2;
 b) 18,24 cm2. 
4. Củng cố (2 phút)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tr.167).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
	ôn tập về dấu câu
(Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng đúng dấu hai chấm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm; Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 1 HS làm lại BT 2 tiết LTVC trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Mời 1 em nêu yêu cầu BT1.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- HS suy nghĩ, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
HĐ 2: (12 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời 
trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- HS trao đổi nhóm 2.
- Một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
a)  Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết 
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) ... khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
c)  thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng 
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
HĐ 3: (8 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 3
- GV đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
- Yêu cầu làm việc theo nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét. 
* Lời giải:
+ Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (Hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng).
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
4. Củng cố (3 phút)
- HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
	Tập làm văn
Tả cảnh
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cảm nhận cái hay, cái đẹp từ bài viết.
2. Kĩ năng: HS viết được bài văn tả cảnh đủ ý, có bố cục rõ ràng.
3. Thái độ: HS thích làm văn; giáo dục tình cảm, thẩm mĩ.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra.
- GV nhắc HS :
+ Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
- HS nối tiếp đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại đề bài.
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ 2: (30 phút)
HS làm bài kiểm tra
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV quan sát, bao quát lớp.
- Hết thời gian GV thu bài.
- HS viết bài.
- Nộp bài.
4. Củng cố (2 phút)
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại bài văn tả cảnh cho hay hơn.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tả người.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 63: tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng: Nêu được ích lợi của tài nguyên thiên nhiên; Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung tiết ôn
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Quan sát và thảo luận nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Hướng dẫn: Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó. Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình1
Hình2
Hình3
Hình4
Hình5
Hình6
Hình7
- Bước 2 : Làm việc cả lớp.
+ Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm việc
- HS làm phiếu
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét.
HĐ 2: (10 phút)
Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và hướng dẫn cách chơi.
- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.
- Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng thành viên trong đội lên tham gia chơi.
- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.
- GV tuyên đương đội thắng cuộc.
- HS nghe.
- Các đội theo dõi và tham gia chơi.
- Bình chọn đội thắng cuộc.
4. Củng cố (2 phút)
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại bài.
- Xem trước bài: Vai trò của môi trường tự nhiên với đời sống con người.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Khoa học
Bài 64: vai trò của môi trường tự nhiên 
với đời sống con người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
2. Kĩ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người; Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 132 SGK; Phiếu học tập.	
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 2 HS kể tên một số tài nguyên thiên và nêu công dụng của tài nguyên đó.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Quan sát
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 
+ Hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 130 để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, kết luận: SGV trang 203.
- Làm việc theo nhóm 4 
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc dưới sự hướng dẫn của GV. Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
+ 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (10 phút)
Trò chơi 
Ai nhanh hơn?
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Cho HS thi theo tổ.
- Hết thời gian chơi, GV mời các tổ trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm).
- GV nhận xét và kết luận.
- Các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- HS thi theo tổ.
- 3 tổ trình bày. 
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp thảo luận câu hỏi của GV đưa ra.
- Một số em phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố (3 phút) 
- Yêu cầu HS:
+ Nêu vai trò của môi trường tự nhiên với đời sống con người.
+ Nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ôn lại bài, ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến môi trường rừng.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Kĩ thuật
Bài 19: lắp rô - bốt (tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết quy trình lắp rô-bốt.
2. Kĩ năng: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt; Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp các chi tiết của rô-bốt.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn; Tranh quy trình.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (20 phút)
Thực hành lắp rô-bốt 
- Cho HS chọn chi tiết, kiểm tra công việc của HS.
- Hướng dẫn HS lắp từng bộ phận:
+ Cho HS nhắc lại quy trình lắp rô-bốt.
+ Quan sát, giúp đỡ HS thực hành.
- Lắp ráp rô- bốt, kiểm tra sự hoạt động của rô- bốt.
- HS chọn các chi tiết như trong SGK.
- HS nhắc lại quy trình lắp rô- bốt.
- HS thực hành lắp rô- bốt.
- Kiểm tra hoạt động của rô- bốt.
HĐ 2: (8 phút)
Đánh giá 
sản phẩm
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của bạn
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu 1 HS nêu lại các bước lắp rô-bốt. 
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị đồ dùng để giờ sau tiếp tục thực hành lắp mô hình rô-bốt.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/04/2016
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
tiết 160: luyện tập
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
2. Kĩ năng: HS biết làm các bài toán tính chu vi, diện tích các hình đã học. Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS lên bảng viết công thức tính chu vị, diện tích của hình bình hành, hình thoi.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1 
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn giải toán.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc nội dung bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
a) Chiều dài sân bóng là:
11 1000 = 11000 (cm)
 11000 cm = 110 m
 Chiều rộng sân bóng là:
9 1000 = 9000 (cm)
9000 cm = 90 m
 Chu vi sân bóng là:
(110 + 90) 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400;
 b) 9900 m2.
HĐ 2: (8 phút)
Bài tập 2
- Mời HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Cho 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài sau đó gắn bảng
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
 48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144 m2.
HĐ 3: (10 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS nêu bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu bài toán
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 
55 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg.
HĐ 4: (5 phút)
Bài tập 4
- Gọi HS đọc đề toán
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS chữa bài
- GV nhận xét 
- 1 HS đọc đề toán
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét bài trên bảng
Bài giải
Diện tích hình thang là:
10 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.1.2016.doc