Giáo án Lớp 5 tuổi - Khám khá khoa học - Đề tài: Một số con vật sống dưới nước

Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức

Hoạt Động: Khám khá khoa học

ĐỀ TÀI : MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC

I / Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết gọi đúng tên các con vật, nhận biết được một số đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước rõ nét. ( MT 92)

- Biết phân biệt được một số con vật sống dưới nước.

- Kể tên một số con vật sống dưới nước mà trẻ biết.

* Giáo dục : Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản.

II / Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Đoạn phim về các con vật sống dưới nước.

- Hình ảnh một số con vật sống dưới nước( Nước mặn và nước ngọt) : cá, cua, tôm, ốc.

- Một số con vật dưới nước như : Cá, cua, ốc

- Bảng

* Đồ dùng của trẻ

- Tranh về các con vật

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Khám khá khoa học - Đề tài: Một số con vật sống dưới nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NƯỚC
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết gọi đúng tên các con vật, nhận biết được một số đặc điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước rõ nét. ( MT 92)
- Biết phân biệt được một số con vật sống dưới nước. 
- Kể tên một số con vật sống dưới nước mà trẻ biết.
* Giáo dục : Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản.
II / Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Đoạn phim về các con vật sống dưới nước.
- Hình ảnh một số con vật sống dưới nước( Nước mặn và nước ngọt) : cá, cua, tôm, ốc..
- Một số con vật dưới nước như : Cá, cua, ốc
- Bảng
* Đồ dùng của trẻ
- Tranh về các con vật
III / Tiến hành
* Hoạt động 1: Bé cùng xem phim
- Cho trẻ xem đoạn phim về các con vật sống dưới nước
- Gợi hỏi trẻ về những gì các cháu vừa xem.
- Những con vật như : cua , cá, rùa thì sống ở đâu ? ( Cháu trả lời)
* Hoạt động 2 : “ Bé tìm hiểu về động vật dưới nước”
- Cho trẻ tham gia hội thi các con vật sống dưới nước.
* Cô cho trẻ giải câu đố về con cua
 * Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời.
- Cho trẻ xem hình ảnh con cua, cho trẻ gọi tên
- Trẻ nhận xét những bộ phận và đặc điểm của con cua ( 3 - 4 trẻ nêu nhận xét )
- Cua sống ở đâu ?( trẻ trả lời)
- Cô nhận xét chung ( cua có 2 chiếc càng to và có 8 cẳng nhỏ, trên mình có một chiếc yếm, sống ở dưới nước, khi bò thì cua bò ngang, mắt lồi)
- Cho trẻ nhắc lại( cả lới 1 lần, cá nhân 2-3 trẻ)
*Cho trẻ xem hình ảnh con rùa, cho trẻ đoán câu đố
 Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Đến khi tối trời
Úp nhà đi ngủ
Là con gì? ( con rùa)
- Cho trẻ xem hình ảnh con rùa
- Trẻ nhận xét những bộ phận và đặc điểm của con rùa ( 2-3 trẻ nêu nhận xét )
- Rùa sống ở đâu ? ( trẻ trả lời )
- Mai rùa dùng để làm gì?
- Cô nhận xét chung ( Rùa có đầu, mình, chân , rùa có một cái mai to và rất cứng trên lưng, biết bơi bằng 2 chân và 2 tay, rùa không có vây như cá, thường sống dưới nước. Mai rùa dùng để bảo vệ rùa khi gặp nguy hiểm rùa sẽ chui vào mai để tránh kẻ thù.)
