Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1 + 2 + 3 + 4

(Đ/c Hương - PHT soạn giảng)

Tiết 5

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em; Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ.

2. Kĩ năng: Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

3. Thái độ: Giáo dục về quyền và bổn phận của trẻ em.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Yêu cầu 1 HS nêu tác dụng của dấu hai chấm.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện.
- GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn HS kể chuyện
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Mời HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .
- GV xác định 2 hướng kể chuyện:
 + Kể về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em.
+ Kể chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- HS theo dõi
- HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện
- 4 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS thực hiện lập dàn ý ra nháp. Trao đổi cặp về ý nghĩa câu chuyện.
HĐ 2: (20 phút)
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Mời 1 HS đọc lại gợi ý 3, 4.
- Mời HS kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời các tổ cử đại diện kể.
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể hay nhất , hiểu về nội dung ý nghĩa câu chuyện hay nhất.
- HS nêu trước lớp các câu chuyện đã tìm.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các tổ thi kể. HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhân vật...
- HS và GV nhận xét đánh giá, bình chọn bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
	Khoa học
Bài 65: tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được:
 - Nguyên nhân rừng bị tàn phá.
 - Tác hại của việc phá rừng.
2. Kĩ năng: Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá; Nêu tác hại của việc phá rừng.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 134, 135 SGK.	
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS nêu ví dụ về tác động của môi trường đến con người và ngược lại.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: ( 12 phút)
Quan sát và thảo luận
- Cho HS thảo luận nhóm 4: Quan sát các hình trong SGK trang 134, 135 và trả lời các câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
- Nhận xét, kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường
- HS thảo luận nhóm và nêu kết quả thảo luận:
+để làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà,
+ phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường
- HS nghe.
HĐ 2: (15 phút)
Thảo luận
- Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ thực tế ở địa phương em.
- Nhận xét. kết luận.
- Cho HS đọc mục kết luận trong SGK.
- HS thảo luận vả trả lời câu hỏi, liên hệ thực tế ở địa phương của mình
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
4. Củng cố (2 phút) 
- GV yêu cầu HS nêu hậu quả của việc phá rừng và biện pháp bảo vệ rừng.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến môi trường đất.
* Rút kinh nghiệm:	
Ngày soạn: 03/05/2016
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016
Tiết 1
Toán
Tiết 162: luyện tập
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: HS biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Bài tập 1
- Mời 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét.
a)
HLP
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5 cm
Sxq
576 cm2
49 cm2
Stp
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728 cm3
42,875 cm3
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài.
b)
HHCN
(1)
(2)
Chiều cao
5 cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxq
140 cm2
2,04 m2
Stp
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3
HĐ 2: (8 phút)
Bài tập 2
- Mời 1 em đọc bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 em lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Diện tích đáy bể là:
1,5 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là:
1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 m.
HĐ 3: (12 phút)
Bài tập 3
- Mời 1 HS đọc nội dung bài.
- Mời HS nêu cách giải. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét: “Cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần”. GV hướng dẫn HS giải thích.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS nêu cách giải.
- Lớp làm vào vở.
- HS làm bảng phụ sau đó gắn lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là:
(10 10) 6 = 600 (cm2)
Cạnh của khối gỗ hình lập phương là:
10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là:
(5 5) 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
600 : 150 = 4 (lần).
 Đáp số: 4 lần.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống kiến thức luyện tập.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Tập đọc
Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Điều cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết kính yêu cha mẹ, yêu lao động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ; Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 1 HS làm lại BT 2 tiết LTVC trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp các khổ thơ lần 1
- Gọi HS nêu từ khó đọc
- Gọi HS đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, thi đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nêu từ khó đọc
- HS đọc từ khó
- 3 HS đọc 
- HS luyện đọc theo cặp sau đó thi đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- Theo dõi SGK
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc khổ thơ 1
? Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Rút ra ý 1: Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
? Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
? Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
? Bài thơ nói với các em điều gì?
- Rút ra ý 2: Thế giới tuổi thơ thay đổi khi ta lớn lên.
? Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
- HS đọc khổ thơ 1
+ Giờ con đang lon ton/ Khắp sân trường chạy nhảy/ Chỉ mình con nghe thấy/
- Lớp đọc thầm khổ 2, 3
- HS trả lời
+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
+ Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp.
- HS nêu
- HS đọc nội dung bài
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Mời HS 3 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố (3 phút)
- 1 HS nêu lại nội dung chính bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau: Lớp học trên đường.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
	Tập làm văn
ôn tập về tả người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo và bố cục bài văn tả người.
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK; Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn 
ý đã lập. 
3. Thái độ: HS thích làm văn; biết yêu quý mọi người.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ viết sẵn đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (20 phút)
Bài tập 1
* Chọn đề bài
- Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV dán trên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Mời một số HS nói đề bài các em chọn.
* Lập dàn ý	
- GV mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
