Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.

3. Thái độ: HS yêu động vật, biết bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, truyện, tranh ảnh về cá heo.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn bài “Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” sao đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 7 (Phần 1) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 17/09/2015
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2
Tập đọc
Những người bạn tốt
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo đối với con người.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
3. Thái độ: HS yêu động vật, biết bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, truyện, tranh ảnh về cá heo.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn bài “Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” sao đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- Nêu chủ điểm sẽ học.
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: 4 đoạn
+ Đ1: Từ đầu  trở về đất liền.
+ Đ2: Nhưng những  giam ông lại.
+ Đ3: Hai hôm sau  A-ri-ôn.
+ Đ4: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm.
- GV ghi từ khó đọc lên bảng gọi HS đọc.
- HS đọc nối tiếp lần 2. 
- HD đọc đoạn khó, câu dài.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- GV đọc diễn cảm.
- 1HS đọc to.
- Lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc: Nổi lòng tham, đất liền, say sưa, truyền lệnh.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc chú giải (SGK).
- 2, 3 cặp đọc trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi : 
? Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba a- ri- ôn? 
? Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
? Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
? Em có suy nghĩ gì về cách đối sử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối sử với nghệ sĩ A-ri-ôn?
? Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
? Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV chốt nội dung chính.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- 2 HS đọc nội dung.
HĐ 3: (10 phút)
Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. 
- GV treo bảng phụ có viết đoạn văn.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS thi đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp. 
- Lớp nhận xét, tìm giọng đọc. 
- HS luyện đọc nhóm 4.
- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất.
4. Củng cố (2 phút)
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ những động vật có ích?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Luyện đọc lại bài, ghi nhớ nội dung.
- Chuẩn bị bài sau: Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tin học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4
Toán
tiết 31: Luyện tập chung
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết:
- Mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và .
- Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến phân số và số trung bình cộng.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS lên bảng thực hiện phép tính:
 ; 
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu nêu cách làm.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) 1 : = 1 x = 10 (lần)
Vậy 1 gấp 10 lần 
b) : = x 
 = 10 (lần)
Vậy gấp 10 lần 
- 1 em nêu cách làm.
HĐ 2: (12 phút)
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét.
- Nêu cách làm.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS chữa bài.
a) x + = c) x = 
 x = - x = : 
 x = x = 
b) x - = d) x : = 14 x = + x = 14 x x = x = 2
HĐ 3: (10 phút)
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán.
- 1 HS đọc bài.
- Lớp làm bài.
- 1HS chữa bài.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 ( + ) : 2 = (bể)
 Đáp số: bể. 
- HS nêu các bước giải bài toán.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống kiến thức luyện tập.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Khái niệm số thập phân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 6
Đạo đức
bài 4: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết :
 - Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 - Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
2. Kĩ năng: Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ơn tổ tiên.
3. Thái độ: Luôn nhớ ơn tổ tiên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu bài tập; Tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Hãy kể về một tấm gương vượt khó mà em biết?
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
- GV mời HS đọc truyện “Thăm mộ”.
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
? Nhân ngày tết cổ truyền, Bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
? Theo em, Bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
? Vì sao Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ?
- 2 HS đọc truyện “Thăm mộ”.
- Thảo luận nhóm đôi sau đó đại diện báo cáo.
+ Sửa sang và thắp hương trên mộ ông nội và các mộ xung quanh.
+ Phải giữ vững nề nếp gia đình, phải cố gắng học hành.
- HS trình bày ý kiến và giải thích.
HĐ 2: (10 phút)
Làm bài tập
- Cho HS làm bài tập cá nhân. Sau đó trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Mời HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do.
- GV kết luận, rút ra nội dung cần ghi nhớ.
- HS làm bài cá nhân rồi trao đổi cùng bạn về nội dung bài tập.
- 2 HS nối tiếp phát biểu. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc Ghi nhớ (SGK).
HĐ 3: (8 phút)
Tự liên hệ
? Em hãy kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được ?
- Cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi nhóm 4.
- Mời HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét kết luận. 
- Tự liên hệ cá nhân.
- Trao đổi nhóm 4.
- Vài HS nối tiếp trình bày trước lớp.
4. Củng cố (3 phút)
? Em cần phải làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Sưu tầm ảnh, báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, ... về chủ đề biết ơn tổ tiên.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Lịch sử
bài 7: đảng cộng sản việt nam ra đời
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3- 2- 1930. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng; Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất 3 tổ chức cộng sản; Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích - tổng hợp kiến thức từ tài liệu học tập.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam; Tự hào vì có Đảng; Kính trọng lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chân dung Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc; Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Hoàn cảnh đất nước năm 1929
- Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi.
? Nêu tình hình nước ta vào năm 1929?
? Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
? Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành một tổ chức duy nhất? Vì sao?
- HS trả lời:
+ Có sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản Đảng.
+ Cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản.
+ Chỉ có Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc mới làm được điều này. Vì Người hiểu biết nhiều, Người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ. 
HĐ 2: (10 phút)
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
? Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì? 
? Nêu kết quả của hội nghị?
- GV kết luận.
? Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật ?
- HS thảo luận trả lời.
+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930 tại Hồng Kông.
+ Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
+ Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- HS phát biểu
HĐ 3: (8 phút)
ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
? Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?
- GV kết luận (sgk) 
- HS tìm hiểu thông tin SGK sau đó trả lời các câu hỏi.
+ ... làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn.
+ Cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
- HS nối tiếp đọc phần Bài học. 
4. Củng cố (3 phút)
? Em hãy kể lại những việc gia đình, địa phương em đã làm để kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2 hàng năm ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ nội dung bài học, tìm hiểu thêm về Đảng cộng sản Việt Nam.
- Chuẩn bị bài: Xô Viết nghệ Tĩnh.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.1.2015.doc