- Cho trẻ nhắc lại( cả lớp 1 lần, cá nhân 2-3 trẻ)
+ So sánh: Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau
 - Con rùa – con cua.
-Giống nhau: Đều là động vật sống ở dưới nước
*Khác nhau: - Rùa có 4 chân và đầu, Cua có 8 chân 2 càng to
 - Mai rùa to và cứng, trên mình có một chiếc yếm
 - Rùa to hơn cua
 - Rùa bò chậm về phía trước, Cua bò nhanh bò ngang
 - Rùa có thể thục đầu vào trong mai, cua thì không thể
- Cho trẻ nhắc lai 
* Cô cho trẻ đoán câu đố
 Cá gì không vảy bẹt đầu
Ngạnh thì nhọn hoắt mà râu thì mềm
 Ao hồ nước lặng sóng êm
Bùn sâu thỏa thích ngày đêm chui luồn. ( con cá trê)
- Cho trẻ xem hình ảnh con cá trê, cho trẻ gọi tên
- Trẻ nhận xét những bộ phận và đặc điểm của con cá trê ( 3 - 4 trẻ nêu nhận xét )
- Cá sống được dưới nước là nhờ vào bộ phận nào?
- Cô nhận xét chung ( Cá trê có đầu, mình và đuôi. Đầu cá trê bẹt, mình không có vẩy có chất trơn, có vây. Cá trê sống dưới nước là nhờ thở bằng mang, cá bơi dưới nước là nhờ đuôi và vây. Cá sống ở nước ngọt. )
- Cho trẻ nhắc lại( cả lớp, cá nhân)
*Cho trẻ xem hình ảnh con tôm, cho trẻ đoán câu đố và gọi tên
Chân gần đầu
Râu gần mắt
Lưng còng co quắp
Mà bơi rất tài
Là con gì? ( Con tôm)
- Trẻ nhận xét những bộ phận và đặc điểm của con tôm ( 2-3 trẻ nêu nhận xét )
- Tôm sống ở đâu ? ( Sống ở biển, sông )
- Cô nhận xét chung ( Tôm thường sống ở biển, sông, tôm nhỏ, có 2 chiếc càng, đuôi và có nhiều râu, tôm không bơi giống cá mà búng cả thân mình về tiến phía trước )
- Cho trẻ nhắc lại( cả lớp 1 lần, cá nhân 2-3 trẻ)
* Cho trẻ giải câu đố và xem tranh con ếch
Con gì nằm cạnh bờ ao
Mồm kêu ộp ộp khi trời đổ mưa ( con ếch)
- Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm của con ếch
+ Con ếch có những bộ phận nào? Ếch thường sống ở đâu?
- Cho 2-3 trẻ lên nhận xét
- Cô nhận xét chung: Ếch sống dưới nước và trên cạn( là loài vật lưỡng cư), ếch có đầu mình và chân. Đầu ếch có mắt mũi, ếch có 4 chân. Ếch di chuyển bằng chân bằng cách nhảy về trước ở trên cạn, ở dưới nước ếch bơi rất nhanh, thở bằng phổi.
- Cho trẻ nhắc lại.
- Cô cho trẻ kể thêm những con vật sống dưới nước ( nước mặn, nước ngọt) mà trẻ biết ( 2-3 trẻ kể )
+ So sánh: Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau
 - Con ếch – con cá.
-Giống nhau: đều là động vật sống ở dưới nước
-*Khác nhau:
- Ếch sống được dưới nước và trên cạn, cá sống dưới nước
- Ếch có 4 chân, cá có vây và đuôi
- Ếch thở bằng phổi, cá thở bằng mang
- Ếch bơi bằng chân, cá bơi bằng vây và đuôi. 
* Phần thi: Thử tài bé yêu
-Các loài cá trong bể,ao, hồ thuộc cá nước mặn hay cá nước ngọt?
-C/c hãy kể tên một số con vật sống nước mặn?
-C/c hãy kể tên các con vật sống nước ngọt?
- Tất cả các loài động vật sống dưới nước có ích gì cho con người?
- Vì sao ta phải bảo vệ các con vật sống dưới nước?
- Theo các con bảo vệ các con vật sống dưới nước như thế nào?