- Cho HS lập dàn ý, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời 3 HS làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Phân tích đề.
- HS nối tiếp nói tên đề bài mình chọn.
- 2 HS đọc gợi ý
- HS nghe
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- HS sửa dàn ý của mình.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Mời 1 HS yêu cầu của bài.
- HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4.
- GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- Thi trình bày dàn ý.
- Bình chọn người có dàn ý đầy đủ nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem trước các đề bài, chuẩn bị giấy kiểm tra.
- Chuẩn bị bài sau: Tả người (Kiểm tra viết).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Toán
Tiết 163: luyện tập chung
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; Rèn sự cẩn thận trong giải toán.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung tiết ôn
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 1 HS lên bảng chữa bài
	Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
50 x 30 = 1500 (m2)
Số rau thu hoạch được là:
15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- 1 HS làm bảng phụ chữa bài
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:
 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống nội dung kiến thức vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Một số dạng bài toán đã học.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
	Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép. 
2. Kĩ năng: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép; Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép; Phiếu học tập; Bảng nhóm, bút dạ.	
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 1 HS làm lại bài tập 2 tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Một số em trình bày.
- Lớp nghe, nhận xét.
* Lời giải:
Những câu cần điền dấu ngoặc kép là:
- Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật).
-ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật).
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.	
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- Một số HS trình bày. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
Lời giải:
Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là:
“Người giàu có nhất” ; “gia tài”
HĐ 3: (12 phút)
Bài tập 3
- GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- 4, 5 HS đọc đoạn văn. 
- Các HS khác nhận xét. 
4. Củng cố (3 phút) 
- Mời 1 HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ôn lại bài, ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Khoa học
Bài 66: tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Có những hiểu biết về việc sử dụng tài nguyên đất, biết những tác động của con người đến môi trường đất.
2. Kĩ năng: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn; Tranh quy trình.
2. Chuẩn bị của học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS nêu tác động của con người đến môi trường rừng.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Quan sát và thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
+ Nguyên nhân nào đẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Nhận xét, kết luận: Nguyên nhân đẫn đến việc đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận.
+ Hình 1 và 2: Trên cùng một mảnh đất.
+ do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng mô trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- HS nghe.	
HĐ 2: (12 phút)
Thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm 2. Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất.
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
- HS thảo luận nhóm, nêu kết quả trước lớp:
+  làm cho đất trồng bị bạc màu, khô cằn,
+ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố (2 phút)
- GV yêu cầu 1 HS nêu tác động của con người tới môi trường đất. 
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến môi trường không khí.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 04/05/2016
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2016
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
tiết 164: một số dạng bài toán đã học
I. Mục tiêu	
1. Kiến thức: Nắm được một số dạng bài toán đã học.
2. Kĩ năng: Biết giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét
Bài giải
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là:
(12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là: 
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét vở cho HS
- GV nhận xét, chữa bài
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- 1 HS làm bảng phụ 
- Lớp nhận xét
 Bài giải
 Chiều dài mảnh đất là:
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
 Chiều rộng mảnh đất là:
35 - 10 = 25 (m)
 Diện tích mảnh đất là:
35 x 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875 m2.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tr.171).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập làm văn
Tả người 
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo bài văn tả người.
2. Kĩ năng: HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
3. Thái độ: HS thích làm văn; Biết yêu quý những người xung quanh.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp viết sẵn đề bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy kiểm tra, bút.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
- GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các en nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
- HS nối tiếp đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- HS chú ý lắng nghe.
HĐ 2: (30 phút)
HS làm bài kiểm tra
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
- HS viết bài
- Nộp bài
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn tả cảnh.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Toán
Tiết 165: luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách giải một số bài toán có dạng đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để hoàn thành các bài tập.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài sau:
 Tính: 216,72 : 4,2 ; 0,273 : 0,26
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 - 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số: 68 cm2.
- HS dưới lớp nhận xét.
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
? Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS nêu dạng toán
- Lớp làm vở, 1 em làm bảng nhóm sau đó treo lên bảng.
- Lớp nhận xét
Bài giải
Số học sinh nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ trong lớp là:
35 - 15 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam là:
 20 - 15 = 5 (học sinh)
 Đáp số: 5 học sinh.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tr.171).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Đạo đức
Bảo vệ môi trường quê em
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết những hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống.
2. Kĩ năng: Làm được những việc phù hợp khả năng để bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin về môi trường và việc bảo vệ môi trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.1.2016.doc