* Giáo dục : Các con phải bảo vệ nguồn nước sạch để giúp các loài động vật sống dưới nước được phát triển tốt.
* Phần thi: Thử tài nhanh trí
- Cho trẻ kể tên 1 số món ăn chế biến từ cá, tôm,cua.
* Con gì biến mất:
- Cô cho trẻ xem các con vật sống dưới nước, trẻ sẽ nhận ra con vật nào đã biến mất.
- Cho trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
- Cô cho trẻ chia 3 đội chọn các con vật sống dưới nước gắn lên bảng, đội nào tìm nhanh và nhiều sẽ thắng..
- Cho trẻ tiến hành chơi
* Kết thúc : Nhận xét lớp
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khoẻ trẻ trong ngày : 
* Cảm xúc, hành vi, thái độ, trạng thái tâm lý của trẻ trong các hoạt động :
* Kiến thức, kỷ năng của trẻ:
 ...............................................................................................................................................
* Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo :
Thứ ba, 18/10/2016
Lĩnh Vực : Phát Triển Thẫm Mỹ
Hoạt động: Tạo Hình
ĐỀ TÀI : XÉ DÁN CON CÁ (Mẫu)
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đựợc những bộ phận của con cá
- Biết nêu nhận xét về bộ phận mình của cá ( Mình cá cong tròn )
- Biết cách gấp đôi và xé lượn cung mảnh giấy tạo thành con cá ( MT 8)
- Biết cách phếch hồ và dán lên tờ giấy. Phết hồ không lem ra ngoài và dán ngay
-Phát triển ngôn ngữ của trẻ, biết dùng ngôn ngữ để diển đạt những hiều biết của trẻ
* Giáo dục : Trẻ biết yêu quý các sản phẩm do mình và mọi người làm ra, yêu các con vật
II / Chuẩn bị 
* Đồ dùng của cô
- Tranh xé dán mẫu
- Một số con cá 
- Bảng
* Đồ dùng của trẻ
- Vở tạo hình, bút chì màu, bảng gắn tranh, giấy màu, hồ dán, tăm bông, khăn
III / Tiến hành
* Hoạt động 1: Bé xem phim ảnh
- Cô cho trẻ hát “ cá vàng bơi”
- Cô cho trẻ quan sát một số con cá đồ chơi 
- Cho trẻ nhận xét về con cá ( cá có nhiều màu sắc rất đẹp, cá bơi nhanh)
- Cô nhận xét chung:( Cá có đầu, mình và đuôi. Đầu cá trê bẹt, mình có vẩy có vây. Cá sống dưới nước là nhờ thở bằng mang, cá bơi dưới nước là nhờ đuôi và vây. Cá sống ở dưới nước. )
- Cho cả lớp nhắc lại 
* Hoạt động 2 : Xem ai có tranh đẹp
- Cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”
- Cho cháu xem tranh xé dán mẫu con cá
- Cho trẻ kể những bộ phận của con cá ( Đầu, mình, đuôi, vây, mắt, miệng)
- Cho trẻ chuyền tay nhau xem và nêu nhận xét cách gấp và xé sẵn của cô 
- Cô gấp mình cá có dạng gì ? ( Mình con cá cong tròn )
 Cô giới thiệu với trẻ đề tài: “Xé dán con cá”
- Cho lớp nhắc lại đề tài
* Cô xé dán mẫu
- Cô xé mẫu cho trẻ xem lần 1 
- Cô xé mẫu lần 2.
+ Cô giải thích cách xé : Gấp đôi mãnh giấy, xé lượn theo đường cong sau đó dán lật mặt sau của tờ giấy, phết hồ và dán lên vở tạo hình, rồi vẽ thêm mắt đuôi, mang, vây, vẩy vào cho bức tranh thêm hoàn chỉnh.
- Mời 1 trẻ lên xé mẫu ( cô nhận xét )
* Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ nghe hiệu lệnh chuyển tập bút, tiến hành xé
- Nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm tờ giấy xé
- Trong quá trình trẻ xé, dán cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn cho trẻ hoàn thành sản phẩm
- Thông báo sắp hết giờ, hết giờ
* Hoạt động 3 : Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm gắn ở bảng
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn
- Cô nhận xét chung, tuyên dương sản phẩm đẹp, động viên sản phẩm chưa đạt
* Kết thúc : Nhận xét lớp
Phát Triển Nhận Thức
Hoạt Động : Làm Quen Với Toán
Đề Tài : ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 ( MT 104)
- Biết xếp tương ứng 1-1
- Tô và viết đúng chữ số 6
* Phát triển : Phát triển nhận thức của trẻ
* Giáo dục : Trẻ tham gia học tập tích cực, chú ý và tham gia phát biểu
II / Chuẩn bị 
* Đồ dùng của cô
- Mô hình các con vật sống dưới nước
- Thẻ chữ số từ 1-6 
- 2 nhóm ( con cá và con cua ) mỗi nhóm có 6 cái
- Các nhóm con vật có số lượng là 6 đặt xung quanh lớp
* Đồ dùng của trẻ
- Thẻ chữ số từ 1-6
- Mỗi trẻ 6 con cá, 6 con cua
- Vở tập toán cho c/c
III / Tiến hành
* Hoạt động 1: Đi thăm gia đình của bạn búp bê
- Cô cho trẻ nghe hát : “ Chú gà trống” 
- Cho trẻ xem mô hình các con vật nuôi trong gia đình
+ Cho trẻ kể tên những các con vật nuôi trong gia đình.
+ Tìm các con vật có số lượng trong phạm vi 5 theo yêu cầu của cô và đặt thẻ chữ số tương ứng từ 1-5 ( Tìm và đặt thẻ chữ số tương ứng )
* Hoạt động 2 : Xem ai xếp giỏi nhất
- Bạn búp bê tặng cô rất nhiều con cá và con cua, các con cùng lấy rổ ở sau lưng ra trước mặt
- Cô cho trẻ xếp tất cả những con cá ra bảng ( xếp 6 con cá )
- Cho trẻ xếp 5 con cua bên dưới những con cá, xếp tương ứng 1-1
- Cho trẻ so sánh 2 nhóm ( Trẻ so sánh 2 nhóm )
+ 2 nhóm trên như thế nào với nhau ? vì sao con biết?
+ Nhóm con cá như thế nào so với nhóm con cua ? ( nhiều hơn) nhiều hơn mấy?
+ Nhóm con cua như thế nào so với nhóm con cá ? ( ít hơn) ít hơn mấy?
+ Tại sao con biết?
+ Muốn nhóm con cua nhiều bằng nhóm con cá thì làm thế nào ?
+ Cô cho trẻ thêm vào 1 con cua để 2 nhóm bằng nhau.
+ Cô cho trẻ đếm lại 2 nhóm, nhận xét 2 nhóm lúc này như thế nào với nhau, và bằng mấy 
- Cho trẻ nhặt chữ số tương ứng ( Đặt thẻ chữ số 6 )
- Cho trẻ đọc chữ số 6 nhiều lần ( Trẻ đọc nhiều lần tổ, nóm cá nhân)
- Sau đó cô cho trẻ cất dần từng con cua, vừa cất kết hợp đếm và gắn thẻ chữ số tương ứng sau mỗi lần cất vào.
- Sau đó cô và trẻ cùng cất dần từng con cá vừa đếm cho đến hết.
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp những con vật có số lượng trong phạm vi 6 ( Trẻ tìm )
* Trò chơi : Kết bạn
- Cô giải thích cách chơi
+ Khi nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ phải kết mỗi nhóm là 6 bạn
- Cho trẻ chơi thử 1 lần ( Cháu chơi )
- Chơi thật 1 lần
* Hoạt động 3 : Xem ai làm toán giỏi
- Cô cho trẻ khoanh tròn các nhóm con vật có số lượng là 6, ghi số 6 bên 
- Cô hướng dẫn và quan sát các cháu.
* Kết thúc : Nhận xét lớp
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khoẻ trẻ trong ngày : 
* Cảm xúc, hành vi, thái độ, trạng thái tâm lý của trẻ trong các hoạt động :
* Kiến thức, kỷ năng của trẻ:
...............................................................................................................................................
* Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo :
Thứ tư, 19/10/2016
Lĩnh vực Phát Triển Thẩm Mỹ
Hoạt động: Âm nhạc
ĐỀ TÀI : CHÚ ẾCH CON
Trọng tâm : DẠY HÁT
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu được nội dung bài hát.
- Hát đúng nhịp, diễn cảm, thể hiện được cảm xúc.(MT 101)
- Biết múa vận động theo lời bài hát.
- Nghe cô hát và làm động tác minh hoạ cùng cô
-Phát triển ngôn ngữ, phát triển tính thẩm mỹ ở trẻ
* Giáo dục : Trẻ tham gia học tập tốt, biết yêu quý những chú voi đáng mến
II / Chuẩn bị 
* Đồ dùng của cô
- Hình ảnh chú Ếch con
- Băng nhạc bài hát: cò lả
- Máy hát, câu đố
* Đồ dùng của trẻ
- Phách gõ, trống lắc, xắc xô cho trẻ chơi trò chơi
III / Tiến hành
* Hoạt động 1: Bé với âm nhạc
- Cô cho chơi “ trò chơi giả làm ếch”
- Cùng trò chuyện về con ếch + cho trẻ xem tranh
- Cho trẻ một đoạn nhạc, trẻ đoán tên bài hát
+ Cô giới thiệu bài hát ( Bài hát “ Chú Ếch con- Nhạc và lời Phan Nhân)
+ Cho trẻ nhắc lại
* Hoạt động 2: Cháu thi hát !
Cô hát cho trẻ nghe 1 lần ( không nhạc )
Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát có giai điệu vui tươi rộn ràng, kể về chú ếch con, học bài bên bờ ao có cá rô phi và các người bạn dưới nước lắng nghe.
Cô hát lần 2 + nhạc 
- Đàm thoại bài hát:
Trong bài hát nhắc đến các con vật gì? ( con ếch, cá rô phi, cá rô ron )
Các con vật đó sống ở đâu? ( sống dưới nước )
Dạy hát:
Cô dạy trẻ hát từ câu của bài sau đó ráp lại thành một bài
Cho trẻ cả lớp hát 2-3 lần ( chú ý sữa sai cho trẻ)
Tổ hát 1 lần( chú ý sữa sai cho trẻ)
Nhóm nam nữ hát
Cá nhân hát 3-4 lần( chú ý sữa sai cho trẻ)
Cho trẻ minh họa theo giai điệu bài hát
Nghe hát : Cô cho trẻ nghe hát bài “Lý chim sáo gò công” dân ca nam bộ
- Cho trẻ nghe lần 1( Cháu lắng nghe )
- ND bài hát: Bài hát thể hiện gai điệu mượt mà của làn điệu dân ca nam bộ.
- Cho trẻ nghe lần 2+ vận động minh hoạ ( Minh hoạ cùng cô ) ( Trẻ có thể nhún, nghiêng đầu theo giai điệu bài hát)
* Hoạt động 3: “ Trò chơi âm nhạc”
+ Cô cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “ Ai đoán giỏi”
+ Giải thích cách chơi : Cho trẻ đứng thành vòng tròn, một cháu đứng ở giữa vòng tròn bịt kín mắt. Cô mời một cháu khác hát, hoặc gõ các loại nhạc cụ, sau đó trẻ đứng giữa vòng tròn mở mắt nói tên bạn hát, bài hát hoặc tên dụng cụ phát ra tiếng kêu
+ Cho trẻ tiến hành chơi 1-2 lần
* Kết thúc : Nhận xét lớp
Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ
Hoạt Động : Làm Quen Văn Học
Đề Tài : Thơ Nàng Tiên Ốc
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ thuộc thơ, hiểu được nôi dung bài thơ.(MT 64)
- Cảm nhận được âm điệu của bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diển cảm, to, rõ lời.
- Phát triển ngôn ngữ của trẻ, trẻ phát âm rõ lời, trọn câu.
* Giáo dục : - Trẻ tham gia học tập tốt, việc của mình thì mình làm đừng trông chờ vào người khác.
II / Chuẩn bị 
* Đồ dùng của cô
- Tranh thơ chữ to, powpoint
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ 
 * Đồ dùng của cháu
- Tranh thơ, hình vẽ phù hợp cho trẻ gắn tranh vào từ còn thiếu
III / Tiến hành
* Hoạt động 1: Chúng mình cùng chơi!
- Cô cho trẻ đoán câu đố: “ Nhà hình xoắn, ở dưới ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa ngỉ ngơi một mình? ( con ốc)
-Con ốc là con vật sống ở đâu ?
- Các con có biết bài thơ nào nói về con ốc? ( trẻ trả lời)
- Cô biết có một bài thơ nói về một con ốc tiên rất đẹp, cô giới thiệu bài thơ : “ Nàng Tiên ốc” của tác giả “ Thái Hoàng Linh”
- Cho trẻ nhắc lại đề tài.
* Hoạt động 2: Xem ai đọc thơ hay
- Cô đọc thơ lần 1 + Cô đọc diễn cảm ( Cháu xem và lắng nghe cô đọc thơ )
* Tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một con ốc màu xanh, được một bà già đem về nuôi trong chậu. Khi thấy nhà cửa sạch sẽ nên bà già rình xem và đâp vỡ vỏ ốc , ôm lấy nàng tiên. Từ đó hai mẹ con sống rất hạnh phúc.
- Cô đọc lần 2 + cho trẻ xem tranh minh hoạ trên máy tính
*Giải thích từ:
-“ biêng biếc” là màu xanh rất đẹp.
-“ chum” giống cái bình người ta dùng để đựng nước
- “ tinh tươm” là đã nấu xong rồi, 
* Đàm thoại
- Trong bài thơ có những ai? ( bà già, nàng tiên)
- Bài thơ tả bà già như thế nào? ( xưa có bà già nghèo chuyên mò cua bắt ốc)
- Bà già thấy gì? ( bà già thấy chuyện lạ.thì thấy 1 nàng tiên)
- Bà già đã làm gì? ( bà già liền bí mật đập vỡ vỏ ốc xinh.)
- Kết thúc của bài thơ như thế nào? ( hai mẹ con từ đó..)
- Qua bài thơ các con học được những gì? ( trẻ tự trả lời 2-3 trẻ )
GD: Các nhớ phải siêng năng, chăm chỉ học hành, làm nhiều việc tốt thì sẽ gặp được nhiều tốt lành.
* Trẻ đọc thơ
-Cô đọc cho trẻ đọc theo 1-2 lần ( cô quan sát sữa sai trẻ ) 
- Cho lớp đọc thơ 2-3 lần
- Mỗi tổ đọc thơ 1 lần
- Nhóm nam- nữ đọc thơ 1 lần
- Nhóm nam- nữ đọc đối đáp
- Cho 2-3 trẻ đọc thơ ( chọn rối que đọc thơ )
- Cho trẻ chọn tranh minh họa và đọc thơ nối tiếp
- Trong quá trình trẻ đọc thơ cô quan sát sữa sai trẻ khi trẻ đọc thơ.
* Hoạt động 3: Bé cùng chơi
- Cho trẻ chơi trò chơi “gắn tranh vào từ còn thiếu”
- Cho trẻ tiến hành chơi
* Kết thúc : Nhận xét lớp
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khoẻ trẻ trong ngày : 
* Cảm xúc, hành vi, thái độ, trạng thái tâm lý của trẻ trong các hoạt động :
* Kiến thức, kỷ năng của trẻ:
 ...............................................................................................................................................
* Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo :
Thứ năm,20/10/2016
Lĩnh Vực Phát triển thể chất.
Hoạt động: Thể Dục
Đề tài: Bật xa 50 cm
I / Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách thực hiện động tác “bật xa 50cm ” là kết hợp lăng tay, nhún chân lấy đà bật về phía trước ( MT 1)
- Khi bật không dẫm vào vạch, chạm đất nhẹ bằng 2 chân, đồng thời tay đưa nhẹ về phía trước, không ngã người về trước
*Phát triển : Phát triển các cơ của trẻ
*Giáo dục : Trẻ có thói quen tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh, có tinh thần kỷ luật
II / Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- 3 Rảnh cỏ 60cm
- Mũ thỏ
- Chuẩn bị sân sạch sẽ, thoáng mát, 1 số cây xanh
- Băng nhạc, máy hát
* Đồ dùng của cháu
- Rảnh cỏ 50cm
- Rảnh cỏ cho c/c tập
- Ao sen
- Cây xanh, mũ ếch
III / Tiến hành
Họat động 1 : Khởi động: 
-Cho c/c nghe nhạc khởi động 
-Cô cho các cháu đi đội hình vòng tròn, làm động tác cùng cô với bài hát “ chú ếch con” ( các cháu đi thăng bằng, đi kiểng chân, đi bằng gót chân, đi khom lưng, đi chậm, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh  )
Hoạt động 2 : Trọng động
* Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ tập bài tập phát triển chung với các động tác + kết hợp bài hát “ ếch muốn bằng bò”
+Cơ hô hấp : hít vào thở ra ( 2 lần )
+Cơ tay vai : hai tay đưa ra trước, lên cao ( 2 lần 8 nhịp)
+Cơ bụng lườn : đứng nghiêng người sang 2 bên ( 2 lần 8 nhịp)
+Cơ chân : ngồi khụyu gối ( 3 lần 8 nhịp)
+Cơ bật : bật tách chân khép chân ( 3 lần 8 nhịp )
*Vận động cơ bản: Bật xa 50cm 
* Cô giới thiệu bài vận động : “Bật xa 50cm”.
-Cô cho trẻ nhắc lại tên bài vận động 
+Cô làm mẫu lần 1
+Cô làm mẫu lần 2+giải thích động tác 
*TTCB : Đứng tự nhiên trước vạch mức, tay thả xuôi.
*Thực hiện : Khi nghe hiệu lệnh thì bắt đầu tạo đà để nhảy: hai tay đưa ra phía trước, lăn nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu, người hơi cúi về phía trước, để nhún hai chân bật qua vạch đối diện, tiếp đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân sau đó cả bàn chân, đồng thời đưa tay ra trước để giữ thăng bằng.
- Cô cho 2 trẻ làm thử ( Cô chú ý sữa sai cho trẻ )
* Trẻ thực hiện 
- Cô cho 3 trẻ lên thực hiện lần 1 cho đến hết hàng ( Cô chú ý sữa sai cho trẻ ) 
- Cô cho 2 đội thi đua. ( Cô chú ý sữa sai cho trẻ )
- Cho 3 tổ thi đua 
* Tcvđ: “ Ai nhanh hơn”
- Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
+ Giải thích cách chơi: cô có mô hình ao sen. Nhiệm vụ của 3 tổ sẽ thi đua bật qua rảnh cỏ để hái sen mang về nhà.đội nào hái được nhiều hoa sen nhất là đội chiến thắng
-Cho trẻ tiến hành chơi
-Cô nhận xét tuyên dương quá trình chơi 
Họat động 3 : Hồi tĩnh 
- Cho c/c đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng 
* Kết thúc : Nhận xét lớp
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khoẻ trẻ trong ngày : 
* Cảm xúc, hành vi, thái độ, trạng thái tâm lý của trẻ trong các hoạt động :
* Kiến thức, kỷ năng của trẻ:
 ...............................................................................................................................................
* Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo :
 Thứ sáu, 21/10/2016
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Làm quen chữ viết
Đề tài: Chơi với chữ cái e, ê
I/Mục đích yêu cầu
-Trẻ nhận biết phát âm ,đúng âm của chữ cái e,ê
-Biết tô chữ cái e,ê (MT 90)
-Nhận biết được chữ cái e,ê trong từ 
-Biết tô trùng khít lên nét chấm mờ của chữ cái e,ê
*Giáo dục : -Ngồi đúng tư thế cầm viết bằng tay phải 
 -Giờ học chú ý lên cô tham gia học cùng bạn .
II/Chuẩn bị
-Thẻ chữ cái, đất nặn,viết chì,tập tập tô. 
- Tranh kèm từ “ con cá heo, con ếch”
- Các con vật có mang chữ cái e,ê ( làm bằng xốp màu)
- 2 ngôi nhà có dán chữ cái e, ê
III/Tiến hành:
*Hoạt động 1: “ Bé nào nhanh hơn”
 - Cô cho trẻ hát “ Tôm,cua,cá thi tài”
+ Cho trẻ gọi tên các con vật mang chữ cái e, ê 
-Cô cho trẻ xem tranh con vật trên máy cho c/c gọi tên và tìm chữ cái đã học e,ê.
*Hoạt động 2: Xem ai tài nhất
*Cô cho c/c chơi chọn nhanh theo yêu cầu của cô
- Cô phát âm chữ cái nào c/c chọn nhanh thẻ chữ cái đó 
- Cô cho c/c chọn thẻ chữ cái mà c/c thích.
- Cho c/c vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các cháu phải chạy nhanh đến con vật có mang chữ cái giống với thẻ chữ cái trên tay c/c cầm.
- Cô cho c/c chơi 2-3 lần.
*cho c/c đọc và vận động theo bài đồng dao “ con cá vàng”
-Cô chia lớp thành 2 nhóm :
- 1 nhóm dùng hột hạt xếp chữ e,ê.
+1 nhóm cô cho c/c nặn chữ e,ê.
- Cho các cháu xem video“con cá heo”
Trò chuyện với trẻ về đoạn video
Cho trẻ xem tranh “ con cá heo ”, tìm chữ e có trong từ “ con cá heo ” 
- Cho trẻ xem chữ e in thường, e in hoa, khi tô các con sẽ tô chữ e viết thường
- Cho trẻ nhắc lại các nét chữ e: Chữ e gồm có 2 nét, một nét cong hở phải nối liền một nét ngang ngắn bên trong. (cá nhân nhắc lại )
- Cô hướng dẫn cách tô và tô mẫu cho trẻ xem
- Mời 1 trẻ lên tô mẫu 
- Cho các cháu về bàn tô( nhắc nhở các cháu ngồi thẳng lưng không sát mặt xuống bàn)
* Cho trẻ hát bài hát “ Chú ếch con”
- Cho trẻ giả tiếng kiêu “ con ếch”
- Cho trẻ xem tranh “ Con ếch’, tìm chữ ê có trong từ “ con ếch ”
- Cho trẻ xem chữ ê in thường, ê in hoa, khi tô các con sẽ tô chữ ê viết thường
- Cho trẻ nhắc lại các nét chữ ê: Chữ ê gồm có 2 nét, một nét cong hở phải nối liền một nét ngang ngắn bên trong và có dấu mũ ở trên.(cá nhân nhắc lại )
- Cô hướng dẫn cách tô và tô mẫu cho trẻ xem
- Nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, ngồi tô phải thẳng lưng không tỳ sát mặt xuống bàn.
*Hoạt động 3: Ai nhanh tay hơn!
*Cho c/c chia làm 2 đội thi đua tìm chữ cái e,ê có trong bài thơ
- Cho c/c tìm đội nào tìm nhiều hơn đội đó chiến thắng
*Kết thúc: Nhận xét lớp
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khoẻ trẻ trong ngày : 
* Cảm xúc, hành vi, thái độ, trạng thái tâm lý của trẻ trong các hoạt động :
* Kiến thức, kỷ năng của trẻ:
 ...............................................................................................................................................
* Những vấn đề cần lưu

Tài liệu đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_12217586.doc